Tại sao các bạn không biết ơn các chính trị gia đã tạo nên đất nước ấy mà lại chỉ trích họ thế?

by admin
Nhật Bản là một đất nước có GDP cao, giá cả cũng không quá đắt đỏ, so với phần còn l…

Nhật Bản là một đất nước có GDP cao, giá cả cũng không quá đắt đỏ, so với phần còn lại của thế giới thì tình hình an ninh cũng tốt, quả thực là một đất nước tuyệt vời. Tại sao các bạn không biết ơn các chính trị gia đã tạo nên đất nước ấy mà lại chỉ trích họ thế?
A: 三河屋 幾朗
Bạn hiểu sai bản chất rồi. Nhân dân mới là người làm nên đất nước.
Thêm nữa, việc so sánh với các nước khác chẳng mang lại ý nghĩa gì hết. Nhật Bản là Nhật Bản, trở thành đất nước tốt hơn là một điều tốt đối với Nhật Bản thôi.
Trước hết, chính trị gia là đầy tớ của nhân dân. Lương của chính trị gia là do nhân dân trả.
Thêm nữa, nếu bạn so sánh đất nước với một công ty, giám đốc chính là nhân dân, còn chính trị gia là đầy tớ. Họ được trả tiền để làm việc. Các cuộc bầu cử là những kỳ thi để được nhận vào làm việc và chúng thật sự công bằng. Đặc biệt, không phải họ nhờ chính trị gia làm cho họ những điều họ không làm được. Chính trị gia mới là những người xung phong “Tôi muốn làm”.
Sự hiểu lầm này dẫn đến sự chỉ trích không đáng có.
  • Mặc dù công việc chất đống nhưng Quốc hội lại đóng cửa vì lợi ích của mình.
  • Không hoàn thành được trách nhiệm giải trình mong muốn của người dân.
  • Đi sâu vào toan tính chính trị.
  • Sử dụng thuế không minh bạch
Đếm được thì có mà đến mai mất.
Họ sống trong lý luận của họ. Tôi chẳng quan tâm nếu họ đi ngược lại với mong muốn của nhân dân. Điều đó chỉ khiến họ khó có được sự đề cao của nhân dân thôi. Việc này người ta gọi là động lực chính trị nội bộ.
Hệ thống quản lý chính trị cần thay đổi để phù hợp với thời đại, đề xuất và ban hành luật hiệu quả sao cho tốn ít chi phí nhất nhưng họ không làm vậy vì nó khiến vị thế của họ suy giảm. Ngay cả nghị viên vi phạm hiến pháp vẫn còn thì việc người dân vi phạm vẫn sẽ tồn tại thôi.
Bản thân mỗi người đều rất đáng được yêu quý. Nhưng người mà đặt bản thân lên trên tập thể thì không gọi là chính trị gia được. Họ phải bày tỏ thái độ sẵn sàng chịu đựng nỗi đau, không làm việc khiến người khác nghi ngờ và phải cống hiến hết mình. Khi họ cho công chúng thấy được thái độ đó, họ sẽ có được quyền tổ chức bộ máy chính trị từ những tiếng vỗ tay ủng hộ của người dân. Ít nhất thì một vài nước cũng bắt chước hình thức này.
Các chính trị gia, mong các ngài hãy lấy Canada và New Zealand làm hình mẫu. Bạn cứ tự quyết định xem mình muốn cổ vũ hay chỉ trích. Bạn, những người gần gũi nhất với bạn chính là nguồn cơn của sự chỉ trích. Tiện đây, nếu ngay từ đầu tôi không suy nghĩ cẩn thận và bầu cho những kẻ ngu ngốc thì sau khi kết thúc bầu cử, tôi cũng không chỉ trích gì cả. Những người cảm thấy tiếc nuối chỉ là những người không bỏ phiếu mà thôi.
————–
Link: https://qr.ae/pNPcvW
————–
Dịch bởi Minh Thư
(Chắc là bài này em dịch không ổn lắm, có gì sai thì mong mọi người góp ý)

You may also like

Leave a Comment