Tại sao CGI lại tốn kém đến vậy?

by admin
r/explainlikeimfive

ELI5: Tại sao CGI lại tốn kém đến vậy?
_____________________
Link Reddit: https://redd.it/6xzmn9
_____________________

u/Nixolas (534 points)
Giám sát CG đây. Để trả lời ngắn gọn đơn giản nhất thì sẽ là do wages (tiền nhân công) và overhead*(chi phí bắt buộc, luôn tồn tại dù doanh nghiệp có dự án kinh doanh hay không).

Làm việc với một studio thường tốn kém hơn rất nhiều so với việc làm với freelancer. Nhưng làm việc studio sẽ có một số lợi ích quan trọng như các studio sẽ đảm bảo và chắc chắn đưa ra được sản phẩm cuối, làm việc chuyên nghiệp hơn, và cả quá trình làm việc sẽ trơn tru hơn, nhất là các dự án có sự tham gia trực tiếp của khách hàng .

Làm việc với một freelancer thường sẽ đi kèm với một mức giá của riêng cá nhân họ (thường là rẻ hơn rất nhiều), nhưng có rủi ro họ có thể là kẻ không đáng tin cậy, sử dụng các phần mềm bản quyền lậu, thiếu chuyên nghiệp và khiến cho cả tiến trình dự án trở nên lộn xộn. Thật ra chọn cách này cũng không “chính thống” lắm bởi vì có đôi lúc khách hàng chậm hoặc thậm chí không trả lương cho sản phẩm của freelancer. Chưa kể mối quan hệ trong giới freelance cũng bấp bênh lắm thành ra có nhiều “bức tường” rườm rà đúng nghĩa dựng lên để bảo vệ quyền lợi của đôi bên.

Chi tiết về quá trình thực hiện CGI và lý do vì sao nó lại đắt như vậy khi làm với studio, thì như tôi đã đề cập ở trên, tất cả là do lương nhân viên và chi phí overhead (trang thiết bị, bản quyền phần mềm, plugins, và chi phí điều hành).

Một đội ngũ các chuyên viên CGI thường bao gồm những người mang trong mình những kỹ năng chuyên biệt. Đầu tiên là chúng ta sẽ có CG Supervisor (Giám sát CG), Art Director (giám đốc nghệ thuật) và Technical Director (giám đốc kỹ thuật). Những người này sẽ có mức lương ở tầm cao nhất, khoảng $80,000 lên đến $150,000, tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và studio đang làm việc.

– CG Supervisor: Đảm nhiệm việc quản lý lịch trình của cả đội, tính toán chi phí và định giá công việc cùng với bên producers (nhà sản xuất), bao gồm cả việc tổ chức các buổi meeting và trình bày với bên phía production.

– Art Director: Chịu trách nhiệm cho chất lượng của sản phẩm do cả team làm ra. Đảm bảo công việc vận hành trơn tru và đi đúng hướng kỳ vọng của các bên agency, khách hàng. Chỉ dẫn cho các artist thông qua concept (hình mẫu), định hình phong cách (style frames), miêu tả cảm xúc/bối cảnh (mood reference), và tất cả những việc khác liên quan tới việc vẽ lên bức tranh tổng cho team hiểu hướng đi mà họ cần đạt được ở sản phẩm cuối.

– Technical Director: Đảm nhiệm việc mang đến những công nghệ kỹ thuật mới cho bộ phận (kịch bản, plugins,…) nhằm nâng tầm chất lượng, độ cầu kỳ của sản phẩm hoặc khiến cho tiến trình diễn ra dễ hơn. Họ tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu & triển khai đồng thời hỗ trợ team trong việc tìm hướng giải quyết cho các vấn đề mà artist đang đối mặt.

Sau cùng là chúng ta có các Artist, những người sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ riêng trong quy trình CG. Ngoài ra còn có cả các Generalist bổ trợ cho kỹ năng của mỗi người, nhưng trình độ chỉ ở một mức chung chung, trong khi đó Specialist (chuyên viên) mới có thể đảm nhiệm công việc và đưa ra sản phẩm ở tầm cao hơn. Còn tuỳ thuộc vào phía studio và kinh nghiệm của họ, Junior (rank bạc), Mid (rank kim cương), hay Senior (thách đấu), những artist này sẽ có thu nhập trong tầm $20,000 đến $100,000.

Trong đội ngũ các Artist chúng ta sẽ có các Leads (lãnh đạo) chịu trách nhiệm cho một số giai đoạn cụ thể trong Quy Trình Thực Hiện CG (Modelling, Animation, Shading, Compositing). Những team leads này ít nhất sẽ ở trình Senior đồng thời sở hữu khả năng lãnh đạo và có thể dẫn dắt team trong suốt quá trình làm việc.

Đôi khi bạn sẽ cần một đội ngũ Modeller chuyên tạo ra các robot, hoặc bạn sẽ cần cả một đội artist chuyên render chỉ để tăng sáng cho vài cảnh quay trong sequence. Những Lead sẽ ở đó đóng luôn cả vai trò cầu nối giữa họ để đảm bảo mọi thứ ráp lại sẽ ăn khớp với nhau.

– Concept Artist: Đảm nhiệm việc vẽ/sơn lên những nội dung tham chiếu cho mood, styleframes, hình tượng cho các nhân vật, quái vật, môi trường. Việc này bao gồm cả vẽ storyboard – nếu ai chưa biết thì storyboard là việc vẽ nên câu chuyện qua các khung tranh vẽ tay, nhằm giúp mọi người dễ hình dung mường tượng nội dung diễn biến, hoạt ảnh diễn biến ra sao, cũng như bố cục và cú máy quay ra sao trong sản phẩm video cuối.

– Modeller: Chịu trách nhiệm việc biến các concept thành mô hình thực tế. Họ có thể mang các concept 2D trở thành những “điêu khắc” 3D ngoài đời thực, điều này giúp cho chúng ta có thể dùng đó như những tài nguyên ứng dụng trong các cảnh quay. Đó có thể là nhân vật, môi trường, tài nguyên như cây cối, đá,…

– Animator: Đảm nhiệm việc sử dụng các storyboard đã vẽ trước đó và các tài nguyên tạo ra từ Modeller để tạo nên những cảnh quay 3D. Việc này bao gồm cú máy quay, chuyển động của nhân vật – hiển nhiên việc này có thể nặng về tính kỹ thuật bởi vì chúng cần được gắn khung mới có thể sử dụng được hết các cử động cần thiết (tạo dáng, biểu cảm gương mặt,..).

– Shading / Rendering: Chịu trách nhiệm việc sử dụng các cảnh quay từ Animator và khiến cho chúng trở nên thật nhất có thể, hoặc theo bất kỳ hướng nào mà dự án đang nhắm tới. Đó có thể là cảnh quay mang phong cách cartoon hoá, hoặc tả thực. Họ sẽ bố trí ánh sáng và đảm bảo các chất liệu của đối tượng sẽ vận hành theo cách tự nhiên nhất (tính kim loại, cao su phải co giãn, lớp nền mặt đất, độ trong suốt,..).

Compositor: Họ sẽ đem các sequence (phân đoạn) đã được render (kết xuất đồ hoạ) từ các render artist và phủ thêm vẻ hào nhoáng sản phẩm cuối của cảnh quay. Họ sẽ thêm hoặc loại bỏ passes khỏi cảnh quay (thêm nhiều sự phản chiếu, ambient occlusion – đổ bóng môi trường, motion blur, độ xoá phông), tinh chỉnh tông ấm hoặc lạnh lẽo về mặt hình ảnh, thêm các hiệu ứng, và chỉnh màu lần cuối qua chúng.

Trong suốt cả tiến trình, sẽ có những cột mốc nhất định và điều đó đồng nghĩa với những buổi thảo luận đánh giá đưa ra từ phía khách hàng cũng như bên agency. Chính việc này cũng sẽ góp phần làm chậm tiến trình cũng như tăng thêm thời gian cho phép của lịch trình. Vậy nên việc chi trả cho toàn bộ đội ngũ artist cho các công việc kéo dài hàng tháng trời có thể dần trở nên cực kỳ tốn kém, trong khi phải đảm bảo bản quyền đầy đủ cho các plugins, gói phần mềm giờ đây là đã là một phần của các model.

{overhead có thể gọi là chi phí chung là một trong những khoản phí gây tiêu hao nguồn lực nhất, khó kiểm soát nhất của các doanh nghiệp, chi phí này có thể là một khoản riêng hoặc của toàn doanh nghiệp và được xem như là một khoản chi phí bắt buộc, luôn tồn tại dù doanh nghiệp có dự án kinh doanh hay không.}
_____________________
Bài đăng của bạn Sa Lê trong group:
https://www.facebook.com/groups/rvn.group/permalink/637868340456711
Edited by https://rvnweb.site

You may also like

Leave a Comment