SUKEBAN – DÂN CHƠI HỆ NỮ .

by admin

Chắc thuở học trò của chúng ta lúc nào chẳng có một “Đàn anh” và tất nhiên sẽ có một “Đàn chị” (Thường là cấp 3). Người chị cả nắm trùm trường này sẽ điều hành nhánh học sinh nữ, đảm bảo việc phân phối quà vặt và không một đứa con gái trường khác nào dám bắt nạt chị em trong trường. Vốn là một học sinh hiền lành, biết trên biết dưới nên thời cấp 3 của Bi đều thân với những “Đàn chị” trong trường – được các chị yêu thương và cho ít bim bim ăn giờ học =))))).

Nói chuyện vui vậy thôi, nhưng ở Nhật bên cạnh những bộ phim về Học đường quá nổi tiếng như Crow Zero hay High and Low tập trung về các gang nắm đầu bởi nam sinh với bộ gakuban đặc trưng thì hôm nay mình sẽ nói về một trong những hình ảnh ngầu đét và đậm tính “giang hồ” của nữ thanh niên Nhật. Sukeban.

Sukeban, giống như Bosozoku – những băng đảng đua xe nổi tiếng Nhật Bản, có thể được xem như một trong những subculture/nét văn hóa đen tối và thú vị của Nhật Bản. Sukeban / Những cô gái du côn – girl -boss/ lần đầu tiên xuất hiện tại xứ sở Phù Tang vào năm những 1960, bên cạnh những băng đảng nam là bancho. Năm 1970, trong khi các đồng nghiệp nam đang suy yếu thì Sukeban bùng lên mạnh mẽ. Bắt đầu chỉ là những nữ sinh phá cách, túm năm tụm ba hút thuốc lén tại nhà vệ sinh trong trường học, sukeban dần giang bàn tay đen tối của mình tới xã hội và trở thành nỗi ám ảnh của Nhật Bản trong suốt thập niên trước.

Mang trong mình sự dễ thương truyền thống trong những đồng phục nữ sinh, những thiếu nữ cực kì manh động với những lưỡi dao lam kẹp cánh tay đã bước ra khỏi trường học và trở thành những tay xã hội đen trên đường phố thực thụ. Hệ quả này tới sau thất bại của Phát Xít Nhật trước Đồng minh vào thế chiến thứ hai, tinh thần dân tộc vốn dĩ của xứ sở Hoa Anh Đào lúc đó suy sụp nghiêm trọng cùng những văn hóa cách tân của phương Tây nhập vào. Rượu chè, ma túy và tội phạm bùng nổ khiến tỉ lệ các băng đảng tăng cao.

Nên nhớ Nhật Bản là một đất nước “Trọng nam khinh nữ”, tuy nhiên điều này càng căng hơn trong vấn đề tội phạm. Làm sao một người chân yếu tay mềm như phụ nữ lại có thể làm “YangHo” được, các băng đảng từ những cậu choai choai đến các gã thực thụ đều từ chối nhận phụ nữ.

“TỤI MÀY KHÔNG NHẬN THÌ BÀ MÀY TỰ TẠO”

Sukeban ra đời, với lòng tự tôn của các nữ sinh và phát triển cực mạnh vào thập niên 60s – 70s và trở thành một nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản tới cả bây giờ. Tuy mang trong mình dòng máu bạo lực cực đoan không nên cổ động, nhưng theo một cách nào đó – Sukeban cũng được các nhà văn hóa cho rằng là tiếng gọi chống đối của phụ nữ trong các khuôn khổ mẫu mực và nhiều khi cổ hủ của Nhật Bản. Sukeban đầu tiên chỉ được gọi bởi trưởng nữ, là “Đàn chị đầu đàn” nhưng sau này bất kì thành viên nào trong đó – đều là Sukeban cả.

Dù là gangs nhưng sukeban cũng có luật riêng của họ. Chị em trong băng có những điều luật phải tuân thủ nghiêm ngặt để giữ tình chị em trong công cuộc thể hiện bản thân. Nếu vi phạm là sẽ bị xử với những bản án cũng đáng sợ không kém so với các đồng nghiệp nam, trong đó tiêu biểu là sẽ bị đốt bằng tàn thuốc lá (là dí thuốc lá lên những chỗ nhạy cảm trên người). Sukeban không ủng hộ việc sử dụng ma túy nên đứa nào mà chơi mai thúy là sẽ bị đuổi ra khỏi bang. Đồng thời, hiểu rõ tính chị chị emem, nhiều khi thích ăn chung cây cà lem – bất kể thành viên nào có hành vi cướp bồ, gian díu với bạn trai của thành viên khác, sẽ bị xóa sổ ngay ngay lập tức. (Đáng sợ chưa).

BIỂU TƯỢNG CỦA VĂN HÓA

Thứ mà Sukeban làm tốt chính là đưa đồng phục nữ sinh Nhật Bản lên một tầm quốc tế. Không gồng mình theo đuổi những outfit ngầu ngầu da dủng, Sukeban lại sử dụng chính seifuku để làm biểu tượng nổi loạn cho chính họ. Những đồng phục nữ sinh dễ thương, quy chuẩn lại trở thành thứ Sukeban mặc để chứng minh rằng “ Ờ, dễ thương đấy. Nhưng thương với bắt nạt phụ nữ tao không dễ đâu nhá”. Trong những năm 60s thì váy ngắn trở thành xu hướng khi cuộc cách mạng tình dục để biến đổi di truyền ở Nhật Bản bùng nổ (Cái này hay lắm, các bạn tìm hiểu nhé) thì sukeban lại mặc váy dài xếp li. Sau này váy ngắn mới phổ thông hơn. Họ cũng thường cắt áo để lộ phần lưng và bụng, khoe eo hoặc quấn quanh bụng những dải băng màu trắng đậm tính samurai. Như Bosozoku, các sukeban cũng thích thêu lên đồng phục của họ những huy hiệu của băng, những câu nói đậm tính cổ động.Màu tóc cũng thường nhuộm màu nổi, thể hiện tính cách nổi loạn của mình. (Mà tại sao mặc váy dài á, các đàn chị giấu hàng dưới váy ấy mọi người ạ, dây xích, kiếm tre và dao lam – Huhu sợ quá).

Trong một xã hội Nhật Bản trọng nam khinh nữ thì Sukeban tại sao lại thu hút nhiều nữ sinh và phụ nữ trẻ đến thế. Các cô gái đến từ mọi tầng lớp, từ lao động đến trung lưu, nhận ra rằng chẳng bao giờ họ có thể thoát ra được gồng xích về quy chuẩn xã hội thì Sukeban cung cấp những thứ mà người phụ nữ cần có: Một gia đình thật sự. Nơi phụ nữ có quyền lực, có tiếng nói và được đùm bọc bởi những con người cũng cùng chức năng. Mặc dù bạo lực không phải là thứ đúng đắn, nhưng sukeban là một điểm sáng cho tiếng nói của phụ nữ tại Nhật Bản.

Vì lí do đó, sukeban là cảm hứng của rất nhiều bộ truyện anime và manga Nhật Bản. Mà đụng tới hai cái mảng đó thì là lan truyền ra cả thế giới rồi. Bộ phim huyền thoại của Quentin Tarantino : Kill Bill Vol 1 năm 2003 còn xuất hiện 1 hình dạng của Sekuban mang tên Gogo Yubari được thủ vai bởi Chiaki Kuriyama.

You may also like

Leave a Comment