TẠI SAO CHÚNG TA LẠI BỊ BURN-OUT – LUÔN HỌC KHÔNG VÔ – 3 KIỂU BURN-OUT SINH VIÊN NÊN BIẾT VÀ TRÁNH.

by admin

Sinh viên tụi mình đôi lúc cũng bị burnout đúng mà ko.

BẠN CÓ BỊ:

  • Cảm thấy mệt mỏi cuối ngày.
  • Mất luôn động lực để tiếp tục việc học của mình. Và vậy là bạn trì hoãn.
  • Hay bạn cảm thấy ngộp mỗi lần nghĩ tới to-do list hôm nay phải làm.
  • Hoặc là đầu kỳ sung lắm, giữa kỳ bắt đầu ngộp, cuối kỳ là bèo nhèo như con mèo lun.

Cứ như vậy, mệt mỏi kéo dài khum thoát ra đc.

Có thể đó là triệu chứng của burnout.

Burn out là khi bạn mệt mỏi về cả thể xác và tinh thần, không thể tiếp tục công việc bạn đang làm.

XUẤT PHÁT TỪ VIỆC BẠN STRESS VÀ BẬN RỘNG VỚI:

  1. việc học tập hoặc công việc bạn đang làm
  2. dọn dẹp nhà cửa
  3. thói quen tốt bạn muốn duy trì (vd: viết content, ngoại ngữ, thể thao, đọc sách…)
  4. học ngôn ngữ mới
  5. duy trì mối quan hệ bạn bè

Ví dụ:

  1. bản thân mình là sinh viên, đang luyện IELTS và duy trì thói quen viết content.
  2. ngoài ra mình muốn bản thân mình duy trì việc thức sớm và đi bộ. Một thói quen khác mình mới thích gần đây là chỉnh ảnh lightroom.
  3. vì sống tự lập nên mình cũng phải nấu ăn, dọn dẹp, lau quét nhà, giặt giũ.
  4. ngoài luyện ielts ra thì mình cũng đang học tiếng nhật.
  5. cuối cùng là mình cũng dành thời gian ra để duy trì một số mối quan hệ quan trọng đối với mình. có thể là teammate, có thể là anh chị mentor, bố mẹ, thầy cô…


Mình biết lịch như vầy còn nhẹ nhàng chán. Nhưng với mình, hoàn thành hết đống đó là hết ngày.

Lâu lâu mình bị burn-out và nghi ngờ bản thân.

  • mình đang làm cái gì vậy?
  • tại sao phải ngồi đây học cái này?
  • sao quài khum dô dị chòi?

Vậy là mình trì hoãn dữ dội. Mình thấy ngộp khi phải ngụp lặn giữa nhiều việc. Và đó là triệu chứng của burn out đấy.

Rõ ràng là burn out tác động xấu đến cuộc sống của chúng ta rất nhiều.

  • vừa ko enjoy cuộc sống
  • vừa thiếu đi động lực

Vậy nên chúng ta hãy tìm hiểu và tìm cách tránh nó thui.

—⠀

CÓ 3 DẠNG BURNOUT:

  1. OVERLOAD BURNOUT – VIỆC QUÁ NHIỀU, QUÁ NẶNG

Là khi bạn làm việc cường độ nặng và quá muốn thành công.

Bạn làm nhiều, nặng và kéo dài trong nhiều ngày làm việc và học tập chẳng hạn. Sáng là vậy, xong tối về lại lo tiếp đến cái khác (duy trì học TA hoặc viết content). Mà ko dành thời gian nghỉ ngơi.

Dần dà nhịp sống này tuy cho bạn cảm giác mình rất năng suất, nhưng nó ko lành mạnh chút nào.

Cách nhận biết khi nào mình làm nhiều quá: bạn làm quá nhiều việc mà quên đi sức khoẻ và cuộc sống của mình.

Giải pháp là hãy tư duy “quality over quantity” (chất lượng hơn số lượng).

Thay vì ôm đồm nhiều việc, đặt mục tiêu một ngày hoàn thành càng nhiều việc càng tốt. Thì hãy nghỉ ngơi đủ để:

  • não đc tái tạo.
  • chăm chút cho các mối quan hệ.
  • tiếp thu bài học tiếp theo tốt hơn.
  • tiết kiệm thời gian học bài, làm việc cho lần sau. vì bạn nghỉ ngơi đủ, minh mẩn rùi thì 1 tiếng minh mẩn = 4 tiếng đau não.

Làm sao đó để cân bằng lại.

  • Có thể là đặt mục tiêu hoàn thành tối đa 3 đầu việc thôi.
  • Sắp xếp thứ tự ưu tiên và hoãn lại những thứ ít ưu tiên hơn cho giai đoạn khác.


  1. UNDER-CHALLENGED BURN OUT – VIỆC QUÁ NHẸ, LÀN NHÀN

Ngược lại với cái ở trên, cái này kiểu bạn khum thấy thử thách đủ, làn nhàn làn nhàn. Mặc dù nhàn rỗi thì thích, nhưng mà tưởng tượng cả ngày cứ mấy cái dễ ờm, lặp đi lặp lại quài, chán ko muốn nói.

Ở khía cạnh học ngôn ngữ. Có thể lấy ví dụ một người đã trình độ N4 rùi thì ko nên phí thời gian học với những bạn begginers. Có thể bạn cho rằng học lại là một cách để ôn lại bài vở.

Nhưng khum đâu, bạn ngồi trong lớp, học những cái mình biết rùi chỉ là sự mất thời gian với tốn kém thui.

Thay vào đó, bạn nên lựa chọn những gì ở ngưỡng trình độ của mình và cao hơn xíu nhé.

Mình từng trong hoàn cảnh như vậy.

Ở đại học mình một kỳ trung bình mình cần học 3 môn, lịch của mình bận rộn dữ lắm.

Mở mắt ra là đọc bài, mở mắt ra là ôn kiểm tra, là học thuộc lòng từ vựng tiếng nhật, là call team để tập dợt, để làm ppt.

Cứ như vậy, 3 tháng liên tục luôn có thử thách mới chờ mình làm.

Đến một kỳ nọ mình quyết định học 1 môn. =))).

Mình nghĩ là mình sẽ có thể dành thời gian tập trung hơn. Nhưng khum, vì quá ít thời gian học, não mình sinh tật ù lì.

Mình đã ko cố gắng vì môn học đó, mình thiếu động lực, mình trì hoãn vì nghĩ rằng “trùi ui, ba cái đồ quỷ này ngồi xíu là xong”. Cái tới ngày dô lớp lun vẫn chưa xong. :)))

Và như mình nói, 1 kỳ học của mình 3 tháng, ồi ôi 3 tháng đó siêu mất thời gian, vừa học ko tốt, vừa lầm lầm lì lì.

Lời khuyên là học ít môn thôi nhưng đừng ít quáaa.

Và bạn hãy biết giới hạn của bản thân, thử thách mình vừa đủ, ko quá cao cũng ko quá nhẹ.


  1. NEGLECT BURNOUT – CHÁN VIỆC VÌ THIẾU ĐI SỰ HƯỚNG DẪN

Kiểu này là do bạn thiếu sự hướng dẫn, chỉ bảo, kiểu thấy ko đc giúp đỡ, dìu dắt. Khiến bạn ko biết bắt đầu từ đâu, con đường đi đến mục đích của bạn như thế nào? Mông lung một hồi bỏ cuộc lun.

Ví dụ điển hình như việc viết content

Nếu mục tiêu của bạn là muốn kiếm tiền từ việc viết content. Bạn bắt đầu từ con số 0 và ko biết đi con đường như thế nào là nhanh, là bền vững, là hiệu quả nhất. Thì dù bạn có nhiệt huyết từ những ngày đầu, thì những ngài sau đó sẽ dần mông lung và dừng lại. Vậy thì ko những vừa burnout vừa phí thời gian, công sức của bạn nữa.

Một ví dụ nữa là việc luyện IELTS chẳng hạn.

Bạn muốn bản thân đi từ 4.5 lên 6.5 nhưng mà bắt tay vào làm chẳng biết như thế nào. Tham khảo lộ trình trên mạng xong mông lung lun vì mỗi người mỗi lộ trình.

Chúng ta cần phải có ý niệm về thời gian để không phải cứ phí hoài nó như vậy đc.

Giải pháp cho vấn đề này là hãy tìm một người Thầy kèm mình. Họ sẽ biết sức của bạn tới đâu, do sức ì của não hay thực sự bạn ko làm được mà đưa ra lộ trình hợp lý cho bạn.


Và trên đây là 3 kiểu burn-out và giải pháp cho chúng. Mong là giúp đc bạn nhó.

You may also like

Leave a Comment