TẠI SAO CÁ MẬP BỎ QUA NHỮNG CON CÁ VOI XANH ĐƠN ĐỘC? CHÚNG KHÔNG THỂ CẮN VÀI MIẾNG TỪ CON CÁ VOI CHẬM CHẠP VÀ KHÔNG THỂ TỰ VỆ ĐÓ HAY SAO?

by admin

Có nhiều lí do cho điều này:

Cá voi rất lớn. Vì vậy chúng khó bị tấn công, thậm chí những con cá mập trắng lớn nhất cũng rất khó giải quyết chúng. Để giải thích rõ hơn, có một lần, tôi đã cố gắng bám vào đuôi của một con cá mập voi “chỉ dài có 8 mét”. Mặc dù 2 giây đó có lẽ là khoảnh khắc nổi bật nhất trong suốt sự nghiệp lặn của tôi, nhưng tôi không bao giờ muốn thực hiện lại. Ngay khi con cá mập voi đó cảm nhận được, nó “cho” tôi bay đi như là một con bọ vậy…

Những con cá mập với kích thước lớn thường không săn mồi theo bầy. Cá mập bò mắt trắng (bull-shark) thỉnh thoảng săn mồi chung, nhưng chúng thường thiếu tổ chức và cản trở lẫn nhau hơn là biết tận dụng ưu thế về số lượng.

Những con cá mập lớn nhất (hiện đang còn trên Trái Đất, không tính Megalodon) không có hàm răng sắc bén và đủ to để cắn xuyên qua lớp da của cá voi. Cá nhám phơi nắng (Basking shark) và cá mập voi thường ăn chủ yếu là sinh vật phù du và nhuyễn thể.

(Trans: Có 3 loài cá mập ăn sinh vật phù du: cá nhám phơi nắng (basking shark), cá nhám voi (cá mập voi, whale shark) và cá mập miệng to (megamouth shark).)

Cá voi sát thủ, hay bị nhầm bởi cái tên của chúng, thường săn cá voi con. Một con cá voi trưởng thành thậm chí còn lớn hơn cả một bầy cá voi sát thủ.

(Trans: Cá voi sát thủ (Killer whale) thực tế là giống loài cá heo (Dolphin) thuộc họ “Cá heo đại dương”, chứ không thuộc dòng họ cá voi như nhiều người vẫn lầm tưởng khi đọc tên của nó.)

————————

A: Sergio Diniz, chuyên về sinh vật biển

Không ư? Chắc là anh bạn tìm nhầm loài cá mập rồi. Có một loại chuyên làm đúng như những gì bạn miêu tả: lại cắn vài phát rồi chạy.

Không có con cá voi nào tránh được loài cá mập độc đáo nhất này – cá mập xì gà (cookie cutter shark). Chưa nghe bao giờ đúng không? Đừng lo, anh bạn không phải cá voi vì thế không cần lo lắng về loài cá mập này. Nhưng tất cả cá voi, kể cả cá voi xanh khổng lồ thì cần phải lo lắng đấy.

“Chúng tôi phát hiện trong tập dữ liệu ảnh của 148 con cá voi xanh, 96% chúng bị cá mập xì gà cắn.” [1]

Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về loài “cá mập muỗi” này. Hãy đọc: Sergio Diniz’s answer to Why don’t sharks just swim up to whales and start eating them?

Một con cá voi với những vết cắn mới do cá mập xì gà gây ra, chụp tại Bay of Islands (New Zealand), vĩ độ 35.164 độ Nam. Ảnh: Dr. Catherine Peters.

——————————————————

(Mình xin phép dịch luôn câu trả lời ông ấy dẫn trong bài)

Q: TẠI SAO CÁ MẬP KHÔNG BƠI LẠI GẦN CÁ VOI VÀ ĂN THỊT CHÚNG?

A: Sergio Diniz, nghiên cứu động vật lúc rảnh rỗi

Thực tế là có.

Nhưng không phải như cách bạn miêu tả, mà như kiểu của một đàn cá piranha.

Cá mập thường không bám theo cá voi. Giống như những con muỗi bay vo ve và cắn một con bò vậy, một số loài cá mập sẽ cắn cá voi những vết “nhỏ”.

Chẳng hạn như cá mập xì gà, chúng cắn những loài lớn hơn bao gồm cả cá voi những vết tròn, nhỏ.

“Chúng tôi phát hiện trong tập dữ liệu ảnh của 148 con cá voi xanh, 96% chúng bị cá mập xì gà cắn. Hơn nữa, 38% được phân loại là có những vết cắn hoặc sẹo nghiêm trọng do cá mập xì gà gây ra.” [1]

Do đó, không hẳn to lớn và mạnh mẽ như cá voi xanh là an toàn và tránh được những “con muỗi biển” này.

Chúng không chỉ ăn cá voi xanh mà săn luôn những loài cá voi di cư khác: cá voi sei (sei whale), cá voi vây (fin whale) và cả cá nhà táng (sperm whale). [2]

Theo thời gian, những vết cắn “nhỏ” này sẽ gây ra những vết thương cực kì nghiêm trọng. Một số loài cá mập khác, nếu có cơ hội, chúng cũng sẽ cắn vài miếng thịt “nhỏ” từ cá voi.

Một trường hợp hiếm khác đã được ghi lại, khi mà 2 con cá mập trắng lớn đã tấn công một con cá voi lưng gù (humpback whale) và ăn thịt nó:

“Hai con cá mập đã làm mọi thứ để chắc chắn con cá voi này bị mất máu nghiêm trọng, chúng tấn công vào những vùng quan trọng như đuôi và nách, cố gắng làm con cá voi suy yếu và không cho nó trốn thoát… và cuối cùng, nó chết đuối. Chiến thuật này, thường được biết đến là “cắn và nhổ”, trước đây thường được mô tả trong quá trình cá mập săn hải cẩu và sư tử biển. Chiến thuật này cho phép cá mập trắng tấn công những con mồi lớn mà vẫn tiết kiệm được năng lượng và giảm độ nguy hiểm. Cho tới nay, chúng ta chưa bao giờ chứng kiến cá mập săn con mồi với kích cỡ này (cá voi), dường như nó đã thành công.” [4]

Nhưng tôi xin nhắc lại, đây là một trường hợp rất hiếm.

Tuy vậy, cá voi (cũng giống như bò) sử dụng cái đuôi (cần mạnh hơn nữa) của chúng để thoát khỏi những con cá mập đang cố kiếm ăn. Vì vậy, những loài săn mồi nhỏ, như cá mập xì gà lại dễ dàng đánh lén và ăn thịt cá voi hơn.

SOURCES:

[1] The “demon whale-biter”, and why I am learning about an elusive little shark – Geospatial Ecology of Marine Megafauna Laboratory

[2] Mysterious deep-sea sharks biting chunks out of migrating whales

[3] ‘Cookie-cutter’ sharks DO take bites out of migrating whales

[4] Humpback Whale Attacked by Great White Sharks – Baleines en direct

Những vết thương đã lành của một con cá voi. Tiến sĩ Photopoulou giải thích: “Chúng tôi phát hiện con cá voi này đã bị tấn công thường xuyên trong suốt mùa thu, đông và đầu mùa xuân.” [3]
Nhìn xem có giống một anh chàng vào rừng nhiệt đới và bị bầy muỗi chích cho sưng người không?

Theo: Hưng Đặng

You may also like

Leave a Comment