TẠI SAO KHÔNG QUÂN ĐỨC QUỐC XÃ LẠI SML TRƯỚC NGƯỜI ANH?

by admin

Vào cuối những năm 30 đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, có châu Âu đã phát khiếp trước độ máu chó của Đệ Tam Đế chế Đức. Dưới sự dẫn dắt của gã độc tài Hitler, chủ nghĩa phát xít đã được “phân phát” cho hàng loạt các quốc gia châu Âu xấu sổ mà tiêu biểu nhất là xứ Pháp hoa lệ. Chỉ trong vòng 46 ngày (từ 10/5-22/6/1940), đội quân thích uống bia đã bón sơ sơ vài tấn hành vào mồm người Pháp, khiến cường quốc lắm thuộc địa thứ 2 thế giới khi ấy buộc phải phất cờ trắng và gia nhập hàng ngũ phe Trục.

Và với cương vị là thằng chí cốt từ mấy chục năm trở lại đây, người Anh không đời nào đứng nhìn Pháp bị thôn tính, suốt cuộc chiến họ đã tích cực viện trợ, đưa quân qua giúp người anh em của mình chống lại chủ nghĩa phát xít. Thế nhưng dù là đế chế lắm thuộc địa nhất, song mấy bác Anh cũng nhanh chóng gục ngã trước vài đường quyền của quân đội Đức Quốc Xã, bị đá bay ra khỏi châu Âu đại lục (phần đất liền nối với châu Á) và rơi vào tình trạng kiệt quệ nghiêm trọng.

Đế giữa tháng 6/1940, Đức sau khi xử lý Pháp xong rồi, bắt đầu quay sang tính sổ với xứ sở sương mù vốn đang thoi thóp. Thế nhưng tưởng như cá đã nằm trên thớt rồi, chỉ cần chặt 1 cái là xong (dù chỉ dùng không quân), vậy mà suốt mấy tháng sau đó, dù có nỗ lực đến mấy thì nước Đức cũng không thể kết liễu được đối thủ dù giữ vững chiến thắng ngay từ ban đầu, để rồi nhận về những vết thương đau đớn cùng 1 trận hòa bẽ mặt. Tại sao lại như vậy?

Phải chăng do quân Anh sở hữu cho mình 1 vũ khí bí mật? Hay có lẽ nào lính Đức do uống quá nhiều bia mừng chiến thắng trước Pháp mà suy giảm cả sức chiến đấu? Và liệu rằng chiến thắng của Anh có thực sự kỳ diệu như người ta nói? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

-TRÊN TIỀN TUYẾN:

Mặc dù chúng ta cảm thấy khó hiểu về thất bại của Đức Quốc Xã trong chiến dịch này, nhưng nếu suy xét kỹ hơn một chút, ta sẽ thấy việc không quân Luftwaffe sấp mặt cũng không đến mức gì quá ảo ma Canada đâu. Vậy ta hãy đến với yếu tố đầu tiên, đó là…

+LỰC LƯỢNG VÀ CHIẾN THUẬT:

Về lực lượng thì xét trên lý thuyết, không quân Luftwaffe của Đức đông hơn Anh cũng phải 20% (khoảng 2600), tuy nhiên thực tế người Đức chỉ có chưa đầy 1000 máy bay tiêm kích chiến đấu, còn lại hầu như là những chiếc máy bay ném bom nặng nề, chậm chạp, sức chiến đấu thấp. Trong khi đó phi công Anh cũng sở hữu cho mình 1 số lượng tiêm kích tương tự, thậm chí loại Supermarine Spitfire còn ngon hơn cả Bf-109 của Đức. Chưa kể dàn pháo phòng không luôn sẵn sàng hỗ trợ mấy anh ý ở dưới đất.

Ngoài ra, các phi công Anh cũng rất hiểu ý nhau. Họ phối hợp nhịp nhàng, bầy Spitfire nhanh nhẹn, linh hoạt sẽ tấn công, thu hút tiêm kích Đức rời khỏi đoàn hộ tống để tạo cơ hội cho những chiếc Hawker Hurricane tuy chậm nhưng trâu, tank được đạn lớn nhào vô xé xác phi đội máy bay ném bom chậm chạp, khó mà né đạn được. Chiến thuật hiểm hóc ấy đã gây biết bao khó khăn cho Luftwaffe, thậm chí 1 số loại máy bay ném bom của Đức còn bị loại khỏi vòng chiến vì bị bắn rụng quá nhiều.

Nói đến lực lượng mà bỏ qua các anh phi công thì thật quá thiếu xót. Và đây cũng chính là vấn đề lớn nhất của không quân Hoàng gia Anh lúc này. Trải qua những trận đọ sức nảy lửa trên bầu trời Pháp, rất nhiều phi công xứ sương mù đã bận nghỉ phép về gặp ông bà tổ tiên mà chả thể chiến đấu cho tổ quốc được nữa, hay có chăng thì họ cũng bị bắt hoặc trọng thương. Trong khi đó phía Đức lại chuẩn bị cho chiến tranh từ vài năm chiếc đó, số phi công tuy không nhiều kinh nghiệm nhưng được cái đông hơn. Tình thế rất nguy cấp khi trung bình 1 phi công Anh sẽ phải đối đầu khoảng 4-5 phi công Đức để cân bằng thế trận.

Để giải quyết vấn đề này, người Anh phải tìm đủ mọi cách nhằm tăng số phi công. Hầu như tất cả những ai có bằng lái máy bay đều được xem xét huy động vào không quân, thế nhưng số lượng phi công tử trận thì vẫn cứ tăng đến chóng mặt, vượt số người mới vào. Trong khi đó mỗi khi 1 phi công Đức mất đi thì gần như sẽ lập tức có người phi công khác thế chỗ anh ta. Điều này buộc họ tìm đến phương án 2 đó là xin sự hỗ trợ của những phi công nước ngoài. Những kẻ chinh phục bầu trời từ các nước trong khối liên hiệp Anh (Canada, Australia, New Zealand) cùng một số quốc gia khác, đặc biệt là những quốc gia bị Đức Quốc Xã đánh bại (như Pháp, Bỉ, Na Uy, Ba Lan,…) đã tích cực tham gia bảo vệ bầu trời Anh quốc. Kết quả là khoảng đâu đó 1/5 số phi công Anh lại… không phải là người Anh.

+LỢI THẾ SÂN NHÀ:

Được rồi thử nghĩ này, nếu bạn vác súng qua nước người ta xâm lược thì bạn sẽ cần gì để có sức đánh nhau? Yup, đồ ăn thức uống. Vậy nếu vác cả xe tăng sang thì sao? Yup, bạn sẽ cần xăng. Ơ thế còn máy bay? Hẳn là xăng… mà khoan đã, bên đấy làm gì có sân bay quái nào lại muốn chào đón đám cướp nước như bạn đến đổ xăng chứ, và bạn chắc chắn cũng không thể diễn xiếc khỉ vừa bay vừa tiếp xăng cho phi cơ được, lúc đấy thì bình xăng chưa kịp đầy mà đã thấy cái quan tài của bạn đầy chỗ rồi đấy. Và đó cũng chính là vấn đề đầu tiên mà các chàng phi công đam mê uống bia của chúng ta mắc phải.

Trong khi mấy bác phi công Anh chủ nhà thư thái lượn qua lượn lại, hạ từng phi cơ Đức, vừa uống trà vừa ngắm hoàng hôn không lo bình xăng cạn thì các anh phi công tiêm kích phe Trục buộc phải lao lực chạy qua chạy lại để tiếp nhiên liệu ở Pháp rồi quay lại Anh đánh được 20-30 phút, xong lại phải về tiếp nhiên liệu (đến nỗi 1 chiếc tiêm kích Spitfire của Anh trong một ngày có thể chiến đấu năng suất bằng 3 chiếc tiêm kích Messerschmitt của Đức). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức chiến đấu và năng suất của phi công, khi giờ đây, những chiếc máy bay ném bom đã gặp nguy hiểm lớn khi bầy đại bàng tiêm kích bảo kê họ thường xuyên vắng mặt để “bú xăng hồi sức”, khiến họ trở thành miếng mồi ngon cho bầy diều hâu háu đói của không quân Hoàng gia Anh.

Ngoài ra, việc sản xuất máy bay ở Anh diễn ra rất đều đặn, thường xuyên. Máy bay Anh vừa rẻ vừa dễ làm hơn Đức, mà hiệu quả thì cũng chả kém. Vậy nên trong khi đoàn chim sắt của Đức ban đầu tuy đông hơn nhưng càng đánh càng hao hụt thì phía Anh liên tục ra lò những chiếc máy bay mới để thế chỗ những chiếc đã tan khung nát động cơ. Qua đó, người Anh ngày càng lấy lại ưu thế trên bầu trời nước nhà.

-BỨC TƯỜNG RADAR VÀ ĐỘI QUÂN TÌNH BÁO:

Trong 1 trận đánh, nhằm đảm bảo chiến thắng thì ta cần những yếu tố nào? Hẳn là bạn sẽ nghĩ đến quân số, hậu cần, thế trận, thiên thời địa lợi,… nhưng 1 cái nữa cũng rất quan trọng đó là tính bất ngờ. Và trong trường hợp này, người Đức luôn muốn làm những pha “Surprise mother f*cker” đối với quân Anh song họ hầu như thất bại toàn tập. Đó là bởi Anh đã có cho mình 1 thứ vũ khí cực lợi hại, đó là bức tường Radar dọc bờ biển cùng đội quân tình báo vừa đông vừa tinh vi.

Trước hết ta hãy nhắc đến hệ thống Radar Dowding đầy lợi hại ở vùng bờ biển Anh. Nhờ bức tường này, người Anh đã có thể nhanh chóng phát hiện ra vị trí, thời điểm những cuộc tấn công của đối phương để cử máy bay đi đánh chặn kịp thời nhằm gây bất ngờ cho quân phát xít.

Tiếp đến là lực lượng tình báo, mặc dù đối phương sở hữu những vũ khí tình báo vô cùng lợi hại, trong đó phải kể đến là cỗ máy Enigma, thì người Anh cũng sở hữu cho mình 1 dàn các hacker lão luyện mà nổi trội nhất là Alan Turing. Từ những năm trước chiến tranh, Hitler đã cho phát triển 1 loại thiết bị soạn giải mã vô cùng tinh vi tên Enigma, nó là 1 hỗn tạp của toán học, vật lý học, ngôn ngữ học hay thậm chí cả nguyên lý cờ vua và trò ô chữ. Từ 26 chữ cái latinh, nó có thể biên soạn thành 8 nghìn tỷ mã bí ấn, từ đó soạn ra và giải các bức điện mật. Người Đức tự hào vỗ ngực: “Bố mày thách đứa nào giải được cái máy này đấy, đến thần thánh cũng phải bó tay”. Lúc đầu chiến tranh nó quả đã gây không ít khó khắn cho quân Đồng minh chống phát xít, ấy thế mà chỉ với vài đường quyền, nhà toán học Turing đã phá tan công sức bao năm của người Đức với máy tính Bombe. Từ đó, máy bay Đức cứ định ném bom chỗ nào thì chào đón họ là những họng súng phòng không luôn chĩa thẳng lên trời cùng bầy chim sắt của đối phương.

À mà nhắc đến tình báo, gián điệp thì cũng phải nhắc đến nhưng sai lầm ngớ ngẩn của phe phát xít khi đối đầu với Anh. Đầu tiên là việc Hitler đã tai hại bỏ qua các trạm radar vốn là 1 thứ vũ khí sống còn của Anh để đi oanh kích London. Còn 2 là gián điệp Đức… họ ngớ ngẩn đến mức tổ tiên có khi cũng phải độn mồ sống dậy để ạ họ 1 chàng đấy chứ. Hmm để xem nào, trong những gián điệp được giao nhiệm vụ quan trọng sang Anh theo dõi địch và phá hoại từ bên trong, người bị bắt vì gọi bia sai giờ quy định (bên Anh khi ấy quy định không được bán rượu trước bữa trưa vì chiến tranh), người bị bắt vì đi sai làn đường, thanh niên khác thì bị bắt sau khi nhờ chỉ đường, …. Tất nhiên, Hitler không ngáo đến nỗi đào tạo ra những tên nội gián đần độn, thiếu kinh nghiệm cũng như hiểu biết về văn hóa như thế. Người ta cho rằng phía Đức có phá hoại từ bên trong, và kẻ phá hoại không ai khác chính là Herbert Wichmann, chỉ huy 1 cơ quan tình báo ở Đức, ông này vì không muốn chiến tranh leo thang nên đã ngầm cài những tên gián điệp thiếu kinh nghiệm, có lòng nhiệt huyết nhưng không có nhiều hiểu biết đảm nhận sứ mệnh quan trọng này để nó thất bại, với hi vọng Hitler vì thiếu thông tin tình báo sẽ bỏ cuộc không xâm lược Anh nữa.

Vậy tóm lại lý do Đức trên lý thuyết thì hòa hay thực tế thì thua Anh trong trận đại không chiến Anh quốc nếu suy xét ra thì cũng không phải bất khả thi. Có thể điểm đến 1 số nguyên nhân căn bản như sau:
-Chim Đức tuy to với nhiều hơn nhưng toàn chim thả bom chứ chim chiến hơi ít.
-Mấy bác Anh có lợi thế sân nhà, đỡ phải chạy qua chạy lại tiếp xăng nhiều lần với cả có chiến thuật rất okela, hiệu quả.
-Bức tường radar của Anh khiến Đức từ đi hù người ta lại bị bất ngờ dọa cho xón ra quần
-Lực lượng tình báo Anh quá đỉnh, điệp viên Đức quá đần độn

Nguồn:Kim Đồng Nguyễn – group Trở Về Lịch Sử

You may also like

Leave a Comment