Thứ tạo ra khác biệt trước tiên đối với những tông phái Phật giáo chính là những quốc gia, những vương quốc đầu tiên mà Phật giáo được truyền đạt tới. Chúng ta có thể thấy là những kinh sách, triết lý, những lý luận triết học của Phật giáo là rất đa dạng ngay từ khi còn ở Ấn Độ và chưa lan truyền sang những quốc gia khác. Như vậy, đối với mỗi nhà truyền giáo, họ sẽ cân nhắc trong từng hoàn cảnh hoàn cảnh lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội, các yếu tố tín ngưỡng bản địa của từng quốc gia-vương quốc đó, và họ chọn ra 1 vài quan điểm, 1 vài tư tưởng hay 1 vài tập kinh phù hợp để có thể nhấn mạnh và truyền đạt hiệu quả nhất cho người dân địa phương. Trong một số trường hợp, người truyền giáo còn cải biên và viết thêm kinh kệ mới cho Phật giáo cho những vùng này. Từ đó, các tông phái Phật giáo sẽ rất khác biệt từ cách tu tập, cách lý giải các sự vật hiện tượng, cách tiếp cận đến quần chúng, và đặc biệt là cách để đạt được Niết bàn.
Trước tiên, để tìm hiểu mặt hệ thống của Phật giáo thì chúng ta cần tìm hiểu về hệ thống kinh kệ trước. Cho đến nay, kinh kệ Phật giáo được bảo toàn bởi 3 hệ thống có tầm ảnh hưởng lớn nhất là Pali Canon, Chinese Canon và Tibetan Canon. Hệ thống kinh kệ Pali, hay còn gọi là hệ thống kinh kệ tiếng Phạn, là hệ thống được xem là có tính thẩm quyền cao nhất, vì tiếng Phạn được xem là ngôn ngữ gốc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Gautama Buddha), là bộ kinh kệ được hoàn thiện sớm nhất cà gần gũi về mặt địa lý, văn hóa nhất với Đức Phật. Tuy nhiên, điều này cũng không lấy đi tính thẩm quyền của hệ thống kinh kệ Chinese Canon, là hệ thống kinh kệ chữ Hoa. Hầu hết những nhà nghiên cứu Phật giáo xuất sắc nhất của Ấn Độ cũng đều đã đến Trung Hoa và phát triển riêng các trường phái Phật giáo của mình. Chỉ đến tầm thế kỷ thứ X, hầu như tất cả các sách vở kinh điển của Phật giáo đều đã được chuyển thành chữ Hoa. Như vậy, tông phái này cũng đã có hơn cả thiên niên kỷ để phát triển các triết lý Phật giáo. Cuối cùng, chúng ta có nhóm kinh điển Tibetan Canon, là nhóm kinh kệ được hoàn thiện muộn nhất vào khoảng thế kỷ XV, tuy nhiên, đến hiện tại, đây là nhóm kinh điển có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến phương Tây, một phần bởi sự ảnh hưởng của đức Dalai Lama.