Syrian Crisis 1957 (Khủng hoảng Syria 1957)

by admin

Khủng hoảng Syria 1957 là một cuộc đối đầu ngoại giao – chính trị trong chiến tranh Lạnh, giữa 1 bên là Syria và đồng minh là siêu cường cộng sản Liên Xô, còn bên kia là Thổ Nhĩ Kỳ cùng với đế quốc Mỹ và tổ chức Hiệp ước Trung tâm (Khối CENTO).

  1. Nguyên nhân

Ngay từ giữa tháng 8/1957, chính phủ đệ nhị cộng hòa Syria của tổng thống thân Liên Xô Shukri al-Qwatli thực hiện những thay đổi quan trọng. Ngày 18/8, ông bổ nhiệm đại tá Afif al-Bizri làm tổng tham mưu thưởng Quân đội Syria, thay cho Tawfik Nizam al-Din. Afif al-Bizri vốn là người thân Đảng Cộng sản Syria và Liên Xô, nay càng bị nghi ngờ bởi 4 ngày trước đó Damascus trục xuất 3 nhà ngoại giao người Mỹ vì Syria cho rằng họ là những người có âm mưu lật đổ chính phủ.

  1. Các sự kiện

Đặc phái viên của tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower, ông James P.Richards, đã có 1 chuyến đi đặc biệt đến Trung Đông, cảnh báo Syria việc thay đổi nhân sự quá nhanh và ông cho rằng căng thẳng có thể sẽ hạ nhiệt trong vòng vài ngày hoặc vài tuần. Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles, mô tả tình hình “hoàn toàn không thể chấp nhận được” và kêu gọi các nỗ lực ngăn chặn Syria trở thành một “nhà nước vệ tinh” của Liên Xô. Ông ta hy vọng một sự phản ứng bằng bạo lực đối với các diễn biến trong chính phủ Syria sẽ được ngăn chặn, đặc biệt là bởi Israel. Ngày 21/8, theo lời khuyên của Dulles, tổng thống Eisenhower đã ra những tuyên bố không rõ rang về các sự kiện trong cuộc họp báo, nhưng ông không cáo buộc rằn Syria đang bị cộng sản kiểm soát. Hai ngày sau, Syria đáp trả lại bằng một cuộc họp với tuyên bố Damascus theo đuổi “chủ nghĩa trung lập tích cực”, “không liên kết”, một học thuyết đối ngoại nhấn mạnh sự độc lập khỏi các chính sách thống trị của các siêu cường thời Chiến tranh Lạnh.

Vào cuối tháng 8, cả Washington và London đều tin rằng Syria không còn theo đuổi chính sách trung lập nữa và cần phải làm gì đó để ngăn chặn sự sụp đổ của các quốc gia đồng minh láng giềng (thực tế ngày 14/7/1958, tức là sau 1 năm, vương quốc Iraq – một chế độ quân chủ thân Anh đã sụp đổ dưới tay những người cộng sản Iraq). Trong một bức thư gửi Dulles, thủ tướng Anh Quốc khi đấy là Harold Macmillan đã mô tả Khrushchev là người nguy hiểm hơn Stalin, và ông nhấn mạnh các biện pháp hành động để ngăn các quốc gia láng giềng Syria như Lebanon, Iraq, Jordan nằm trong tầm kiểm soát của Liên Xô. Cùng ngày, Đại sứ Anh tại Jordan, Sir Charles Johnston, nói rằng chính phủ Jordan đã biết về các tổ chức chống chính phủ ở Syria mà họ cho là các tổ chức vũ trang, nhưng sau đó từ bỏ ý định đáp trả và quyết định chờ các diễn biến tiếp theo. Vào cuối tháng, Eisenhower đã cử Loy W. Henderson làm đặc phái viên Trung Đông, người sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng bằng cách tham khảo ý kiến ​​của các chính phủ liên quan khác nhau, ngoại trừ chính phủ Syria.

Vào ngày 2/9, Dulles cho biết trong một cuộc họp báo tại Washington, tất cả các quốc gia giáp biên giới với Syria đều quan điểm rằng Syria sẽ trở thành một quốc gia cộng sản nếu không có gì được thực hiện trong vòng 60 ngày tới. Điều này xảy ra sau khi Henderson chuyển cho Eisenhower một bản báo cáo về chuyến thăm của ông đến Trung Đông. Nó cũng theo sau một loạt các cuộc trao đổi ngoại giao quan trọng giữa các quan chức từ các nước khác nhau, trong đó có tiết lộ rằng Israel sẵn sàng thực hiện các hành động quân sự, trừ khi các nước khác láng giềng Syria quyết định “phong tỏa” đất nước, điều này đã được thảo luận ngay từ đầu Tháng 9 trong cuộc gặp tại Ankara giữa Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Adnan Menderes, Thái tử Iraq ‘Abd al-Ilah và đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Israel cuối cùng đã bị áp lực bởi phương Tây để thể hiện sự kiềm chế và không phản ứng. ‘Abd al-Ilah tỏ ra thận trọng, vì ông muốn hỏi ý kiến ​​Jordan trước khi thực hiện bất kỳ động thái nào. Việc xâm nhập lãnh thổ Syria qua Jordan dường như là một kế hoạch “dễ dàng” đối với ông ta hơn là qua biên giới Iraq-Syria. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng áp dụng các biện pháp quân sự vì họ coi tình hình là vấn đề an ninh quốc gia của mình.

Sau cuộc gặp với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, theo các quan chức quân sự Iraq, Henderson không “khăng khăng” về “một thái độ hay kế hoạch nhất định” mà hứa với Mỹ sẽ “hỗ trợ các hành động. . . [cảnh báo rằng] Nếu hành động vũ trang được thực hiện, nên suy nghĩ trước lý do để có thể bảo vệ hành động đó tại Liên Hợp Quốc “và, nếu hành động không thành công,” Thổ Nhĩ Kỳ có thể được kêu gọi.”. Trở lại Washington vào ngày 4/9, Mỹ đã ủy quyền các chuyến hàng vũ khí cho Jordan. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng số lượng binh sĩ ở biên giới Syria lên 50.000 người.

Tuy nhiên, các cuộc gặp của Henderson với các nhà lãnh đạo Ả Rập chống Nasser đã tiết lộ rằng chỉ có Thổ Nhĩ Kỳ háo hức xâm lược Syria vào lúc này. Vào ngày 10/9, ngoại trưởng Mỹ đã tư vấn cho Thủ tướng Menderes rằng Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nên tấn công Syria khi hỗ trợ các hành động phòng thủ của các quốc gia Ả Rập khác và rằng Mỹ sẽ chỉ can thiệp vào tình huống Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công trực tiếp bởi khối cộng sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tình hình đã phát triển vượt quá khả năng kiểm soát hoàn toàn của các chính trị gia Mỹ hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 9/ 9, Nasser đã tuyên bố hoàn toàn ủng hộ Syria. Bốn ngày sau, Liên Xô công khai cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ mở đường cho sự can thiệp của Mỹ vào khu vực. Đến ngày 21/9, hai tàu chiến của Liên Xô đã đến Latakia và Mỹ lúc này đang nói về việc Thổ Nhĩ Kỳ đang bị tấn công. Nền tảng cho cuộc khẩu chiến này là sự kiện Liên Xô đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên vào ngày 21/8 và sẽ tiếp theo bằng cách phóng vệ tinh Sputnik vào ngày 4/10.

Vào ngày 13/10, lính Ai Cập theo lệnh Nasser đổ bộ binh tại Latakia để củng cố vị trí của Syria (và tất nhiên, để củng cố vị trí của cả Ai Cập). Với quân đội và đoàn ngoại giao hiện tham gia nhưng không ai quan tâm đến việc bắn phát súng đầu tiên, toàn bộ vấn đề được chuyển giao cho LHQ, nơi cả hai bên có thể cáo buộc bên kia vi phạm luật pháp quốc tế và kêu gọi điều tra và giải quyết. Bằng cách chuyển tranh chấp sang đối thoại, các bên khác nhau đã có thể giảm dần các luận điệu của họ và thu hẹp quy mô xây dựng quân đội của họ. Đến ngày 11/11, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu giảm bớt sự hiện diện quân sự ở biên giới. Và cuộc khủng hoảng kết thúc khi cùng năm đó, Khrushchev có chuyến thăm tới đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Moskva, đàm phán vấn đề Syria.

  1. Hệ quả

Syria sau cuộc khủng hoảng không trở thành 1 nhà nước cộng sản vệ tinh của Liên Xô, thay vào đó 1 năm sau họ liên minh với Ai Cập tạo thành nhà nước Cộng hòa Ả Rập thống nhất. Syria sau này cũng trở thành đồng minh Ả Rập quan trọng bậc nhất của Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, và cả sau này cũng là đồng minh Nga. Khu vực Trung Đông chia thành 2 phe, phe thân Liên Xô gồm các nước cộng hòa thế tục định hướng XHCN (như Ai Cập, Syria, Iraq sau 1958…) và phe thân phương Tây (như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, các chế độ Ả Rập quân chủ truyền thống). Cuộc khủng hoảng này được nhiều người coi là một thất bại lớn của Học thuyết Eisenhower (học thuyết đề cao chính sách đối ngoại của Mỹ tại khu vực Trung Đông, nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ 3 châu lục Á – Âu – Phi), trong đó nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ có thể can thiệp quân sự thay mặt cho một đồng minh Trung Đông để chống lại “chủ nghĩa cộng sản quốc tế”.

Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn.

You may also like

Leave a Comment