Đó là một lời cổ vũ phổ biến: Hãy sống thật với chính mình. Nhưng “sống thật” chính xác nghĩa là gì?
Là một khái niệm tâm lý học, “sống thật” mang ý nghĩa đơn giản, bao gồm việc bạn thực sự là ai – xuất phát từ tận đáy lòng, và hành động phù hợp với những giá trị và niềm tin của riêng mình. Nhiều nhà tâm lý học xã hội định nghĩa điều này dựa trên cách tiếp cận như hầu hết mọi người. Nói cách khác, tính chân thật là một sự phán xét chủ quan. Chỉ có bản thân chúng ta mới biết được khi nào chúng ta hành xử đúng với chính mình hay không.
Mọi người đánh giá bản thân chân thực nhiều hay ít hơn trong toàn bộ thời gian? Giả thuyết của tôi là người ta tin rằng họ sống đúng với chính mình hơn khi thời gian trôi qua. Sau tất cả, hầu hết chúng ta đều ưa thích cái ý nghĩ rằng mình đang trưởng thành và thay đổi theo nhiều cách tích cực. Và cái thông điệp “Hãy sống đúng với chính mình” có lẽ ám chỉ rằng có những điều luôn ngăn cản ta thể hiện chính xác bản thân. Trong quá trình trưởng thành, có lẽ ta đều đã có những trải nghiệm tự do để được là chính mình – tự do vượt qua mọi rào cản khiến ta phải che dấu bản thân đằng sau lớp mặt nạ và trở thành người mà ta muốn.
Trong nghiên cứu gần đây, tôi cùng đồng nghiệp Rebecca Schlegel đã cố gắng kiểm chứng xem liệu mọi người có tin rằng cảm giác về sự chân thật của họ thay đổi trong suốt quãng đời hay không. Trực giác của chúng tôi nói rằng, việc tìm kiếm và thể hiện con người đích thực của mỗi người là một mục tiêu chung, chúng tôi phỏng đoán một tiến triển tích cực của tính chân thật qua thời gian. Mọi người sẽ thấy mỗi ngày, họ lại gần gũi với chính mình hơn một chút.