SUBVERSIVE – SUB BUT NOT SUB.

by admin

Nghĩa tiếng Việt của từ này là “Lật Đổ” nhưng có lẽ nhiều bạn yêu thích thời trang (đặc biệt là nữ) sẽ biết nhiều về subversive thông qua các kiểu đồ đang được ưa chuộng. Không chỉ xuất hiện nhiều ở giới trẻ mà các thương hiệu thời trang cũng thiết kế mang âm hưởng của cái từ “Subversive”. Thuật ngữ này được đặt ra bởi Augustina Panzoni trên Tiktok, dựa trên những gì xảy ra đang với người dùng và fashion content để miêu tả những kiểu quần áo với các đường cut-out, chất liệu xuyên thấu đi kèm những straps (Dây) cũng như các lớp layers cầu kì.

Dựa vào cách tiếp cận của từ subversive này thì sự “lật đổ” ở đây được hiểu là cách tiếp cận với những sản phẩm, những kiểu quần áo thông thường hằng ngày mà được “cải biên” lại. Nó có thể là tanktop (phổ biến nhất), lingaries (đồ lót), body suits/cons nhưng được thêm các đường cắt, đệm thêm lớp vải hoặc thêm các chi tiết “cầu kì” vào để tạo được sự cuốn hút và điểm nhấn cho người mặc. Không có một cái tên nào cụ thể để giải thích và định nghĩa rõ ràng cho sự “Lật đổ” này – nhưng về bản chất trong thời trang, đó là sự tất yếu.

Chúng ta hãy cùng nhắc lại định nghĩa về “Thời trang”. Nếu trang phục được làm ra để phục vụ cho các mục đích căn bản thì thời trang cũng như thế nhưng cộng thêm yếu tố xu hướng và các thương hiệu vào trong đó. Điều đó có nghĩa rằng nó tạo được sự khác biệt hay mang tới việc định vị bản thân hay cá nhân người mặc tại một xã hội. Gen Z là một thế hệ rất quan trọng về hình thức, bề ngoài, giá cả trước khi nhắc tới giá trị của branding. Trải qua một mùa dịch bệnh cách lí thì nhu cầu, khát khao đổi mới ngày càng nhiều lên và đó là lí do “Sự lật đổ” này diễn ra như 1 việc có thể đoán trước được trong diễn biến tâm lý của con người. Song hành nữa là thế hệ mới – được sự bổ trợ của mạng xã hội – nhận thức rất sớm về vẻ đẹp hình thể và thoải mái thể hiện nó trước mạng xã hội mà không có một rào cản nào. Thế nên những kiểu đồ mà chúng ta hay gọi theo “Subversive” nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của Gen Z và với cái sự thay đổi của nó đẩy mạnh được cách sử dụng của Gen Z với những dạng quần áo như thế này.

Nhưng, bản thân mình thấy Subversive cũng chỉ là 1 cách gọi khác của Anti-Fashion mà thôi. Trong lịch sử và phát triển thời trang của nền văn minh loài người thì có rất nhiều phong trào phản thời trang – ANTI FASHION?

Cội nguồn của việc “Anti – Fashion” “Ngược dòng thời trang” có lẽ bắt đầu từ những thập niên 90s, khi các nhà thiết kế trẻ và tài năng bắt đầu chỉ trích công khai sự đam mê đến độ “ám ảnh” của con người đối với khái niệm “Nghệ thuật”, sự “quyến rũ” điên đảo. Theo một cách căn bản – Anti Fashion có thể hiểu được rằng là nền tảng thời trang như thế nào, nó đứng đối diện phía đó – phá vỡ mọi quy tắc thông thường của thời trang. Sự sử dụng lặp đi lặp lại các mẫu thiết kế, các âm hưởng của những người đi trước đến mức “dư thừa” từ những thập niên cuối thế kỉ XX đã khiến người ta “Phát ngán” – Antifashion ignores it – Antifashion build it – một nhận thức, một khái niệm thời trang mới, được dẫn đầu và xây dựng bởi những con người đại tài như Rei Kawakubo, Martin Margiela, Kansai Yamamoto và Yohji Yamamoto.. Thời điểm mà các tượng đài lớn cần bị lật đổ – và con người cần một thứ gì đó mới mẻ hơn, sáng tạo – đúng với “Definiton of Art” – “Freedom”. Hãy nhớ cái cách mà những tượng đài của sự tiên phong – avantgarde như Yohji, Rei hay Issey thay đổi nền thời trang may đo kiểu cũ của Pháp. Thay vì may là may lượt, họ đắp – họ cắt – họ diễn giải thời trang theo cách riêng của họ.

Anti Fashion – Opposite of Fashion Establishment.

Trong thời trang đương đại, nơi chứng kiến sự “nhập nhằng” hoà quyện giữa art và fashion, style và design, mainstream và avant garde, instant fashion và traditional, vậy thế nào là “official” fashion và antifashion. Chúng ta có thể nhìn rõ được đâu là thời trang và mặt đối diện của nó – Anti Fashion? Hay chung quy cũng chỉ là “Fashion”?

Trước khái niệm Subversive này thì “Cut-out” cũng tự tạo cho mình một khoảng trời riêng trước đó với việc các thương hiệu lẫn người dùng cực kì yêu thích việc sử dụng những đường cắt nóng bỏng trong các sản phẩm thời trang của mình. Nếu nói là biến những thứ bình thường trông thời trang hơn, cao cấp hơn thì cội rễ mình cũng thấy nó giống “Decosntruction” – Tái cấu trúc lại bằng đường cắt, chất liệu và “Reconstruction” -xây dựng lại. Đập đi rồi xây lại, quá quen thuộc với những người yêu thời trang đúng không nào?
Kỷ nguyên của hình thể, kỉ nguyên của gợi cảm kiểu “Show as much as possible” càng là bàn đạp cho kiểu subversive này lên ngôi không chỉ ở trong thị trường mà ở các thương hiệu thời trang lớn bé. Tất nhiên, giá trị của nhà thiết kế thời trang phải khác khi họ khiến cái sự “Khoe” này tinh tế hơn,thời trang hơn và cao cấp hơn. 2022-2023 với từ khoá “Y2K” cũng mang lại tinh thần tự do hơn cho việc ăn mặc và có rất nhiều thương hiệu back2thegame với kiểu đồ như thế này, họ khai thác tối đa nội y – ren – xuyên thấu để tiếp cận thị trường và Mugler là 1 trong những cái tên tiêu biểu. Bản thân Casey Cadwaller cũng đã “lật đổ” phần nào những gì mà Thierry Mugler đã làm trước đó – nhưng dĩ nhiên, doanh số và độ phủ hiện tại của thương hiệu cũng minh chứng thị trường như thế nào.

Không chỉ có thế, KNWLS – Ottolinger hay Isaboulder đã sử dụng những kết cấu mới trên nền tảng cũ để tạo ra những trải nghiệm mới dành cho người mặc và cảm hứng họ lấy cũng từ những kiểu grunge-chic, punk hay 2000’s era. Thế nên kêu nó là một khái niệm mới thì không – chỉ đơn thuần là một cách gọi khác mà thôi.

You may also like

Leave a Comment