TẠI SAO CHỈ CÓ NGƯỜI TRUNG QUỐC THÍCH UỐNG NƯỚC NÓNG? CÂU THẦN CHÚ “UỐNG NHIỀU NƯỚC NÓNG” CỦA CÁC NAM THẦN THẬT SỰ CÓ TÁC DỤNG KHÔNG?

by admin

Dường như uống nước nóng đã là một truyền thống ăn sâu vào tâm thức người Trung Quốc.

Mặc dù câu nói “uống nhiều nước nóng” của các bạn trai Trung Quốc có hơi mang chút ứng phó, nhưng không thể phủ nhận trong một số tình huống, uống nước nóng quả thực như một liều thuốc linh nghiệm.

Đặc biệt những lúc tiết trời se lạnh, tạt qua quán cafe nhâm nhi một ly đồ uống nóng, hoặc về nhà ủ chăn uống ly nước nóng, thấy trong người bỗng tràn trề sức sống.

Tuy vậy ở ngoài phạm vi Trung Quốc, không có nhiều quốc gia có thói quen uống nước nóng.

Các quốc gia cùng ở châu Á như Hàn Quốc hay Nhật Bản, dù là mùa lạnh họ vẫn có thói quen uống nước thường khi ăn cơm, thậm chí có khi còn bỏ thêm đá.

Nhắc đến đây, không khỏi thắc mắc, uống nước lạnh thế họ không bị buốt răng hay đau bụng ư? Lẽ nào tranh cãi giữa uống nước nóng hay uống nước lạnh, là do thể chất mỗi người không giống nhau?

  • Kỳ thực tập quán toàn dân uống nước nóng ở Trung Quốc chưa có lịch sử quá dài.

Nhưng trước khi trả lời câu hỏi này, người viết xin được giải thích rõ ràng lại khái niệm uống nước nóng của người Trung Quốc, nước nóng họ thường nói chỉ nước lã đun sôi, để nguội đến khi có thể sử dụng được.

Có một nguồn gốc giữa người Trung Quốc và nước nóng.

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, từ hai vạn năm trước đã có người biết đun nóng nước.

Nhưng để uống nước nóng trở thành một thói quen trong đời sống thì không thể không nhắc đến sự hưng thịnh của văn hóa “trà đạo”.

Đời Đường thịnh hành trà xanh, nghiền trà thành bột, đợi nước sôi rồi đổ bột trà xanh vào là đã thành công rồi.

Còn đời Tống thì quen thuộc với Điểm Trà, cũng sử dụng bột trà xanh và nước sôi, chỉ có điều làm ngược lại là đổ nước sôi vào bột trà.

Cách người Trung Quốc uống trà hiện nay có nguồn gốc từ đời Minh, cũng là cách dùng nước nóng để pha trà.

Nhưng phải chú ý rằng, dù thói quen uống nước nóng của người Trung Quốc đã có từ lâu, nhưng thói quen này chỉ giới hạn trong bộ phận người giàu và nhân sĩ.

Một sự thật trần trụi là: đại đa số người dân đều làm lụng quần quật cả ngày, không có nhã hứng ngồi đun nước sôi, và những vật dụng chứa nước tốt thời đó cũng chỉ phục vụ cho các tầng lớp thượng lưu trong xã hội.

Kỳ thực thói quen uống nước nóng của người dân Trung Quốc chỉ mới có cách đây bảy mươi năm trở lại.

Vào những năm 50 thế kỷ trước, Tân Hoa Xã công bố thông tin quân đội Mỹ thả vũ khí sinh học xuống Triều Tiên.

Để nâng cao ý thức toàn dân Trung Quốc về vấn đề vệ sinh. Năm 1952, toàn quốc phát động phong trào “Vệ sinh yêu nước”, một vấn đề quan trọng trong đó là ăn chín uống sôi.

Lý luận cơ bản của nó là: đa số vi khuẩn không thể sống sót khi đun sôi nước.

Cùng với sự kêu gọi trên toàn quốc, thói quen đun sôi giữ ấm trong phích để sử dụng dần len lỏi vào đời sống của nhân dân.

  • Tại sao ở nước ngoài không có thói quen uống nước nóng như người Trung Quốc?

Kỳ thực, vấn đề an toàn vệ sinh của châu Âu thời kỳ Trung Cổ đặc biệt quan ngại, nguồi nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, còn từng xảy ra những đại dịch của các bệnh truyền nhiễm như bệnh tả mà cho đến nay nhắc lại vẫn khiến nhiều người rùng mình.

Rút kinh nghiệm xương máu, vào thế kỷ 19, nước Anh quyết định cải thiện nguồn cơn của các bệnh truyền nhiễm – nguồn nước. Nhưng họ không chọn cách đun sôi nước như Trung Quốc, mà theo đà phát triển của làn sóng cách mạng công nghiệp hóa, họ đã thiết lập một hệ thống lọc nước diệt khuẩn.

Hai phương pháp khác biệt, nhưng bản chất không khác nhau là mấy, đó là nhu cầu được uống nước sạch.

Do đó, thói quen này cũng lưu truyền lại cho đời sau, trở thành thói quen riêng tại mỗi khu vực.

  • Uống nước nóng tốt hơn hay uống nước lạnh tốt hơn?

Có lẽ có người cho rằng, gạt tình trạng vệ sinh của nguồn nước qua một bên, thì uống nước nóng sẽ tốt hơn uống nước lạnh, vì dù sao có một số người sau khi uống nước lạnh sẽ bị khó chịu bụng.

Thực ra, dựa theo các nghiên cứu khoa học, nước lạnh hay nước nóng đều không có ảnh hướng quá lớn đến sức khỏe con người.

Cơ thể người là một bộ máy điều tiết nhiệt độ, chỉ trừ ở trong trường hợp khí hậu khắc nghiệt, bất luận là nhiệt độ ngoài trời có nóng hay lạnh cỡ nào, cơ thể con người luôn duy trì ở mức 37°C.

Bạn uống nước nóng hay nước lạnh thì thực ra sau khi nước di chuyển từ vòm miệng xuống cổ họng, đường tiêu hóa, nhiệt độ nước cũng không quá khác biệt so với nhiệt độ cơ thể.

  • Tạm kết:

Có người sẽ hỏi, lẽ nào không có bất kì sự khác biệt nào sao?

Một nghiên cứu sẽ nói cho bạn: cho dù bạn nhịn đau uống nước sôi hoặc ăn một thố kem thì nhiệt độ trong dạ dày cũng không vượt quá 0.3°C.

Có người uống nước lạnh sẽ thấy khó chịu, thật ra là do thể chất của người đó hơi mẫn cảm, cũng giống như có người không ăn được cay vậy.

Tất cả đều do thể chất mỗi người khác nhau, chứ không phải do nước lạnh hay nước nóng.

Do vậy nếu bạn thích uống nước nóng thì uống nước nóng, thích uống nước lạnh thì hãy uống nước lạnh.

Nhưng trong một số tình huống nhất định, đúng là nước nóng có hiệu quả hơn một chút.

Ví dụ như khi con gái đến tháng, uống nước nóng hay chườm nóng có tác dụng tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đau tạm thời, tuy vậy cách này không có khả năng trị tận gốc.

Khi pha thuốc hoặc mật ong, dùng nước nóng cũng tốt hơn nước lạnh, nhưng cũng chỉ là do nước nóng dễ hòa tan hơn mà thôi, không liên quan gì đến các vấn đề như dinh dưỡng cả.

You may also like

Leave a Comment