Tại sao đa phần phim khoa học viễn tưởng là thế giới phản địa đàng (dystopia) và quá ít thế giới địa đàng (utopia)?

by admin
Tại sao đa phần phim khoa học viễn tưởng là thế giới phản địa đàng (dystopia) và quá…

Tại sao đa phần phim khoa học viễn tưởng là thế giới phản địa đàng (dystopia) và quá ít thế giới địa đàng (utopia)?

Trả lời: Dane Rodriguez – Cử nhân Kỹ thuật máy tính & Triết học, Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (dự kiến 2021)
Trả lời: https://qr.ae/pNC4Z8
Tất cả các câu trả lời khác đều đúng, nhưng chúng cũng bỏ sót đôi điều.
Chắc chắn đã có sự lười biếng nhất định trong cách tiếp cận câu chuyện về những thế giới phản địa đàng.
Gần đây, tôi bắt đầu đọc cuốn Ready Player One. Không hợp gu lắm nhưng tôi cũng đã cố gắng đọc và xem đâu là điểm thú vị của cuốn sách.
Mới vài trang đầu thôi ta đã bị tác giả đập vào mặt người đọc một thế giới như vẹo. Tác giả vung ra những con virus, những thành phố lớn bị san phẳng bởi bom nguyên tử, những cuộc “chiến tranh liên miên”; ấy vậy mà cùng lúc đó mọi người lại đang bận xem mấy chương trình tương tác vớ vẩn hay chơi game và không được xem thời sự.
Các cuốn sách phản địa đàng đại khái đều giống nhau nên Cline (tác giả cuốn Ready Player One) đã có một nền tảng vững chắc để bám vào khi xây dựng thế giới hoang tàn của mình. Thế giới chợt trở nên thật tệ hại, những gì ta thấy là nơi chốn bỏ hoang, đổ nát sau chiến tranh hoặc những đô thị xám xịt và chen chúc.
Sau khi hoàn thành danh mục Điều Tệ Hại, giờ tác giả nhảy ngay sang phần Ý Tưởng Chung.
Hầu như luôn có một Ý Tưởng Chung. Và tôi dừng đọc. Những gì tiếp theo xảy ra trong cuốn sách là trải nghiệm cool ngầu của mỗi-người-chúng-ta (cả-chính-bạn-nữa) – người đọc ạ.
Tạo dựng bối cảnh cho Thế giới địa đàng sẽ phức tạp hơn rất nhiều, bởi vì Thế giới địa đàng cần một nguồn tái tạo, chứ không phải một cơn hủy hoại. Những câu trả lời khác cũng chỉ ra rằng sự xung đột trong thế giới địa đàng không được xây dựng một cách đúng đắn. Bạn không thể nói rằng, nó chỉ là một thế giới bình thường có cái này cái kìa… nên nó tuyệt vời hơn được. Nếu bạn xây dựng như vậy, bạn sẽ đâm vào một bức tường tên “rồi một ngày mọi chuyện không còn tuyệt như trước”.
Vậy tiềm năng để phát triển một thế giới địa đang nằm ở đâu?
Thế giới địa đàng không phải một khái niệm nhất quán. Nếu cho mười người miêu tả Thế giới địa đàng, ta sẽ có mười Thế giới địa đàng khác nhau trong khi nếu liên tưởng tới Phản địa đàng ta sẽ gần như chỉ thấy một thế giới. Một câu chuyện về cách chúng ta giải quyết những vấn đề cố hữu nghe thật bất khả thi nhưng cũng vô cùng thú vị.
Để nhấn mạnh về mặt bất khả thi, giờ nhìn vào cái ảnh đi, tôi tìm thấy nó khi google cụm “Utopia”. Thấy đẹp không?
Giờ trả lời câu hỏi này nhé. Ai sẽ sống trên đỉnh mấy tòa nhà chọc trời đó?
Sau cùng thì cũng chỉ có một hoặc hai căn penthouse trên mỗi tòa nhà đó thôi. Và tôi nghĩ mọi người đều đồng tình rằng chúng ta khoái sống trên đỉnh hơn. Vậy ai sẽ sống trên đó? Và ai sẽ phải sống ở dưới tầng trệt?
Xã hội lý tưởng sẽ quyết định vấn đề đó ra sao?
Sự bất bình đẳng không bao giờ thay đổi. Thế giới về bản chất đã không ngang bằng. Bất kỳ câu trả lời nào về người sống trên đỉnh đều dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.
Chính trị gia? Rõ ràng là không ổn.
Nhà khoa học, kỹ sư, nhà thơ? Nghe có vẻ hợp lý hơn chút, nhưng làm cách nào để họ tạo dựng sự ảnh hưởng và kiếm tiền?
Một hội đồng gồm nhiều thành viên? Lạc vào chính trị mất rồi.
Tiền bạc quyết định? Vậy sẽ chẳng có nhà khoa học hay nhà thơ nào mà chỉ có mấy nhà kinh doanh. Vậy họ sẽ kinh doanh cái gì để được lên ở trên tầng thượng?
Bỏ phiếu? Ơ, lại chính trị nữa à.
Vậy nên bạn phải thật sự thông minh. Bạn phải thực sự tạo dựng một thế giới, chứ không phải mấy thứ tào lao trên nền tảng thế giới có sẵn. Không một thế giới nào không có xung đột, dù cho nó có lý tưởng tới mức nào chăng nữa.
Mong rằng ai đó sẽ may mắn với chủ đề này. Tôi không nghĩ mình là kẻ duy nhất mệt mỏi với đống Phản địa đàng đâu. Thử liếc qua giá sách hay đọc tin tức mà xem.

>Emily Payton :

Thế giới địa đàng mà tôi thích nhất là thế giới được miêu tả trong cuốn The Thing Itself (hay Vật tự thể, khái niệm mà Kant – nhà triết học cuối thế kỷ 18 – nghĩ ra) (của ai thì tôi quên rồi) (của tác giả Adam Roberts) và thế giới đó không có khổ đau. Không đúng nghĩa. Không bệnh tật, không bất công, không bạo lực. Mọi thứ đều ổn và mọi người hạnh phúc.
Nhưng thế giới địa đàng đó cũng hiểu rằng con người cần sự khổ đau để có thể cảm nhận hạnh phúc. Vậy nên họ tham gia những hội nhóm – nơi đẩy họ vào những tình huống gây đau khổ để giúp họ cảm thấy hạnh phúc. Nhân vật chính thuộc nhóm những người tham gia trải nghiệm “bệnh cổ”, như cảm cúm hay dịch hạch.
Tất nhiên, vẫn có những kiểu trải nghiệm không thể hoàn toàn kiểm soát, vậy nên vẫn gây ra những đau đớn hay bất hạnh.
Tôi đoán “ý tưởng” này nằm trong phạm vi Phản địa đàng nhiều hơn. Nhưng tôi thích nó, và tôi cũng nghĩ rằng bạn đúng – Thế giới địa đàng không được phát triển do chúng quá phức tạp. Tiếc làm sao.

You may also like

Leave a Comment