Phần này sẽ đề cập cụ thể hơn đến những dấu mốc trong quá trình tan rã của 108 anh em Lương Sơn Bạc
- Quá Trình Tan Rã của 108 anh em Lương Sơn Bạc
a. Đưa Tống Giang lên núi
Bản thân việc Tiều Cái và nhóm huynh đệ của mình đảo chính cướp cơ nghiệp của Vương Luân, cũng khiến cho đám anh em tâm phúc của Vương Luân là Tống Vạn, Đỗ Thiên và Chu Quý cũng vô cùng bất mãn, nghĩ thử xem sếp và nhân viên cũ đang vui vầy với nhau, có thằng khác về thay thế làm sếp mới thì có ai thoải mái không ? Đó là chưa kể “ sếp cũ” còn bị thịt luộc nữa chứ không phải bị thay thế một cách thông thường
Tiều Cái và Ngô Dụng cũng mất rất nhiều thời gian để khiến cho 3 người này ngậm bồ hòn làm ngọt, nhưng để nói không bất mãn nữa thì không hẳn. Mọi chuyện bắt đầu đi theo chiều hướng xấu đi khi Tống Giang xuất hiện
Sau khi gặp sự cố kỹ thuật trong việc giết Diêm Bà Tích, Tống Giang lúc này lưu lạc đến trại Thanh Phong của Hoa Vinh, là anh em cột chèo khi trước, xảy ra xô xát với đám Vương Anh, Trịnh Thiên Thọ, Yến Thuận, nếu không xưng danh Cập Thời Vũ thì có thể lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân rồi. Rồi sau đó, nhóm này xảy ra xung đột với Tần Minh, và Tần Minh bị kéo lên Lương Sơn như thế nào thì chúng ta cũng biết cả
Ở đây có một chi tiết đáng chú ý, Tống Giang không lên núi nhưng lại xui đám Hoa Vinh, 3 anh em Yến Thuận, Trịnh Thiên Thọ, Vương Anh, Lã Phương, Quách Thịnh cùng Tần Minh lên núi trước, Tiều Cái thì hoàn toàn bị động bất ngờ trong tình huống 5 người đến nhà mình nhưng vẫn phải chấp nhận vì đây là anh em Tống Giang tiến cử, khi Tiều Cái lúc đó rất muốn Tống Giang lên núi. Mục đích của Tống Giang là gì ? Tại sao ông ta lại không lên núi cùng với anh em ? Đó là gây dựng chân rết để chuẩn bị thời cơ thích hợp cho việc chiếm cứ Lương Sơn Bạc sau này, khi đó thế và lực đều không có, Tống Giang lên núi thì rất dễ bị lộ tẩy đuôi cáo. Cái dã tâm muốn chiếm lĩnh Lương Sơn Bạc của Tống Giang đã bắt đầu nhen nhóm từ thời điểm này, giống với câu chuyện Lý Mật cướp trãi Ngõa Cương từ tay Trạch Nhượng trong lịch sử vậy
Lưu Đường là người cảm nhận rõ về Tống Giang nhất sau khi chứng kiến khả năng Tống Giang vờn đám Yến Thuận ngoan như cún, thế nên Lưu Đường cũng trù trừ trong việc đưa Tống Giang lên núi, và suýt bị Tiều Cái xử chết nên đành đi thuyết phục Tống Giang một cách miễn cưỡng hòng giữ mạng. Vốn là tâm phúc của Tiều Cái từ ban đầu, Lưu Đường không thích Tống Giang lên núi, và cũng chả ưa gì sự có mặt của bọn Yến Thuận, Vương Anh
b. Sự kiện Tam Bá Giang Châu
Tống Giang đi đến Giang Châu chấp pháp xung quân, xảy ra vụ việc làm thơ phản trên lầu Tầm Dương. Ở đây Tống Giang đã thu phục được đám Tam Bá Giang Châu bao gồm anh em Lý Tuấn- Lý Lập, Đồng Uy – Đồng Mãnh là dân chài lưới, kinh doanh quán rượu bên sông, anh em Mục Hoằng- Mục Xuân vốn là bá hộ trong vùng, anh em Trương Hoành- Trương Thuận hành nghề cướp bóc khách qua sông và bảo kê phường chài, ngoài ra còn có Đới Tung, Lý Quỳ. Tất cả đám này về sau đều trở thành đệ ruột của Tống Giang, đối chọi với đám tâm phúc của Tiều Cái. Đám này hợp với nhóm của Tiều Cái trên Lương Sơn xuống, cướp pháp trường cứu Tống Giang và Đới Tung. Chứng kiến sự kiện này, Tiều Cái vẫn không có động thái gì cảnh giác với Tống Giang cả, nhưng Công Tôn Thắng thì khác,
Ông ta đánh bài chuồn ngay khi nhìn thấy đám này, một phần Công Tôn Thắng chỉ trân quý Tiều Cái, chứ không phục Tống Giang mặt khác người nho nhã theo đạo gia cũng khó chung nhà với lũ phàm phu tục tử, Công Tôn Thắng viện cớ về thăm mẹ, từ chối cho mẹ lên ở Lương Sơn vì cái cớ lão mẫu quen nơi thanh tịnh. Thế là Công Tôn Thắng đi biệt luôn từ đó, tầm sư học đạo cho đến sự kiện Cao Đường Châu sau này.
c. Ai Đã Giết Mẹ Lý Quỳ ?
Chứng kiến việc Công Tôn Thắng về quê đòi thăm mẹ, Lý Quỳ cũng dở chứng xin về thăm mẹ, mà chúng ta đã biết Lý Quỳ là tội phạm giết người không ghê tay, bị truy nã đến mức đã đi biệt xứ suốt 14,15 năm không về nhà, tự dưng nổi chứng về thăm nhà thì đúng là một việc bất thường. Dù Lý Quỳ là kẻ thô mãng, không có bụng gì cả, nhưng Tống Giang hiểu rằng nếu không chấm dứt hiện tượng này thì nhiều anh em cũng a dua theo Lý Quỳ, không toàn tâm toàn ý với Lương Sơn nữa, ai cũng đòi về thăm cha đón mẹ mà như thế thì loạn cả, và như thế thì ông ta đã buộc phải ra tay. Cách ra tay tốt nhất là cắt đứt mọi ràng buộc, thế là đỡ phải về, hoặc đưa hết gia quyến đến Lương Sơn định cư
Tống Giang nói là Lý Quỳ phải đi một mình, vì không ai chịu đi cùng với kẻ cộc cằn như hắn, cơ mà thực tế ông ta lại sai Chu Quý- vốn là người đồng hương với Lý Quỳ đi theo Lý Quỳ. Đây là một chi tiết rất đáng ngờ, mục đích của Tống Giang là gì khi cử Chu Quý đi theo Lý Quỳ. Nói là sợ Lý Quỳ gây chuyện dọc đường, nhưng đây là kế Nhất Tiễn Song Điêu của Tống Giang, vừa là để giám sát Lý Quỳ, can thiệp cần kíp khi Lý Quỳ vì thương mẹ mà nhỡ xảy ra chuyện ly khai Lương Sơn, vừa là để thăm dò động tĩnh của Chu Quý, xem Chu Quý có thực sự trung với mình, chúng ta đều biết Chu Quý ban đầu là anh em thân thiết với Vương Luân, Chu Quý chả ưa gì Tiều Cái và cũng không phục Tống Giang, chưa kể em Chu Quý là Chu Phú có một tửu lầu khá buôn may bán đắt ở quê, ông ta thích thì có thể rời bỏ Lương Sơn về cùng em trai kinh doanh chứ việc gì phải đi lạc thảo làm cướp cho mệt ? Nhưng cái khôn ở chỗ Tống Giang đã tìm ra cách để nắm thóp Chu Quý.
Chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng mẹ Lý Quỳ bị hổ ăn thịt, và Lý Quỳ giết 4 con hổ cứu phước cho đám dân đen trong vùng. Nhưng có một chi tiết sau này tôi đọc lại vẫn thấy giật mình đó là khi Lý Quỳ đi đánh Điền Hổ, được một vị tu sĩ áo trắng báo mộng, cũng chính vị tu sĩ này đã tiên tri se duyên cho Trương Thanh và Cừu Quỳnh Anh Gặp lại mẹ trong mơ, mẹ Lý Quỳ nói con ơi, mẹ không phải bị hổ ăn thịt đâu ? Phải chăng đây là ẩn ý của Thi Nại Am về việc mẹ Lý Quỳ không phải bị hổ ăn thịt, mà là bị giết ?
Vậy thì ai đã giết mẹ Lý Quỳ, đương nhiên kẻ tình nghi số một chính là người đi theo Lý Quỳ- Chu Quý.
Chúng ta đều biết trước khi lên Lương Sơn, thì Chu Quý là một thương nhân từng đi buôn thuốc bắc, da thú, nhưng thua lỗ nên lên Lương Sơn trốn nợ, mà thương nhân thì sợ nhất mất cái gì ?
Thứ nhất là mất tiền, thứ hai là sợ mất mối làm ăn, Chu Quý đã buộc phải làm theo lệnh của Tống Giang, đó là bám sát Lý Quỳ, lựa thời cơ thích hợp xuống tay với mẹ Lý Quỳ rồi tạo hiện trường giả là bị hổ ăn thịt. Chu Quý bị khống chế ngược vì ông ta sợ bay màu cái tửu điếm đang hốt ra bạc ở Lương Sơn, Tống Giang ép Chu Quý phải xuống núi một mình, không mang theo gia sản hay anh em bằng hữu nào khác, cũng là vì lý do này. Đó là chưa kể, Tống Giang còn khống chế sẽ báo sai nha địa phương gây khó dễ cho Chu Phú vì Chu Quý là thành viên Lương Sơn, đồng nghĩa là tội phạm triều đình.
Chúng ta còn nhớ, khi về thăm mẹ, người đầu tiên Lý Quỳ giáp mặt là anh trai Lý Đạt, Lý Đạt kể lại ông ta bị bọn sai nha gông cùm tống vào ngục, bị tra tấn sau nhờ có ông lý trưởng chống chế cho thì mới được về, Lý Đạt hận Lý Quỳ vì chuyện đó cho nên không mừng tủi khi gặp lại em trai thì thôi, còn xua đuổi hắt hủi, đủ thấy những người thân của anh em Lương Sơn cũng rất dễ bị rơi vào vòng lao lý.
Sợ mất tiền, mất cơ nghiệp, em trai bị tù tội, nên Chu Quý buộc phải làm theo mệnh lệnh của Tống Giang, bất đắc dĩ đưa luôn Chu Phú lên núi, để không còn bị ai lấy người thân ra uy hiếp nữa.
Việc làm chủ mưu sát hại mẹ Lý Quỳ của Tống Giang có thể che mắt được Lý Quỳ, nhưng với những anh em khác thì không, họ phần nào đều nhìn ra cả, và từ đó không còn ai dám về đòi thăm cha, viếng mẹ, thăm cố hương nữa. Họ cũng càng ghê sợ trước thủ đoạn nhẫn tâm, và đê hèn của Tống Giang hơn, mầm mống của sự tan rã đã hiện hữu.
Bởi thế mà sau này, khi Tống Giang và Tống Thanh được phong quan về quê vinh quy bái tổ, nhưng vinh đâu chưa thấy, thì cha Tống Giang đã lăn đùng ra chết bất đắc kỳ tử, đây là chi tiết thể hiện rõ yếu tố luật nhân quả trong truyện, Tống Giang chủ mưu giết mẹ Lý Quỳ, thì ông trời cũng lấy mạng cha Tống Giang.
( Còn Tiếp)