SỬ DỤNG 1 BẢN THÂN THỨ HAI ĐỂ THÚC ĐẨY THAY ĐỔI BẢN THÂN.

by admin

“Tất cả mọi người nắm giữ tương lai trong lòng bàn tay mình, giống như vật liệu thô mà nhà điêu khắc sẽ nặn thành một bức tượng. Nhưng loại hình hoạt động nghệ thuật này cũng tương đồng với tất cả loại hình hoạt động khác: chúng ta chỉ đơn thuần được sinh ra với khả năng thực hiện nó. Kỹ năng nhào nặn vật liệu thành thứ ta muốn phải được học và trau dồi một cách chu đáo.” (Johann Wolfgang von Goethe)

*

Goethe tin rằng “niềm vui lớn nhất của con người nên là sự phát triển nhân cách.” Nhưng ông cũng nhận ra rằng khả năng đạt được nhiệm vụ này ko đến một cách tự nhiên. Ta phải tự thân học cách tạo khắc một nhân cách vĩ đại và điều này đòi hỏi 1 sự sẵn lòng thử nghiệm một vài kỹ thuật mà người khác đã tạo ra dành cho mục đích này. Trong 2 Video trước đó của hội viên về Carl Jung và The Cultivation of Character (Tên video) chúng ta đã thảo luận một vài cái nhìn sâu sắc của Jung về nhiệm vụ này. Trong Video này chúng ta sẽ khám phá 1 kỹ thuật tạo khắc nhân cách của ta mà Jung chưa bao giờ đề cập đến, nhưng nó thực sự hữu ích cho những ai trong số ta cảm thấy bị định hình bởi lòng căm ghét đối với con người mình nhiều hơn là bất kỳ sự vĩ đại nào của bản thân.

*

Tự thù ghét bản thân là 1 trạng thái tồn tại suy nhược. Bởi tự thù ghét bản thân mang đến một loạt những cảm xúc đau khổ – tội lỗi, tủi nhục, lo âu và hối hận là cảm xúc chủ yếu trong số này. Để đương đầu với những cảm xúc trên, hầu hết mọi người sẽ dùng tới thứ gọi là chủ nghĩa thoát ly tự kìm nén (Self-supressive escapism). Chủ nghĩa thoát ly tự kìm nén mang nhiều hình thái, có thể là lạm dụng ma túy hay chất cồn, rối loạn ăn uống, mạng xã hội, nội dung khiêu dâm, hay nghiện trò chơi điện tử, hoặc một ham muốn cưỡng chế phải luôn làm việc hoặc hòa nhập. Điều mà tất cả những hành vi này có chung chính là nó đem lại sự thu hẹp về mặt nhận thức, theo đó cả sự nhận thức về bản thân lẫn sự đánh giá chủ chốt về nó bị kìm nén. Hay như tác giả của bài báo Activity Engagement as Escape From Self giải thích:

*

“Tự kìm nén, cũng như động cơ của trải nghiệm thu hẹp về mặt nhận thức thông qua những hành vi này, có thể được diễn tả như là nỗ lực tách rời chính mình ra khỏi những nhân tố gây phiền nhiễu của bản thân. Khi việc tự nhận thức bản thân trở nên đau đớn, những hoạt động đòi hỏi các hành động cụ thể được mang ra để giảm thiểu những tác động tiêu cực.” (P. Kraft, J. Rise, F. Stenseng, Activity Engagement as Escape From Self)

*

Ham muốn trốn thoát thúc đẩy hành vi tự kìm nén ko phải là điều sai lầm. Ta nên muốn trốn thoát khỏi 1 ý niệm về bản thân khiến ta đau khổ và giới hạn những tiềm năng trong cuộc đời. Tuy nhiên, vấn đề là chủ nghĩa thoát ly tự kìm nén giống như xịt nước hoa lên một bộ quần áo bẩn tưởi. Nó có thể làm chệch hướng sự chú ý ra khỏi nỗi đau tâm lý trong ngắn hạn, nhưng qua thời gian nó chỉ làm trầm trọng thêm những vấn đề tiềm ẩn. Điều những người trong số chúng ta cảm thấy buộc phải trốn thoát ko phải là những hành vi làm ta quên mất mình là ai mà là một bản thân mới mẻ để trốn chạy, ta cần thứ mà triết gia Roma tên Cicero gọi là bản thân thứ hai (Second Self). Bản thân thứ hai là gì, cách để tạo ra một cái và cách nó giúp ta phát triển tính cách như nào? Đó là những câu hỏi ngay bây giờ chúng ta sẽ hướng đến.

*

Sử dụng bản thân thứ hai như 1 cách để trốn thoát khỏi sự thù ghét bản thân được tạo dựng quay quanh ý tưởng rằng ta có thể, theo lời của Karl Popper, trở thành “những người sáng tạo tích cực của bản thân mình.” (Karl Popper) và điều đó được thực hiện tốt nhất thông qua sử dụng phương pháp sản sinh ý niệm ban đầu về bản thân chúng ta, gọi là mô phỏng và bắt chước. Bởi chúng ta bây giờ đây đang bị định hình bởi nhiều tác động, nhưng chủ chốt trong số đó chính là hình mẫu. Chúng ta nhìn vào hình mẫu của mình để dẫn lối, ta sao chép chiến thuật đương đầu với những thử thách cuộc đời và ý kiến phản hồi của họ, cho dù tích cực hay tiêu cực, để giúp định hình chúng ta bây giờ.

*

Nếu sự thù ghét bản thân tràn ngập trong thời kỳ của mình, có khả năng rằng một trong số những nguyên nhân cho điều này chính là do ta thiếu đi một hình mẫu truyền cảm hứng. Đây chính là 1 thiếu hụt mà sự tạo thành một bản thân thứ hai có thể lấp đầy. Bởi bản thân thứ hai chỉ đơn thuần là cái tôi thay thế được tạo ra sau khi nghiên cứu cuộc đời của những cá nhân vĩ đại và ta sau đó có thể dùng như là một lý tưởng định hình những khuôn mẫu tư duy và hành vi mới. Nói cách khác, bản thân thứ hai chính là người ta muốn trở thành nếu ta dành cuộc đời mình để mô phỏng những hình mẫu truyền cảm hứng hơn là đã được tạo khắc bởi những hình mẫu ta được sắp đặt cho.

*

Việc xây dựng bản thân thứ hai bắt đầu bằng cách tìm kiếm những người ta xem là xứng đáng với sự mô phỏng của mình. Bản thân ta có thể ko biết bất kỳ ai phù hợp danh sách này, nhưng có vô vàn những hình tượng vĩ đại từ quá khứ hay hiện tại sẽ phù hợp. Sau khi chọn một ít hình mẫu, ta sau đó nên dành thời gian nghiên cứu cuộc đời họ. Ta muốn biết thứ gì làm họ vĩ đại, nét đặc trưng tính cách nào mà họ trau dồi, cách họ đương đầu nghịch cảnh, và cách họ vượt qua thử thách.

*

“Một người khôn ngoan luôn đi theo con đường hay của những kẻ vĩ nhân vĩ đại, và bắt chước những người giỏi, để rồi nếu khả năng của anh ko ngang bằng họ, ít nhất anh cũng được hưởng dư vị của người đi trước. Hãy để anh ta hành động như một tên cung thủ thông minh, được thiết kế để bắn trúng mục tiêu tuy có vẻ quá xa vời, và biết giới hạn sức mạnh mà cây cung có được, nhắm bắn cao hơn mục tiêu, ko đạt đến giới hạn sức lực hay để mũi tên bay quá cao, mà là để sự ngắm bắn cao đó hỗ trợ đánh trúng mục tiêu mà anh muốn đạt được.” (Niccolò Machiavelli, The Prince)

*

Tuy nhiên, khi xây dựng một bản thân thứ hai, ta nên cẩn thận ko mắc sai lầm khi hoàn toàn phớt lờ con người của mình bây giờ. Bản thân thứ hai của ta ko nên hoàn toàn phô trương ra thực tại, cũng như đương đầu với tự nhiên. Ta cần nhận thức điểm mạnh và điểm yếu bẩm sinh của mình và liên hợp những thứ này vào quan niệm về bản thân thứ hai của ta. Do vậy, một nét đặc trưng quan trọng của bất kỳ bản thân thứ hai nào nên là khả năng chấp nhận những cái ko thể thay đổi.

*

Một khi ta đã đề ra ý tưởng về con người mình muốn trở thành, ta nên tiến xa hơn nữa trong việc viết ra 1 bản phác thảo nhân vật về bản thân thứ hai của mình. Đâu là những nét đặc trưng nổi bật của người này? Anh hoặc cô ta khác với cách chúng ta hành xử bây giờ và anh hay cô ta sẽ phản ứng tới những thử thách mà ta hiện tại đối mặt như thế nào? Quá trình viết ra giấy có thể khiến bản thân thứ hai cảm thấy chân thật hơn và sẽ mang đến cho ta thông tin quan trọng cho giai đoạn thứ hai của quá trình này đó là sử dụng bản thân thứ hai như là phương tiện thoát ly lành mạnh. Bản thân thứ hai phải trở thành cái tôi thay thế và mục tiêu của ta nên là dành nhiều thời gian hành xử như người ta muốn trở thành và ít thời gian hành xử như bản thân chúng ta hiện tại hơn.

*

1 cách tiếp cận ta có thể dùng để đạt được thành tựu này được phát triển bởi nhà tâm lý học George Kelly và được gọi là “liệu pháp cố định vai trò” (Fixed-role therapy). Liệu pháp cố định vai trò là kỹ thuật trị liệu tâm lý theo đó một người được yêu cầu viết ra bản phác thảo tính cách 1 ai đó mà họ sẽ muốn trở thành, ít nhất khác biệt theo 1 cách đáng kể so với con người của họ bây giờ. Một khi ý niệm về bản thân thay thế này được tạo ra, trong trường hợp này là bản thân thứ hai, bước tiếp theo, như Micheal Mahoney giải thích:

*

“…chính là thực hiện một cam kết quan trọng, giới hạn thời gian dưới hình thái một thử nghiệm cá nhân bí mật. Thử nghiệm ở đây chính là hành động “như thể” họ chính là nhân vật khác này trong vòng vài tuần. Kelly nhấn mạnh rằng một khi bệnh nhân đồng ý thử nghiệm, điều cốt yếu là nó diễn ra ngay và luôn… Quan trọng hơn nữa, bệnh nhân ko thông báo bất kỳ ai về thử nghiệm này. “Những bệnh nhân” muốn chia sẻ bí mật với bạn bè hay vợ/chồng của họ chính là những biểu hiện tự nhiên của sự lo âu hay bối rối trong 1 tình huống lạ kỳ. Tuy nhiên, Kelly lập luận rằng việc thủ vai sẽ trở thành 1 bài thực hành diễn xuất đơn thuần nếu những người khác nhận thức bản chất tạm thời và ngụy tạo của nó. Khi bệnh nhân nhận được ý kiến phản hồi rằng họ có vẻ hành động một cách khác biệt hay lạ kỳ, điều này được hiểu có nghĩa là họ đã thành công trong việc thủ vai của mình.” (Michael Mahoney, Constructive Psychotherapy)

*

Mục đích của thử nghiệm này như George Kelly đã nói đó là “…để nhận ra rằng tính cách trong thâm tâm hiện tại và bây giờ đây của ta là thứ có thể tạo ra khi ta tiếp tục tiến bước thay vì là thứ ta phát hiện đang ẩn nấp hay bị áp đặt lên [chúng ta] bởi bên ngoài.” (George Kelly, Fixed-Role Therapy) Khi ta thực hiện thử nghiệm này, thi thoảng ta sẽ rời xa khỏi tính cách của mình, nhưng điều quan trọng là quay trở lại đóng vai bản thân thứ hai của mình càng nhanh càng tốt. Để hỗ trợ vào những thời khắc trọng đại này, có thể sẽ hữu ích nếu ta đặt ra 1 nghi lễ mang tính tượng trưng và khuyến khích sự chuyển biến sang bản thân thứ hai. Todd Herman, tác giả của cuốn The Alter Ego Effect và là một huấn luyện viên Peak Performance, cảnh báo rằng kỹ thuật này sẽ chỉ hoạt động nếu những hành động được nghi thức hóa mà ta chọn được thực hiện một cách riêng biệt khi ta cần kích hoạt sự chuyển biến sang bản thân thứ hai. Một ví dụ của nghi thức mà Herman đề xuất đó là mang theo một hộp Tic Tac và bóp 1 cái mỗi khi ta cần quay trở lại tính cách của mình, hay như Hermann giải thích cho những vận động viên ông dạy kèm:

*

“Trước khi bạn ra sân, lấy 1 trong những viên bé tí teo này và tưởng tượng nó chứa những nét tính cách siêu phàm mình muốn kích hoạt… Tôi muốn bạn dừng lại 1 khoảng khắc và thực sự cân nhắc xem ai sẽ xuất hiện trên sân.” (Todd Herman, The Alter Ego Effect)

*

Các hành động hiện thân liên quan tới nghi lễ có thể hiệu quả một cách ngạc nhiên trong việc tạo ra sự chuyển dịch tư duy cần thiết để trở thành bản thân thứ hai. Một hình tượng vĩ đại trong quá khứ hiểu được sức mạnh thay đổi của 1 nghi thức chính là Machiavelli, người đặt ra nghi thức riêng mình để giúp ông chuyển sang vai trò triết gia, người sẽ viết 1 số luận thuyết có sức ảnh hưởng nhất trong lịch sử:

*

“Buổi tối đang đến, tôi về nhà và tìm tòi học hỏi; ở lối vào tôi cởi ra bộ đồ nông dân, bao phủ bởi bụi và đất bẩn, và mặc lên bộ triều phục quý tộc của mình, và do vậy tôi bắt đầu mặc lại quần áo, đi đến những tòa án của những người đàn ông già dặn, được họ tiếp đón một cách yêu thương, tôi được cho ăn những món chỉ dành riêng mình tôi; nơi tôi ko do dự nói chuyện với họ, và hỏi lý do cho hành động của họ, và họ trả lời tôi bằng sự nhân từ; và trong 4 giờ đồng hồ tôi ko cảm thấy rũ rượi, tôi quên mọi trắc trở, nghèo đói ko làm mất đi tinh thần, cái chết ko làm tôi sợ hãi; tôi hoàn toàn bị chiếm hữu bởi những người đàn ông vĩ đại đó.” (Niccolò Machiavelli, The Prince)

*

Qua thời gian, nếu ta vẫn kiên chí thực hành ứng xử như bản thân thứ hai, dùng 1 nghi thức để ta quay trở lại phong độ mỗi khi nản chí, ta sẽ nhận ra rằng gần như ko thể cảm nhận được bản thân thứ hai sẽ trở thành bản chất thứ hai của mình. Nhưng như mọi thử nghiệm trong quá trình tự chuyển đổi thành công của chúng ta, đến cuối cùng, sẽ dựa vào mức độ can đảm ta có thể tập hợp được. Ta cần can đảm để hành động khi đối mặt với sự lo âu mà thí nghiệm này mang tới, can đảm tiến về trước mặc cho nó có thể cảm thấy lạ lùng như nào khi hành động như một con người khác biệt, và can đảm mạo hiểm với những sai lầm chắc chắn sẽ xảy ra khi ta đưa bản thân thứ hai vào hoạt động. Khi sự ngờ vực len lỏi và đe dọa làm chệch hướng ta và khi sự lôi kéo của những hành vi tự kìm nén cũ quá mạnh mẽ, có thể sẽ hữu ích khi tự nhắc nhở bản thân về lý do tại sao ta thực hành thử nghiệm này. Ta nên đối chiếu cách cuộc sống của ta sẽ trở thành nếu ta vẫn như hiện tại so với cách cuộc sống của ta có thể trở thành nếu ta bằng cách nào đó đạt được một sự trốn thoát lành mạnh và trở nên giống bản thân thứ hai của mình hơn. Bởi trong khi ko có bất kỳ sự bảo đảm thành công nào, nhưng cơ hội đơn thuần mà ta có, nên đủ để đẩy ta về phía trước:

*

“Đối với cuộc sống thực tiễn ở bất kỳ mức độ nào, CƠ HỘI để cứu rỗi luôn là đủ. Ko sự thật nào về bản chất con người mang nét đặc trưng hơn sự sẵn lòng sống cùng với cơ hội của nó. Sự tồn tại của cơ hội tạo nên khác biệt… giữa cuộc đời mang nét buông xuôi và một cuộc đời mang nét hy vọng.” (William James, The Varieties of Religious Experience)

Bài dịch gốc: https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=190304110056841&id=109926438094609

Có thể là hình ảnh về 2 người và văn bản cho biết 'Cuộc đời luôn ngáng đường. Và thế cũng tốt, bố không nuối tiếc phút giây nào cả,'

You may also like

Leave a Comment