Sự thật đáng buồn nhất về những con người thông minh là gì?

by admin

David Foster Wallace thực sự xuất chúng.
Ông từng học Havard, với khả năng sử dụng ngôn từ xuất sắc. Trong các bài viết của mình, David thể hiện rõ tài năng của ông – những câu từ chân thành, giàu cảm xúc, thể hiện tư duy sâu sắc của mình về vạn vật.
Ông có viết về trầm cảm.
Nhắc đến trầm cảm, David viết:
Những người ‘suy sụp tâm lý’ (Psychotically depressed) tìm cách kết liễu cuộc đời mình không phải do sự tuyệt vọng, hoặc do các ‘trói buộc’ khác như việc mất cân bằng giữa tài sản và các khoản nợ. Dĩ nhiên, việc tự tử không phải do cái chết với những người trầm cảm đột nhiên trở nên hấp dẫn và quyến rũ đến vậy. Những tổn thương vô hình bên trong họ lớn dần, vượt sức chịu đựng của họ và chấm dứt sinh mạng họ như cách một người phải nhảy khỏi cửa sổ cao ốc khi căn hộ của anh ta bốc cháy. Xin đừng hiểu sai cho những ‘người nhảy ra khỏi cửa sổ từ căn phòng đang cháy’ này. Nỗi kinh hoàng khi rơi tự do từ trên cao của họ không khác gì với chúng ta khi đang ngắm cảnh, cũng từ ô cửa sổ đó, và hình dung ‘nếu mình rơi từ chỗ này thì sao nhỉ?’. Nói cách khác, nỗi sợ rơi từ trên cao là một hằng số, biến số ở đây là sự dữ dội của lửa: khi đám cháy đủ lớn, rơi tự do từ trên cao sẽ trở nên bớt ‘đáng sợ’ hơn bị nuốt chửng bởi ngọn lửa đang cận kề. Con người không muốn được rơi, họ muốn tránh xa sự đe dọa bị thiêu cháy từ ngọn lửa. Dĩ nhiên, không ai ở lề đường nhìn lên và hét ‘Đừng nhảy!!’ có thể hiểu được tâm lý người ở trên đó. Họ phải thực sự bị mắc kẹt, thực sự cảm nhận được sức nóng của ngọn lửa mới hiểu được nỗi sợ ở trên căn cao ốc kia.
David từng vật lộn với căn bệnh trầm cảm, và nó đã khiến ông tước đi sinh mạng của chính mình, 12 năm sau khi xuất bản Infinite Jest – 1 cuốn tiểu thuyết được đánh giá rất cao. Infinite Jest được cho là 1 kiệt tác bởi nhiều người. Không khỏi bàn cãi, David Foster Wallace đã để lại một di sản khổng lồ trước khi qua đời.
David Foster Wallace không phải tài năng duy nhất phải trải qua căn bệnh tâm lý. Thực tế, những người có IQ cao thường có nguy cơ mắc loại bệnh này hơn, như trầm cảm, hay rối loạn lưỡng cực. (https://bit.ly/3svhHKk)
Có một sự thật mất lòng rằng, người thông minh thường dễ bị số đông hiểu lầm. Họ có thể cảm thấy cô đơn, chán nản khi xung quanh không ai hiểu mình. Họ cảm thấy bị xa lánh.
Ở một mức nào đó, có lẽ David cảm thấy thế. Ông cảm thấy bất hạnh và cô đơn. Và đôi khi sự cô đơn là thứ khó khăn nhất mà chúng ta phải đương đầu.
Nếu bạn thông minh, có thể bạn sẽ rất đơn độc. Đó là một ‘sự thật mất lòng’ mà đa số người thông minh gặp phải, cho dù việc họ cô đơn không phải do lỗi của họ.

You may also like

Leave a Comment