Tại sao bọn khủng bố không ‘va chạm’ với Trung Quốc giống như chúng nó đã làm với Mỹ, Anh, Ấn Độ hay châu Âu? Có phải là do mấy tôn giáo ở Trung Quốc không phải là mối nguy hiểm với chúng, hay do Trung Quốc là công xưởng của cả thế giới?

by admin

Giống như Kaiser Kuo đã nói, ở Trung Quốc lâu lâu vẫn bị lũ khủng bố cà khịa. Nhưng bản chất của mấy vụ tấn công này không giống như mấy vụ tấn công ở các nước bạn đề cập, vậy nên Trung Quốc có cách riêng để đối phó với chúng nó.

Mỹ, Anh, Ấn Độ và châu Âu chủ yếu đổ thừa cho lũ ‘ngoại quốc’ như Al Qaeda hay ISIS là thủ phạm của những vụ tấn công này (Mấy cái cáo buộc này trúng hay hụt thì nó lại là 1 câu chuyện khác). Nhưng ở Trung Quốc, không hề dễ dàng cho lũ ngoại quốc lẻn vào quấy rối. Ví dụ như biên giới phía Nam của Tân Cương, không những được bảo vệ bởi những người lính biên phòng tinh nhuệ, ở đó còn được canh phòng bởi 1 lực lượng dân Tajik địa phương máu chiến (Nhìn hình số 1 đi, thấy chòm ria mép sát thủ chưa?).

Nếu xét theo chủng tộc thì họ là người da trắng, xét theo tôn giáo thì họ là người Hồi giáo dòng Shia, còn xét theo xu hướng thì bọn họ còn Trung Quốc hơn cả người Hán. Thật đếu đùa đâu! Nhìn ông già Trung Quốc người Tajik (trong hình số 2) này đi, cứ mỗi khi đi ngang biên giới là ổng lại khắc chữ “Trung Quốc” lên 1 cục đá to bự nào đó lỡ bị ổng bắt quả tang.

Người Tajik sống ở biên giới Trung Quốc về cơ bản là yêu nước nhất trong các chủng tộc của đất nước này.

Lịch sử đã cho thấy Trung Quốc có khả năng xử lý lũ ngoại quốc phản động khá tín. Những năm 1950, CIA gửi 1 đống tàu thuyền máy bay nhung nhúc lính Quốc Dân Đảng từ Đài Loan đến Đại Lục trong nỗ lực xây dựng 1 lực lượng chống phá chế độ. Toàn bộ chúng nó ngay lập tức bị dân làng địa phương bắt sạch hí hí. Những năm 1970, (lại là) CIA âm thầm thành lập đội du kích “Tây Tạng giải phóng quân” ở Nepal. Ngay khi chúng vừa được thả vào Tây Tạng, dân Tây Tạng địa phương lập tức chạy đi hót với chính quyền để tóm gọn ngay và luôn. Vậy nên chính quyền Trung Quốc không việc gì phải ngại bọn khủng bố đến từ nước ngoài miễn là những dân tộc ở biên giới vẫn còn ủng hộ họ. Vậy nên đối với chính phủ Trung Quốc, chống khủng bố không gì khác ngoài xây dựng hệ miễn dịch thật tốt ngay từ bên trong.

Người Duy Ngô Nhĩ, trước khi đống lộn xộn ở Afghanistan diễn ra trông như hình số 3.

Trông có giống gì người Ả Rập Saudi hay Afghanistan không? Rõ ràng là không. Rồi sau Mùa xuân Ả rập thì thời trang burqa trùm kín người cùng những thứ mang theo đặc điểm của Ả rập bắt đầu lan tràn vào Trung Quốc, kể từ đó bắt đầu xuất hiện khủng bố trong lòng quốc gia này. Nhưng gì thì gì cuối cùng người Duy Ngô Nhĩ vẫn là người Trung Quốc, cho dù trong cộng đồng sắc dân này có vài phần tử khủng bố đi chăng nữa. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để người dân không bị thoái hóa bởi những yếu tố tiêu cực từ các phong trào Hồi giáo? Làm thế nào để người Duy Ngô Nhĩ vẫn có 1 cuộc sống yên ổn như những sắc dân khác? Chỉ riêng Tân Cương đã có khoảng 50 sắc tộc khác nhau như Hồi, Mông, Mãn Châu, Tác ta, Nga, Hán… Ngoại trừ 1 bộ phận nhỏ người Duy Ngô Nhĩ, hoàn toàn không có 1 hoạt động khủng bố nào đến từ các sắc tộc thiểu số này. Hoàn toàn không! Tại sao vậy? Có nhiều lý do lắm nhưng kinh tế đóng 1 vai trò khá quan trọng trong chuyện này. Một người Mông Cổ bình thường ở Trung Quốc kiếm được gấp 3 lần 1 người Mông Cổ chính gốc. Một người Tajik bình thường ở Trung Quốc kiếm được gấp 3 lần 1 người Tajik ở Tajikistan. Một người Tây Tạng ở Trung Quốc kiếm được gấp 10 lần 1 người sống ở Nepal và 5 lần 1 người Tây Tạng sống ở Ấn Độ. Rõ ràng là đếu việc gì phải húng chó lên khi mà cuộc sống càng ngày càng sướng hơn trước. Ngoại trừ người Duy Ngô Nhĩ, họ thích so sánh với những người đồng bào ở Thổ Nhĩ Kỳ, bởi vì trung bình họ chỉ kiếm được 70% so với những khúc ruột ngàn dặm bên kia biên giới.

Và chính phủ Trung Quốc đã bắt trúng bệnh, nguyên nhân của khủng bố không phải là do “tôn giáo” mà là do “thiếu hiện đại hóa”. Chính quyền đã cử 1 lượng bộ đội cảnh sát vũ trang đầy đủ để gìn giữ hòa bình ở những vùng này, trong lúc đó đẩy mạnh đầu tư để kéo họ theo kịp những nơi khác trong đất nước, đặc biệt là đầu tư vào giáo dục và phát triển kinh tế. Bên cạnh xây dựng thêm những trường đại học mới trong khu vực, kế hoạch “Một vành đai, một con đường” cũng được bắt đầu ngay từ thủ phủ của tỉnh Tân Cương. Ý tưởng cơ bản đằng sau nó đơn giản là chỉ có hòa bình mới đem lại hiện đại hóa, và 1 khi đã hiện đại hóa thì mọi người sẽ được sống no đủ thịnh vượng thay vì xách bom mìn lựu đạn lên đi cà khịa để đòi hỏi quyền lợi. Những sự bất mãn của người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc sẽ bốc hơi ngay lập tức 1 khi họ kiếm được nhiều hơn những người anh em bên Thổ Nhĩ Kỳ.

Đồng thời truyền thông Trung Quốc cũng tuyên truyền mạnh mẽ hơn những câu chuyện giúp đẩy mạnh hòa hợp sắc tộc. Ví dụ như chuyện những sinh viên đại học Duy Ngô Nhĩ đã quyên góp được 6 tấn đồ ăn Halal cho những nạn nhân trong trận động đất năm 2013 tại Lư Sơn, hay vị trưởng làng người Duy Ngô Nhĩ đã mất đi 5 người thân nhưng vẫn tích cực ra sức giải cứu gần 100 dân làng khác trong trận động đất. Đại loại như thế. Tôi có thể cam đoan rằng 90% những hoạt động chống khủng bố đều được bắt đầu ngay từ những cấp độ địa phương, được dẫn dắt bởi những vị trưởng làng cùng với cảnh sát sở tại. Mọi người hợp tác cùng nhau, dân địa phương sẽ báo cáo cho lãnh đạo ngay khi họ thấy có 1 hiện tượng lạ. Hết sức hiệu quả!

Bên cạnh đó là công tác đối ngoại, Trung Quốc có 1 mối quan hệ tốt với cả Iran và Pakistan. Cả 2 quốc gia này đều chung tay giúp Trung Quốc ngăn chặn khủng bố xuyên biên giới. Trung Quốc cũng có quan hệ tốt với lính NATO ở Afghanistan, chính phủ Afghanistan cũng như Taliban. Tất cả bọn họ đều bảo đảm là sẽ không có hành động khủng bố nào nhắm vào Trung Quốc cả.

Chúng ta đều đã thấy Trung Quốc xử lý mọi thứ thật hiệu quả. Một người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc từng nói như sau: “Nếu bạn xem tôi như người Trung Quốc, tôi sẽ xem bạn như người Trung Quốc; nếu bạn xem tôi như người Duy Ngô Nhĩ, tôi sẽ xem bạn là 1 người Hán”. Điều này đã thể hiện bản chất về quan hệ giữa các sắc tộc ở Trung Quốc, và người Trung Quốc đang làm mọi thứ để đem lại sự hòa hợp sắc tộc tuyệt đối. Rồi chúng ta sẽ thấy cách chống khủng bố nào thực sự tốt hơn, đấm vào mõm chúng nó như “kẻ thù” hay là cảm thông với chúng như là những thiếu niên tuổi teen nổi loạn và tìm cách giúp chúng trở thành những người trưởng thành hiểu chuyện.

Theo: Nguyễn Phúc Duy

You may also like

Leave a Comment