Tại sao Anh không còn là siêu cường nữa?

by admin

Bởi vì họ không thắng trong Thế chiến 2. Mỹ mới là bên thắng cuộc.

Mọi người vẫn quên rằng Quốc Xã không chỉ muốn tàn sát người Do Thái và làm bá chủ thế giới, bọn họ còn muốn phá hủy trật tự cũ ở châu Âu nữa. Họ muốn đạp đổ giới quý tộc và những đế chế được cho là đã chèn ép nước Đức. Và thật sự họ đã làm điều đó.

Anh quốc có một đế chế rất truyền thống ở thời đỉnh cao của nó. Nó từng là một siêu cường, nhưng lại phải nhờ cậy đến sức mạnh quân sự để duy trì vị thế đó. Nó cần lục quân một thì phải cần đến hải quân gấp hai lần như thế để giữ trật tự ở các thuộc địa. Sức mạnh quân sự là thứ cần thiết để đảm bảo có thể duy trì khai thác tài nguyên từ những vùng đất bị nó chinh phạt.

Bất cứ điểm yếu nào trong quân đội đều sẽ là hồi chuông báo tử. Khi đế quốc Anh đánh bại người Ai Len, người Zulu, hay quân Nghĩa Hòa Đoàn, những người này không hề biến mất. Ngược lại, họ sục sôi ngọn lửa căm thù, và sẽ tận dụng bất kỳ khoảnh khắc suy yếu nào có được.

Như mọi đế quốc khác, người Anh cần phải duy trì sức mạnh quân sự chỉ để bảo toàn đế quốc của họ.

Và rồi Hitler xuất hiện. Nước Anh, vốn đã phải chật vật duy trì quyền kiểm soát trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lòng thù hận đang gia tăng với ách cai trị của họ, nay lại phải đối đầu với một kẻ thù có thể tự mình tham chiến theo cách riêng. Kẻ thù này có chiến thuật mang tính cách mạng, sử dụng vũ khí hiện đại và tham gia một cuộc chiến mà trước giờ thế giới chưa từng được biết đến.

Người Anh buộc phải kêu gọi binh lính từ hải ngoại trở về để bảo vệ lãnh thổ. Cứ mỗi một người lính tham chiến chống Quốc Xã, và mỗi một người lính bị Quốc Xã tiêu diệt thì ách cai trị quấn quanh cổ các thuộc địa Anh lại nhẹ đi tương ứng.

Mohandas Gandhi đã gửi cho Churchill một tối hậu thư. Chúng tôi sẽ không chơi cái trò đâm sau lưng anh đâu, nhưng một khi cuộc chiến kết thúc, các anh hãy cuốn xéo ra khỏi Ấn Độ đi. Và một khi chiến tranh kết thúc, Churchill không hề có cửa đôi co với ông ấy.

Năm 1947, Ấn Độ và Pakistan tuyên bố độc lập. Năm 1948, Myanmar và Sri Lanka tham gia cuộc chơi. Lybia năm 1951. Sudan 1956. Ghana và Malaya 1957. Cứ tiếp tục thế cho đến tận 2021, khi ngay cả Barbados quyết định loại bỏ Nữ vương Anh khỏi vị trí nguyên thủ quốc gia, và bầu cử vị tổng thống đầu tiên cho riêng họ.

Khi một đế quốc bắt đầu để mất lãnh thổ, câu chuyện thần thoại về sự bất khả chiến bại của nó sẽ bị rơi rụng. Mỗi vùng lãnh thổ bị mất làm suy yếu tổng thể. Nguồn cung binh lính dùng để dập tắt các cuộc nổi loạn sau đó sẽ bị cắt đứt, cùng với đó là lượng tài nguyên để chu cấp cho số lính đó. Dần dần, các quốc gia sẽ ly khai cho đến khi bạn không còn thấy một đế quốc, và một siêu cường nào nữa.

Mặc dù tôi ghét phải kể công cho họ, nhưng Đức Quốc Xã thật sự là quả búa tạ đập tan đế quốc Anh đang chông chênh xiêu vẹo.

Edit: Để làm rõ vấn đề, khi tôi nói nước Mỹ là bên thắng cuộc, ý của tôi không phải là nó chiến thắng một mình. Điều đó nghe thật sự ngớ ngẩn. Cuộc chiến thắng lợi nhờ tình báo của Anh, thép của Mỹ và máu của Liên Xô, như người ta vẫn nói vậy.

Nhưng Mỹ là quốc gia duy nhất rời khỏi cuộc chiến trong trạng thái tốt hơn so với lúc bắt đầu. Nước Anh có thể ở phe thắng cuộc, nhưng thực tế mà nói, họ đã thua trong cuộc chiến này. Theo tôi, đó là một chiến thắng kiểu Pyrros (*thắng cũng như thua do tổn thất quá lớn), nhưng nếu Quốc Xã chiến thắng thì sự việc sẽ còn tồi tệ hơn thế.

Edit 2: Như đã được chỉ ra trong các phản hồi, thực ra Barbados không rời khỏi Khối Thịnh vượng chung. Câu trả lời đã được chỉnh sửa cho phù hợp.

Ngược lại, Libya là một trường hợp phức tạp hơn. Nó từng là thuộc địa của Ý, sau đó bị chiếm đóng bởi quân Đồng Minh và cai trị bởi người Anh từ 1943 đến 1951.

Tuy nhiên tôi vẫn giữ nó tại đây bởi trong thời kỳ trước đó, Anh quốc sẽ tiếp tục cai quản thuộc địa của đế quốc bị nó đánh bại trong chiến tranh. Một ví dụ ở đây là New Amsterdam.

You may also like

Leave a Comment