Streetwear trong Em. Hiphop in my lif3.

by admin

Mình cũng viết rất nhiều bài về lịch sử hình thành Streetwear, cội nguồn và cách nó ảnh hưởng đến nền công nghiệp thời trang như thế nào. Từ nước Mỹ, cái nôi của văn hóa hiphop đến nước Nhật, khi mà khu phố Harajuku cùng thế hệ vàng của xứ sở Phù Tang mang đường phố Mỹ Á thành một phần của streetwear. Cái cách mà Stussy, Supreme hay Palace đưa skateboarding thành subculture được yêu thích và biết nhiều hơn bằng streetwear. Nhiều người sẽ nhầm rằng #Hypebeast hay #Mainstream là streetwear, không, nó không phải là thời trang – nó không phải là cái bạn đang mặc. Nó chỉ là 1 cụm từ miêu tả nôm na như Lifestyle/ Lối sống hơn. Còn vì sao, mình cũng đã có bài viết rồi.

Nhưng đó là ở Tây, ở Âu, ở Mỹ – còn ở Việt Nam. Sau đây là câu chuyện mình chia sẻ về thời trang đường phố/Streetwear của mình. Nó nhiều hơn chỉ là chữ #streetwear mà mọi người lầm tưởng.

  1. Thứ mà làm mình đầu tiên bắt đầu để ý tới Streetwear hay rộng hơn là Hiphop (Breakdance/ Choreography) lại là bộ phim của Mỹ về nhảy “ YOU GOT SERVED”. Lúc đó, mạng Internet chưa phổ biến như bây giờ (Còn xài VNN Dial 1269 thì phải), việc tiếp cận những phim ảnh hay hình nước ngoài thực sự khó. Nền tảng Facebook và Instagram thì đang đi học và chuẩn bị bỏ ngang đại học để startup, lúc đó chỉ có Yahoo!M mà thôi.
    Mình được coi bộ phim “ YOU GOT SERVED” và ngoài bị thu hút ánh nhìn bởi các điệu nhảy hiphop mà tất nhiên – đó là quần áo. Vì khác biệt văn hóa nên những outfit quần thụng, áo hoodie, áo oversize thực sự để lại cho mình ấn tượng rất nhiều. Có lẽ, hình ảnh đầu tiên về con tê giác, tracksuits adidas bắt đầu vào mắt mình từ lúc đó. Nhưng do hạn hẹp về khả năng tiếp cận thông tin, mình chỉ xem đi xem lại rất nhiều lần và tò mò về trang phục của những người dancer kia.

Sau này, khi mà đã biết nhiều hơn – còn hai bộ phim cũng khá nhiều bạn biết nữa về nhảy/dance. Đó chính là Step-up, series franchise này chắc không xa lạ nhiều nữa nhỉ. Mỗi phần mới ra, mỗi chân trời mới được giới thiệu về nền văn hóa này (Đối với những người xa lạ như mình) và tất nhiên nó tiếp tục cái tính tò mò và tìm hiểu về những gì mà các dancer mặc. (Không biết các bạn có thích Moose giống mình không)

  1. Group Viethiphop:

Đây là forum đầu tiên mình tham gia. Thật khó để kiếm một sân chơi và cộng đồng nào tại thời điểm đó trên Internet (Không nhiều và bây giờ). Thú thực thì mình vào vì đầu tiên là kiếm mấy shop bán áo ecko (Vì coi mấy cái phim trên mê quá) và thế là vào đó, mình được anh/chị đi trước “dạy” và truyền bá những kiến thức về thương hiệu đó. Thời điểm đó, để nhận được respect lớn của nguyên cái forum không chỉ là có nhiều món đồ hiếm, real mà phải thật sự biết về nó. Flexin’ hồi đó đ ingang với kiến thức nữa. Thật sự mình vẫn luôn nhớ thời điểm đó cũng góp phần xây dựng “Thời trang đường phố/ Streetwear” trong mình.

  1. BIGBANG :

Yeah! Các bạn có thể cười chê mình. Nhưng thời điểm đó – mình không hề nghĩ “Bigbang” là thứ ảnh hưởng tới “Streetwear” của mình. Bigbang là nhóm nhạc Hàn mình thực sự yêu thích. Từ “We belong together” “Lies” “Haru Haru” “Koewokikasete” (Let me hear your voice), với kiến thức hạn hẹp của mình – với tâm lí một fanboys chân chính, mình luôn muốn mặc được như Gdragon, Taeyang. Nên đợt đó hay có mấy shop nhập đồ Taobao, Quảng Châu theo form mà Bigbang hay mặc – thế là mình cũng chạy mua như điếu đổ. Cái khái niệm “khờ dại” nghĩ rằng mua đôi giày >700k auto real đã làm mình cảm thấy như là 1 phần của “Big Bang” vậy.

Như mình nói, việc theo đuổi hình tượng của 1 ai đó không hề sai. Vì mình đã trải qua, mình xem đi xem lại các MV/ các clip của BigBang để học hỏi cách phối đồ làm sao cho giống T.O.P hay Gdragon nhất (Thực sự là như vậy =)) ). Tâm trí non nớt thời trang lúc đó của mình chỉ muốn được đẹp như Bigbang, nhưng vô hình chung lại tạo cho mình một sự nhìn quần áo và sắp xếp outfit sao cho phù hợp với cơ thể.

Một điểm nữa – mình không biết đó là cảm giác riêng của bản thân hay sao. Nhưng MV của Bigbang không hề lỗi thời – nôm na là giờ là 2020 mình coi 1 MV năm 2009 nhưng vẫn cảm thấy hay. Thời trang của BigBang cũng vậy – Stylist của BB những năm 2013-2015 thực sự đỉnh. Bạn có thể coi “BLUE” hay “CROOKED” – lúc đó mình chưa biết đồ hay items gì. Nhưng các anh nhà đã diện nào SLP, Vivienne Westwood, Versace, RO, Chromeheart, Rafsimon – mà tận gần 5 sau, những thứ trên lại thành trend và xu hướng tại Việt Nam. Có thể lấy được cảm hứng, nhưng để một boyband Hàn làm như vậy – cũng là đi trước thời đại khá lâu.

Việc bám sát Bigbang cũng mang cho mình sự thay đổi về vibe thời trang mà các thành viên mặc. Nếu theo dõi từ đầu, Bigbang theo đuổi là 1 boyband mang vibe hiphop, sau này trở thành mainstream và artist nhiều hơn. Thời trang cũng từ đường phố mà thành highend/luxury hay bespoke nhiều nữa. Nên mình không có gì xấu hổ để nói rằng Bigbang cũng là một phần “Thời trang đường phố” của mình bây giờ.

Và tất nhiên, câu chuyện sau đó hẳn ai cũng biết. Sneaker du nhập vào giới trẻ Việt Nam, Hypebeast blah bloh, giới trẻ nói lên tiền outfit, local brands xuất hiện rất nhiều…tạo nên streetwear Vietnam đa dạng và hỗn loạn… Nhưng ít nhất đối với bản thân mình, Hiphop hay streetwear không phải là xu hướng – nó là văn hóa

VẬY – CÂU CHUYEN CỦA BẠN LÀ GÌ?

Trí Minh Lee

You may also like

Leave a Comment