Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ rằng đa số nhà của người Việt không giống như vậy.
Những ngôi nhà cao và rất mảnh như vậy (chúng tôi gọi đó là “nhà ống”, được dịch trực tiếp từ “pipe house” ) thường được thấy ở những nơi mà giá đất đắt đỏ. Vậy nên, như bất cứ nơi nào khác trên thế giới khi người ta chỉ có một phần đất nhỏ để xây nhà, chúng tôi xây nhà thật cao.
Giá cả sẽ cao hơn nếu đất đai phải đối mặt với tình trạng “đất chật, người đông” vì bạn có thể mở một doanh nghiệp ở đó. Vậy nên mọi người tìm tới những khu đất mặt tiền nhỏ và tạo một cái “đuôi” dài để giảm kích thước nhà. Xây một ngôi nhà cao trên khoảng đất hình chữ nhật không được vuông vắn đã tạo ra “nhà ống”. Dù sao đi nữa, những người bạn là kiến trúc sư của tôi không hề thích điều này.
Đây là hình ảnh minh họa cho một con phố đông đúc ở Thủ đô Hà Nội
(ảnh 1)
(Nguồn ảnh: Hà Nội còn 500.000 nhà ống không có lối thoát hiểm)
Trong một thành phố đông đúc như Hà Nội, giá đất cao tới nỗi những người tậu được đất chỉ có thể mua một mảnh nhỏ. Vì vậy, họ xây nhà cao hơn và bạn sẽ thấy nhiều “nhà ống” hơn.
Nếu bạn rời khỏi một vùng nhộn nhịp trong thành phố và tới những nơi như ngoại ô hay các vùng quê, mọi thứ đều thay đổi. Dưới đây là một ví dụ của làng tôi.
(ảnh 2)
(Nguồn ảnh: Cổng thông tin giao tiếp điện tử huyện Bình Xuyên)
Có một vài căn “nhà ống” gần trục đường chính (khoanh đỏ) nhưng phần lớn những nhà khác thì thấp hơn hoặc rộng hơn nhiều bởi giá đất ở đó rẻ hơn. Tôi không có ảnh chụp nhà mình nhưng căn nhà trong ảnh dưới đây giống với nhiều căn khác trong làng: cổng lớn, có tường và nhà không cao lắm (và không thể bỏ qua người phụ nữ đang cười thật tươi trên đường về nhà sau khi làm đồng xong)
(ảnh 3)
(Nguồn ảnh: Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới | Xã hội)
Theo: Phương Maii