Sự trỗi dậy của Trung Hoa . Phần 3 . Khoa học kỹ thuật tạo nên Siêu cường.

by admin
Sự trỗi dậy của Trung Hoa . Phần 3 . Khoa học kỹ thuật tạo nên Siêu cường.

( bài viết sẽ lướt qua lịch sử phong kiến vì lười , cn vũ khí tách ra phần quân sự ở chương tiếp theo )

Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về khoa học và công nghệ cho đến những năm đầu của triều đại nhà Minh . Những khám phá của Trung Quốc như làm giấy , in ấn , la bàn , và thuốc súng ( Tứ đại phát minh ) đã góp phần vào sự phát triển kinh tế ở Đông Á, Trung Đông và Châu Âu.

Hoạt động khoa học của Trung Quốc bắt đầu suy giảm vào thế kỷ XIV. Không giống như ở châu Âu, các nhà khoa học TQ đã không quy tắc hoá các quan sát về tự nhiên thành các quy luật toán học và cũng không hình thành một cộng đồng học giả nghiên cứu khoa học .

Sự tập trung ngày càng nhiều vào nho học , nghệ thuật , tôn giáo trong khi khoa học và công nghệ được coi là tầm thường hoặc bàng môn tả đạo . Hệ thống thi cử của triều đình dựa trên nho giáo đã loại bỏ các khuyến khích cho trí thức Trung Quốc học toán hoặc tiến hành thí nghiệm. Đến thế kỷ 17, châu Âu và thế giới phương Tây đã vượt qua Trung Quốc về khoa học và công nghệ .

Sau khi bị Nhật Bản và các quốc gia phương Tây đánh bại trong thế kỷ 19, các nhà cải cách Trung Quốc bắt đầu thúc đẩy khoa học và công nghệ hiện đại như một phần của Phong trào Tự cường . Một lượng lớn học sinh TQ lên đường du học phương tây ( chủ yếu là Mỹ ) .

Thời Trung Hoa dân quốc , hàng loạt du học sinh trở về Trung Quốc và trở thành người lãnh đạo các lĩnh vực của họ, vào thời điểm mà bất ổn chính trị và thiếu nguồn tài trợ tập trung khiến nghiên cứu trở thành một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn . Được đào tạo trong các ngành mà nhiều người coi là cần thiết cho việc xây dựng một đất nước hiện đại, họ bắt đầu làm việc về khoa học nông nghiệp, di truyền, sinh học, hóa học …..

Vào khoảng thời gian này, cụm từ ‘cứu Trung Quốc thông qua khoa học’ xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm nổi tiếng. Nghèo đói và bất ổn chính trị đã ám ảnh các du học sinh. Học sinh lý thực vật và di truyền học tại Cornell, Jin Shanbao bị sinh viên Hoa Kỳ gửi đồ ăn hư hỏng như một trò đùa, những người trêu chọc anh rằng đó là dành cho những người đồng hương đang chết đói . Vô cùng buồn bã và mong muốn giảm bớt sự đau khổ của Trung Quốc, Jin trở về nhà trước khi hoàn thành bằng tốt nghiệp. Ông tiếp tục phát triển các giống lúa mì năng suất cao, với câu nói nổi tiếng : “lương thực là nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con người, nông nghiệp là nền tảng của đất nước”

Niềm tin rằng khoa học sẽ cứu quốc gia lên đến đỉnh cao trong cuộc xâm lược của Nhật Bản, bắt đầu từ năm 1937. Đối mặt với lực lượng vượt trội hơn hẳn, chính phủ Quốc dân đảng đã rút lui về phía tây xa xôi đến tỉnh miền núi Tứ Xuyên. Nhiều nhà khoa học sẵn sàng làm theo. Ví dụ, các nhà địa chất tiếp tục công việc của họ từ một ngôi nhà nông trại bên ngoài thủ đô Trùng Khánh thời chiến.

Sau chiến thắng của phe Cộng sản vào năm 1949, với quá nửa các nhà khoa học ở lại đại lục , nghiên cứu khoa học và công nghệ được tiếp tục tổ chức dựa trên mô hình của Liên Xô. Nó được đặc trưng bởi một tổ chức quan liêu do những người không phải là nhà khoa học lãnh đạo, nghiên cứu theo mục tiêu của kế hoạch tập trung, tách nghiên cứu ra khỏi sản xuất, các viện nghiên cứu chuyên biệt, tập trung vào các ứng dụng thực tế và hạn chế về luồng thông tin. Nhiều người học ở Liên Xô cũng chuyển giao công nghệ.

Trong cuộc cách mạng văn hóa , Mao tìm cách loại bỏ ” tư sản trí thức” gây ra những tác động tiêu cực lớn . Cộng đồng khoa học và giáo dục bị tấn công, trí thức bị gửi đến các nông trường và nhà máy để lao động chân tay, các trường đại học và tạp chí học thuật bị đóng cửa, hầu hết các nghiên cứu ngừng hoạt động, và trong gần một thập kỷ, Trung Quốc không được đào tạo các nhà khoa học và kỹ sư mới.

Sau khi Mao Trạch Đông goodbye baby (1976) . KH&CN được tái thiết trong tiêu chí Bốn hiện đại hóa . Nhà lãnh đạo mới Đặng Tiểu Bình , đồng thời là kiến trúc sư của cuộc cải cách kinh tế Trung Quốc , là người thúc đẩy mạnh mẽ KH&CN và đảo ngược các chính sách của Mao . Hệ thống kiểu Liên Xô dần dần được cải tổ. Truyền thông bắt đầu quảng bá giá trị của KH&CN, tư duy khoa học và thành tựu khoa học. Thế hệ lãnh đạo thứ ba và thứ tư hầu như xuất thân từ giới kỹ thuật thay vì binh nghiệp.

Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là cơ quan hành chính hàng đầu tại Trung Quốc. Ngay bên dưới là một số bộ và các tổ chức cấp bộ liên quan đến các khía cạnh khác nhau của khoa học và công nghệ. Các cơ quan khác nhau có nhiệm vụ chồng chéo và cạnh tranh về nguồn lực và gây ra sự trùng lặp lãng phí

Hội đồng Nhà nước năm 1995 ban hành “Quyết định về việc Đẩy mạnh KH & CN phát triển” mô tả kế hoạch phát triển Khoa học & Công nghệ cho những thập kỷ tới :
Khẳng định vai trò KH&CN là lực lượng sản xuất chính và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội, sức mạnh quốc gia và mức sống. KH&CN cần gắn chặt với nhu cầu thị trường. Không chỉ các viện kiểu Xô Viết nên làm nghiên cứu mà còn cả các trường đại học và khối tư nhân . Các tổ chức nhà nước nên liên doanh với dn nước ngoài để tiếp cận với trình độ thế giới . Việc trao đổi thông tin phải được cải thiện và cần có sự cạnh tranh đấu thầu rộng rãi trong các dự án. Môi trường cần được bảo vệ. Khoa học và công nghệ bản địa của Trung Quốc trong một số lĩnh vực chính phải được đặc biệt thúc đẩy. Cán bộ công chức bắt buộc nâng cao hiểu biết của họ về KH&CN và kết hợp KH&CN trong quá trình ra quyết định. Xã hội, bao gồm các tổ chức thanh niên của Đảng Cộng sản, liên đoàn lao động và các phương tiện thông tin đại chúng , tích cực thúc đẩy sự tôn trọng tri thức và tài năng của con người.

Nhà nước Trung Quốc đã can thiệp vào nền kinh tế theo nhiều cách khác nhau để thúc đẩy phát triển công nghệ quốc gia và giảm sự phụ thuộc vào các nước khác. Các ngành và doanh nghiệp ưu tiên được bảo vệ và hướng dẫn. Có những nỗ lực có hệ thống để thay thế công nghệ và tài sản trí tuệ của nước ngoài bằng công nghệ bản địa. Các công ty nước ngoài được ưu đãi nhiều về chuyển giao công nghệ và chuyển R&D sang Trung Quốc. Đồng thời, khả năng công nghệ của các công ty trong nước được hỗ trợ theo nhiều cách khác nhau. Những chính sách như vậy đã tạo ra xung đột đáng kể giữa Trung Quốc và các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ, mặc dù Trung Quốc thường tỏ ra linh hoạt khi các chính sách của họ bị thách thức.

Chủ nghĩa dân tộc đã được coi là trở thành lý tưởng quốc gia chính đáng về tư tưởng và chất kết dính xã hội cho chế độ khi chủ nghĩa Mác -Lenin ngày một lỗi thời. Một số dự án lớn về khoa học và công nghệ được thực hiện với mục đích tuyên truyền với các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc tràn ngập các báo cáo về thành tựu .

Trong Kế hoạch Trung và Dài hạn về Phát triển Khoa học và Công nghệ (2006–2020), Trung Quốc đã tự ấn định mục tiêu dành 2,5% GDP cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2020. Từ năm 2003 đến 2012, tổng chi tiêu nội địa cho nghiên cứu và phát triển (GERD) tăng từ 1,13% lên 1,98% GDP, cho thấy quốc gia này đang đi đúng hướng để đạt được mục tiêu.

Vào đầu những năm 1980, các công ty nước ngoài bắt đầu chuyển giao công nghệ bằng các thỏa thuận cấp phép và mua bán thiết bị. Sau đó vào những năm 1980, nhiều tập đoàn đa quốc gia bắt đầu chuyển giao công nghệ bằng cách liên doanh với các công ty Trung Quốc để mở rộng tại Trung Quốc. Trung Quốc trong những năm 1990 đã đưa ra các quy định ngày càng phức tạp về đầu tư nước ngoài, theo đó việc tiếp cận thị trường Trung Quốc được trao đổi để chuyển giao công nghệ. Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001 yêu cầu hành động này phải dừng lại nhưng thực tế vẫn tiếp tục. Các nhà phê bình Trung Quốc cho rằng việc chuyển giao công nghệ như vậy có thể hữu ích để bắt kịp nhưng không tạo ra các công nghệ mới, tiên tiến.

Trung Quốc bị cáo buộc không bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài và ngầm cho phép sao chép các công nghệ đó và tuyên bố là tài sản trí tuệ của Trung Quốc . Thậm chí tạo điều kiện trực tiếp cho việc chuyển giao sở hữu trí tuệ công nghệ nước ngoài từ các tập đoàn sang các công ty Trung Quốc.

Nhân danh an ninh quốc gia , Các công ty được yêu cầu tiết lộ cho chính quyền Trung Quốc về hoạt động bên trong của nhiều công nghệ , và cáo buộc lực lượng an ninh Trung Quốc chia sẻ trái phép công nghệ này với các ngành công nghiệp dân sự

Thể chế chính trị khác biệt ở Trung Quốc tạo nên môi trường đặc trưng cho nghiên cứu khoa học . So với phương tây , tư tưởng vô thần ở TQ không bị ràng buộc bởi đạo đức và tín ngưỡng . Chính phủ TQ thường bị lên án vì nghi ngờ khuyến khích phát triển các lĩnh vực khoa học vốn bị phương tây cấm đoán đồng thời cử gián điệp ăn cắp công nghệ.

Ví dụ rõ ràng nhất là các công nghệ nhân bản vô tính trên người và động vật , được coi là cứu tinh cho sự già hoá dân số ngày một tăng ở TQ và nhiều vấn đề khác . Những năm gần đây , các công ty nhân bản động vật đã hoạt động công khai và hợp pháp ở Trung Quốc . Những thú cưng được sao chép có tuổi thọ và sức khoẻ tương đương với bản gốc . Có nghĩa là Tq hoàn toàn có thể sao chép vô số Thiên tài mọi lĩnh vực trong các dự án bí mật được nhà nước tài trợ . Đây là lĩnh vực mà phương tây đã hoàn toàn tụt hậu vì các lệnh cấm

Tiếp theo là công nghệ trí tuệ nhân tạo . Trong khi các dự án AI của các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Google thường xuyên gặp trắc trở do dư luận lo ngại , các dự án Ai của Trung quốc đang nhanh chóng vươn lên nhờ sự hỗ trợ khổng lồ từ chính phủ bao gồm cơ chế , nguồn vốn , gián điệp công nghệ và dư luận một chiều. Kết quả là AI TQ đang dần bắt kịp Mỹ về tổng thể và vượt lên ở một số điểm . AI sẽ tạo tiền đề cho Trung Quốc phát triển tự động hoá trong mọi lĩnh vực , đồng thời xây dựng một đạo quân robot quân sự khổng lồ thay thế con người trong tương lai trung hạn.

Tuy nhiên thể chế chính trị ở Tq cũng tạo nên nhiều lực cản đối với sự phát triển KHKT.

Hệ thống cơ quan phức tap củaTrung quốc được xây dựng với mỗi cơ quan / viện được giao các nhiệm vụ dẫn đầu từng lĩnh vực khoa học khác nhau . Thường hoạt động không hiệu quả và lãng phí . Những năm gần đây hàng loạt vụ án tham nhũng liên quan tới các dự án khoa học được phơi bày . Tình trạng đạo văn , bằng sáng chế rác , công trình nghiên cứu giả đáng báo động . Số lượng sáng chế có giá trị ( trên dưới 10% ) của TQ có tỷ lệ rất thấp so với phương tây ( 50-60%).

Do chính sách bản quyền yếu kém, Đa phần các doanh nghiệp TQ thường lựa chọn mua công nghệ nước ngoài , thay vì đầu tư vào các viện nghiên cứu . Một số nhà khoa học đầu ngành lựa chọn phục vụ cho các dự án phương tây . Dẫn tới thực trạng thất thoát nguồn lực cho khoa học

Nghiên cứu khoa học của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào các dự án liên kết với nước ngoài ( Các đại học top đầu và cty đa quốc gia ) . Tình trạng gián điệp , ép buộc chuyển giao cn đã khiến phương tây ngày một cảnh giác với TQ , khiến các nghiên cứu sinh TQ khó khăn tiếp cận hơn với các dự án khoa học quan trọng.
Gần đây nhất , một lĩnh vực quan trọng là 5G đã đối mặt với hàng loạt lệnh cấm của phương tây , tạo khó khăn lớn cho nỗ lực KH TQ khi nỗ lực vượt lên Mỹ.

Với nhiều khả năng bị cô lập , nền khoa học TQ đang đứng trước thách thức khi môi trương quốc tế , địa chính trị ngày một xấu đi trong khi nền Giáo dục bậc cao của họ khá tụt hậu và phụ thuộc nước ngoài .

Nguồn : https://www.nature.com
En.wikipedia
sputniknews.com/…/201908257946138-nhan-ban-thu-cung-dang-n…/
http://ictvietnam.vn
Cnet.com
https://thediplomat.com/…/08/the-global-war-for-5g-heats-up/

You may also like

Leave a Comment