Tại sao đôi khi chúng ta muốn trở nên thật buồn?

by admin

Bởi vì nỗi buồn tồn tại lâu hơn rất nhiều so với những cảm xúc khác.

Con người chúng ta có xu hướng cảm thấy mọi thứ xung quanh thật bình thường trong hầu hết thời gian, và có những dịp hiếm hoi khi chúng ta được trải nghiệm sự hạnh phúc, vui vẻ trong các ngày lễ, các sự kiện quan trọng…, nó sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thật thoải mái, phấn khích ở một mức độ nào đó. Nhưng, nó không tồn tại dài lâu, và sẽ biến mất đi nhanh chóng.

Nỗi buồn thì lại khác. Nó ở lại với chúng ta, khoét sâu vào trong trái tim tổn thương đó thật nhiều.

Ngay lúc này đây, ai ai cũng đang cố gắng sống với những màu hạnh phúc của phổ cảm xúc kia, trong khi không hề nhận ra rằng mỗi sự lớn lên đi cùng với nó, là sự sụp đổ. Đó là lí do con người ta trở nên suy sụp, và khi ấy cơ thể họ chẳng còn một chút sức lực nào cả, cứ ì ra như vậy.

Đó là ảnh hưởng của hiệu ứng bập bênh. Càng lên cao bao nhiêu, bạn sẽ càng xuống thấp bấy nhiêu.

Áp dụng điều này cho phổ cảm xúc của chúng ta, hãy coi nó như một chiếc bập bênh, hay một chiếc cân cân bằng vậy.

Nếu bạn chỉ dồn trọng lượng vào một bên, thì bên kia sẽ lên cao vút; tương tự, nếu bạn không chấp nhận nỗi buồn mà chỉ cố gắng đẩy chúng xuống phía bên dưới, thì khi những niềm vui lụi tàn, chúng nặng trĩu xuống, làm bật nỗi buồn kia lên với một lực phá hỏng sự cân bằng.

Điều đó có nghĩa rằng bạn cần phải trải nghiệm tất cả các cảm xúc giống nhau, không cảm xúc nào là hơn cả.

Và nỗi buồn không phải là điều gì xấu. Nỗi buồn chính là một phần làm nên chúng ta.

Khalil Gibran từng nói rằng:

“Nỗi buồn càng khắc sâu vào trong lòng bạn bao nhiêu, bạn lại càng chứa đựng được nhiều niềm vui bấy nhiêu.”

Bạn đang cải thiện một cách hiệu quả về phạm vi cũng như cường độ cảm xúc mà bạn có thể trải qua bằng cách chấp nhận cả những điều tốt và điều xấu trong cuộc sống của mình.

Những cảm xúc trong bạn là thứ tạo nên con người bạn. Đừng chỉ sống với một nửa của chính mình trong khi cố chối bỏ nửa kia. Vì thế, điều đó ổn thôi nếu đôi khi bạn muốn buồn một chút.

Hãy trải nghiệm nó, để biết nó là gì.

Theo: Phạm Khải

You may also like

Leave a Comment