Tại sao các tiệm trà sữa bán không hết thà đổ đi chứ không đem tặng miễn phí cho người khác?

by admin

Trước đây, tôi cũng không hiểu tại sao họ lại làm như vậy, cho đến khi tôi làm ở Starbucks.
Năm 2000, hồi đó Starbucks chưa bần tiện như bây giờ, tủ bánh ngọt lúc nào cũng đầy ắp, trưng bày đẹp mắt. Chủ cửa hàng nói cái gì mà làm như vậy để bảo đảm bánh mới ra lò lúc sáng sớm và bánh lúc hết giờ đóng tiệm đều đồng nhất như nhau, không thể để khách hàng không mua được bánh. Mấy món bánh hồi đó hình như đều do Delifrance sản xuất, vận tải hàng không đến Bắc Kinh… Bạn nghĩ thử những chi phí này mà xem.
Sau khi đóng tiệm, những món bánh chỉ có hạn sử dụng trong 24 giờ đó chắc chắn không thể bán lại trong ngày tiếp theo. Các nhân viên ca tối sẽ đóng gói những món đó vào, sau đó vứt phần còn thừa đi, mà đáng nói là món bánh mì kẹp mà mấy người nước ngoài thích ăn đó khó ăn thật.
Là một người tiếp nhận nền giáo dục chủ nghĩa xã hội, tôi ngạc nhiên và phẫn nộ với chủ nghĩa tư bản lãng phí đồ ăn như vậy. Vì vậy, mỗi khi vứt đồ ăn thừa, tôi đều gói mấy món đó lại cẩn thận để không chạm vào những đồ bẩn thỉu khác, sau đó để ở trên nóc thùng rác ở đằng sau trung tâm thương mại chứ không để ở trong thùng rác. Làm như vậy thì những người ăn mày có thể đến lấy ăn. Tôi còn cảm thấy khăn quàng đỏ trên cổ như sáng ngời lên ấy chứ.
Kết quả là, không những không có ai cảm ơn tôi, ngược lại còn có người mang mấy gói đồ ăn với tem hạn sử dụng ở bên trong đến cửa hàng, nói là mua phải đồ hết hạn để tống tiền. Còn có người mang gói đồ của ngày hôm trước, nói cái gì mà đau bụng phải bồi thường. Hơn nữa, còn có mấy người đàn ông vô gia cư trong bộ quần áo xộc xệch suốt ngày đợi tôi bên ngoài cửa kính cửa hàng, là cái kiểu trừng mắt lên nhìn ấy. Khách bên trong tiệm với con người cô đơn trong ca tối là tôi đây đều bị dọa chết khiếp!
Sau đó thì chủ cửa hàng ra lệnh, tất cả các loại bánh, điểm tâm hết hạn đều phải xé tung gói ra, làm nát, tốt nhất là cho nước vào để đảm bảo không có ai ăn được nữa…
Sau đó nữa thì Starbucks mở thêm cửa hàng, cắt giảm chi phí, giảm thiểu chi phí bánh ngọt, chuyển sang dùng bánh của xưởng bánh Thông Châu và tủ bánh ngọt kia không còn đầy ắp như trước nữa…

Cũng giống như mua cây mua hoa ngày tết vậy, họ bảo bán không được sao không tặng đi, vậy rồi người ta năm sau còn làm ăn gì nữa, ai cũng đợi 29 30 rồi người ta cho à.

Nguyên tắc của kinh tế thị trường là Never free. 1 là hàng free sẽ ko được trân trọng. 2 là hàng free sẽ làm giảm cầu, nhiều khách hàng sẽ chờ đến cuối ngày/hết hạn để mua giá rẻ hoặc free. Người sản xuất do đó sẽ giảm lượng sản xuất ra. Người bán cũng giảm lượng bán ra. Quy mô tổng cung & tổng cầu đều giảm. Điều này được dạy trong môn kinh tế vĩ mô.

hồi đó làm trong tt vui chơi, mấy đợt huỷ hàng cứ ngồi tiếc lên tiếc xuống tại toàn là snack ngon, bánh kẹo các kiểu, nhiều khi trong gói kẹo còn có đồ chơi nữa

Chị quản lý dặn t mỗi lúc huỷ hàng là, em muốn lấy đồ chơi thì cứ lấy (tất nhiên là t lấy rồi ????????), còn đồ ăn thì phải đổ, tháo seal hết, chụp hình lại báo cáo.

Bởi phải vào đời rồi mới có thể học được cách nhìn sự việc từ nhiều phía, chứ tối ngày cứ đem lý luận chủ nghĩa xã hội rồi chủ nghĩa tư bản ra phán xét mọi việc thì sẽ thiển cận đó.

Hồi trước trong nhóm reddit mình cũng dịch một bài tương tự ntn, có một quả còn khắm hơn. Tiệm bánh rán donut có chương trình quyên góp bánh thừa cho một mái ấm, mà người ta đã cẩn thận gói bánh dừa và bánh lạc ra riêng để tránh gây dị ứng rồi; nhưng mà sau đó vẫn bị một đứa ất ơ kiện tội “thực hiện cẩu thả”. Dĩ nhiên là vụ kiện đó bị bãi nại ngay lập tức, nhưng kể từ đó thì tiệm bánh rán chuyển hết đồ thừa cho trang trại lợn luôn.

Đồ ăn có hạn sử dụng. Bạn là nhân viên bạn mang về ăn thì không sao. Còn để người ngoài ăn thì khác, người ta đau bụng hay ngộ độc mà kiện thì bạn sml, như ở VN họ sẽ tế bạn lên 7749 cái group facebook. Bạn có lòng chắc người ta đã có mắm tôm. Nên họ vứt còn hơn.

Ko riêng gì mấy quán nước mà nhà hàng với khách sạn đặc biệt kiêng kị việc này, buffee nấu thừa 100% là đổ đi bất kể nhiều hay ít, và thường là có ghi lại lượng thức ăn đổ đi. Tiếc thật sự, trong khi bao nhiêu người đói ko có thức ăn thì nhà hàng họ đổ đi cả trăm kilo thức ăn nấu thừa.

Các nhà hàng h toàn đổ cho lợn gà ăn chứ cho người ăn thì nhiều cái tai hại lắm. Cứu vật vật trả ơn cứu người người báo oán.

You may also like

Leave a Comment