Tùy trường, tùy chương trình học.
Chương trình thạc sĩ ở nhiều trường cũng như một vài chương trình học tiến sĩ ở một số trường đại học được tạo ra như một phương thức kinh doanh giáo dục của nhà trường. Và mục đích họ mở ra những chương trình học ấy dĩ nhiên chính là để kiếm chác học phí từ những người đăng ký học.
Ai cũng có thứ mình muốn chẳng phải tốt sao, tội gì phải nghiêm khắc làm phật lòng đại gia làm gì?
Hơn nữa, thứ đưa những vị đại gia này tới chính là bằng cấp, học vị của ngôi trường ấy, với tư cách là bên cung cấp “dịch vụ”, nhà trường đương nhiên phải phục vụ tận tình chu đáo, cho dù cần bao nhiêu bằng tốt nghiệp thì đều có, dù sao thì những người như họ sau này cũng không ở lại nước ngoài, không cần phải cố làm khó các cậu ấm cô chiêu này làm gì, rồi sau đó cố gắng đong đưa nhờ họ cho cái đánh giá 5 sao là được rồi.
Vả lại, cha mẹ của những rich kids này có thể chi trả 100 nghìn đô cho 1 năm học phí và sinh hoạt phí cho cục cưng của họ, bạn thật sự nghĩ rằng cùng bậc học vị thạc sĩ với nhau, bạn với những người như vậy có thể có cùng vạch xuất phát như nhau không? Các bạn có thể cạnh tranh với nhau không? Đối với những người như họ, bất kể là có bằng cấp hay không thì đều có cuộc sống tốt hơn người bình thường như chúng ta rất nhiều.
Hiển nhiên, xác suất để chúng ta gặp những người như vậy không nhiều. Những chương trình này, chỉ có thể mô tả bằng một từ :“rác”. Hai bên (nhà trường và học viên) đều đạt được thứ mình muốn và tôi nghĩ chúng ta chẳng cần phải khó chịu hay phàn nàn làm gì.
Còn có cả những hạng mục chương trình học của một vài trường đại học danh tiếng, nhìn cấu trúc chuyên ngành bậc tiến sĩ rất kém, hoặc có thể nói những người tốt nghiệp tiến sĩ của những chương trình ấy rất kém (đều chẳng cần phải có bài được đăng báo, thậm chí học tiến sĩ mà chỉ học 2 năm là tốt nghiệp luôn). Tuy nhiên bên cạnh đó, nếu gặp được một ai đó là tiến sĩ, bạn nên quan tâm trình độ, năng lực thực tế của người đó. Có những người, khả năng của họ quả thật là vượt ngoài tầm hiểu biết của chúng ta. Hồi tôi học tiến sĩ vật liệu sinh hoá và môi trường ở nước ngoài có hướng dẫn cho một sinh viên, thời gian tôi làm người hướng dẫn cho cậu ấy mới phát hiện cậu trai này quả thật rất không tầm thường. Thời điểm đó cậu ấy là sinh viên năm tư. Sau đó, tôi từ tổ giáo sư nghe được bài báo cáo công việc và ý tưởng nghiên cứu của đội cậu ấy. Sinh viên năm tư nhưng trình độ chẳng khác gì tiến sĩ năm tư. Sau này cậu ấy đến Emory University học tiến sĩ và tốt nghiệp chỉ sau 2 năm. Buồn cười không? Khi cậu ấy tốt nghiệp tiến sĩ, tôi còn chưa tốt nghiệp đâu đấy. Hơn nữa, đây còn là tốt nghiệp Emory University đấy, cũng không phải là trường hạng xoàng gì, lại còn là chương trình bậc tiến sĩ.
Sau khi tốt nghiệp, cậu ấy đến Phòng thí nghiệm Quốc gia làm việc, có một lần trong cuộc họp tôi gặp lại cậu ấy. Từ phong thái, cách nói chuyện đến trình độ nghiên cứu khoa học của cậu ấy đã đạt đến một tầm cao mới. Tôi làm báo cáo ở phiên họp phụ, còn cậu ấy làm báo cáo tại phiên họp chính, nhận được rất nhiều ánh mắt tán thưởng.
Bởi vì mối quan hệ trước đây, đám cựu sinh viên chúng tôi đã cùng nhau tụ tập ở một nhà hàng tại Boston có giá mắc nhất trong khả năng chi trả của cả bọn. Trong lúc ăn uống, có một cậu bạn học tiến sĩ năm thứ 6 hỏi cậu ấy tại sao có thể tốt nghiệp tiến sĩ trong thời gian ngắn như vậy. Cậu ấy trả lời rằng, “ sếp của em cảm thấy năng lực của em đã quá tốt rồi, hơn nữa em còn thông qua phỏng vấn xin việc của Phòng thí nghiệm Quốc gia nữa nên cứ thế xong lẹ thôi”. Phục không?
Sau này tôi mới biết ở các trường đại học danh tiếng khác của Mỹ cũng có những con người và chương trình học đặc biệt như vậy, nhưng thông thường phải mất 3 hoặc 3 năm rưỡi mới có thể tốt nghiệp, chỉ là người bình thường như tôi thì thôi cứ ngoan ngoãn đi theo con đường 5 năm tốt nghiệp thôi. Khi viết những dòng này, tôi đã hỏi thăm lại tình hình gần đây của anh ấy, anh ấy đã là một nhân viên khoa học của Phòng thí nghiệm Quốc gia và còn mở rộng một số hướng nghiên cứu khác so với trước đây. Chỉ có thể thốt lên rằng, quả là hơn người, chậc.
Tôi là dhs Mỹ ngành CNTT, nói thật là so với bên VN thì học đại học bên này nhẹ hơn (tiền đề là Tiếng Anh của bạn ổn nha). Khi bên đh Việt học cả chục lớp từ sáng đến chiều, chúng tôi tà tà 5-6 lớp. Khi chúng tôi vẫn dung dăng dung dẻ những Python, Java, C#, các bạn đã nhảy ra 7749 ngôn ngữ từ cũ đến đến mới như React, Kotlin, Swift, Ruby, v..v. Không phải ngẫu nhiên mà những người học xong đại học ở bên mình qua đây học thạc sỹ thường thuộc trình khá giỏi, thậm chí là siêu nhân. Về tiền bạc thì ở đh nước mình cũng có rất nhiều sv nghèo, nghèo lắm, mình ở đây mà than thì chắc họ cười nhạt :)). Vậy nên tôi không nghĩ du học cực hơn về kiến thức hay tài chính, mà cực hơn về việc làm quen và sinh sống trong môi trường xa lạ, ngôn ngữ và văn hoá khác biệt. Không phải ai cũng đủ dũng cảm để đi xa, và không phải cha mẹ nào cũng có thể an tâm về đứa con của mình ở một nơi có lẽ họ cả đời chưa từng đặt chân đến.
Chưa lên thạc sĩ, nhưng có cơ hội làm luận văn (tận 2 kì) với các anh chị thạc sĩ tiến sĩ, các thầy của trường BK dấu tên, điều mình phải thật sự công nhận, là trình độ của họ hơn hẳn mặt bằng chung, mình cũng không phải dạng khù khờ, nhưng khi vào môi trường làm việc chuyên nghiệp của phòng nghiên cứu, thật sự mình rất hạ đẳng, các anh chị làm việc rất chuyên nghiệp, đọc, viết báo cáo khoa học rất nhanh, nhìn rất thích , còn thầy, như một cỗ máy sống, tất cả các vấn đề mà mình gặp phải trong quá trình làm việc, và đã dành một đống thời gian suy nghĩ nhưng vẫn không có cách giải quyết, thầy nhảy ra ngay sau câu hỏi của mình. trải nghiệm này thật xứng đáng và mình đã quyết định *éo bao giờ học lên nữa, vì học lên sẽ là một sự xúc phạm cho các danh hiệu này.