TẠI SAO NHIỀU QUỐC GIA THÍCH VAY TỪ TRUNG QUỐC MÀ KHÔNG PHẢI LÀ NGÂN HÀNG THẾ GIỚI HAY QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ, KỂ CẢ KHI CÁC KHOẢN VAY TỪ TRUNG QUỐC THƯỜNG ĐẮT HƠN?

by admin

Một câu chuyện có thật từ Indonesia.

Khi Indonesia nhận được khoản vay từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vào năm 1997, chính phủ Indonesia đã buộc phải chấm dứt dự án này, như một trong những yêu cầu để nhận được khoản vay từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.

Những chiếc máy bay trong hình là những chiếc N250. Chiếc máy bay đầu tiên được sản xuất bởi nhà sản xuất máy bay của Indonesia, PT IPTN. Nó là nguyên mẫu đầu tiên của N250 được tung ra thị trường vào năm 1997. Máy bay đã cất cánh thành công và tiến hành bay thử nghiệm. Thật không may, Indonesia đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tiền tệ nghiêm trọng vào năm 1997 và phải đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế để nhận được khoản vay. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã yêu cầu Tổng thống Suharto phải hủy bỏ dự án N250, và đây là điều kiện bắt buộc để được nhận khoản vay. Suharto không có lựa chọn nào vào thời điểm đó nên đã chấp thuận nó. Kể từ đó dự án N250 bị hủy bỏ. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cũng yêu cầu Indonesia ngừng tài trợ hoàn toàn cho IPTN, nhưng chính phủ Indonesia đã không tuân thủ đầy đủ những gì Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế muốn. Nguồn tài trợ cho IPTN chỉ bị cắt giảm đáng kể và các ngành kinh doanh trọng yếu của nó được đa dạng hóa để giúp nó tồn tại, với sự hỗ trợ ngân sách tối thiểu từ chính phủ, giờ đây IPTN đổi tên thành PT Dirgantara Indonesia.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cố tình chấm dứt dự án N250 là để đáp ứng yêu cầu của một số nhà sản xuất máy bay nước ngoài, những người không muốn Indonesia tự sản xuất được máy bay của riêng mình, vì họ muốn Indonesia tiếp tục mua máy bay của họ.

Tôi không hề nói nhận tiền từ Trung Quốc sẽ không phải tuân theo các điều khoản và điều kiện của họ, tôi chỉ muốn cho bạn thấy cách Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế gây áp lực lên các quốc gia muốn vay tiền từ họ.

———————————————–

Bình Luận : Srinivasan Radhakrishnan

Nếu ai đó đưa tiền cho bạn, họ sẽ muốn bạn thực hiện cam kết với họ.

Nhân tiện thì Ấn Độ cũng đã bị phá sản vào năm 1991, và đã đến Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế để vay, điều kiện đi kèm với khoản vay là Ấn Độ cần phải mở cửa thị trường, trao quyền tiếp cận thị trường cho các công ty quốc tế và các sản phẩm nước ngoài.

Điều đó đã làm dấy lên một làn sóng bài xích tự do hóa, những đã mở ra một thời kỳ phát triển và thịnh vượng.

Không phải lúc nào nó cũng xấu.

———————————————–

Bình Luận : Meno Speakenglish

Hãy nhớ ai đã khơi mào cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và khiến Đông Nam Á nghèo hơn 33%?

George Soros

Bình Luận : Jamie Wang

Không chính xác. Ông ta chỉ góp một phần tạo ra nó.

———————————————–

Bình Luận : Milo Cao

Cá nhân tôi không tin rằng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đưa ra yêu cầu này là vì mục đích phục vụ lợi ích của các nhà sản xuất máy bay nước ngoài, mà là từ khía cạnh tài chính cho một chính sách tài khóa kỷ luật hơn từ chính phủ. Đây là lý do chính xác khiến nhiều quốc gia không muốn nhận tiền từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hoặc Ngân hàng Thế giới, vì yêu cầu khắt khe được đưa ra trong các thỏa thuận với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hoặc Ngân Hàng Thế Giới đôi khi khiến một quốc gia không có nhiều cơ hội để điều chỉnh chính sách.

Một trường hợp liên quan khác là Hy Lạp, khi nước này gặp khủng hoảng tài chính. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế hoặc Ngân Hàng Thế Giới có thể giúp đỡ rất ít, trừ khi Hy Lạp đồng ý thắt chặt chi tiêu tài khóa và từ bỏ tài sản quốc gia. Thay vào đó, Trung Quốc đưa ra các điều khoản tốt hơn và hỗ trợ phi tài chính nhiều hơn, điều này cuối cùng đã giúp Hy Lạp phục hồi.

———————————————–

Bình Luận : Brian Tarigan

Tôi không nghĩ nó bị dẹp vì thế đâu, trong khoản vay đó, trong khoản vay đó, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế yêu cầu một số cải cách tài chính và cắt giảm tài trợ, và chính phủ đã làm, cải cách ngân hàng và cải cách tài chính rộng lớn hơn để quản lý, nhanh chóng ổn định tình hình kinh tế, tôi tin N- 250 là một trong những chương trình bị dẹp bỏ vì lý do tài chính.

Bình Luận : Andrianto Hadi

Theo Tạp chí Angkasa Tôi đã từng đọc, nó đã nói như vậy. Dù thế nào đi nữa, N250 đã hy sinh.

———————————————–

Bình Luận : Zeis Siez Lee

George Soros đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã đề nghị “giúp đỡ”. Chiến thắng cho Soros, Chiến thắng cho Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Thua cho các nước Châu Á. Tôi đến từ Malaysia, cuộc khủng hoảng tài chính khiến đồng tiền của chúng tôi mất giá đến 20%, cho đến ngày hôm nay, nền kinh tế của chúng tôi vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Bình Luận : Daniel Chew

Bạn quên rằng, Malaysia KHÔNG nghe theo lời khuyên của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Thành thật mà nói, tôi nghĩ bác sĩ M đã đúng trong trường hợp đó. Nhưng cuộc xung đột với cấp phó của ông đã dẫn đến các vấn đề chính trị đã làm nhức nhối đất nước cho đến ngày nay, hơn 2 thập kỷ sau đó.

———————————————–

Bình Luận : Raymond Arnold

Có thể họ muốn đảm bảo rằng Indonesia không vay tiền cho một thứ gì đó có thể thất bại và kết quả là Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế sẽ không lấy lại được tiền của mình?

Bạn nói rằng họ đã chế tạo được một mẫu thử nghiệm có thể cất cánh, nhưng để sản xuất quy mô, họ sẽ phải xây dựng tất cả cơ sở hạ tầng, điều này sẽ tốn rất nhiều tiền, thứ mà Indonesia không có.

Cũng thật nực cười khi nghĩ Indonesia có thể cạnh tranh với Airbus hoặc Boeing hoặc sản xuất với chi phí thấp hơn. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đã hành xử như một giám đốc ngân hàng hợp lý, chuẩn bị cho một người làm công ăn lương để mua nhà, trong khi từ chối khoản vay để ‘của kẻ muốn trở thành Steve Jobs’ với một kế hoạch làm giàu nhanh chóng nào đó.

Bình Luận : Andrianto Hadi

Indonesia không cần phải cạnh tranh với Boeing. Nếu bạn thấy điều kiện địa lý của Indonesia, Indonesia có thể sản xuất máy bay cỡ nhỏ hoặc cỡ trung bình để hỗ trợ vận chuyển giữa các đảo. Đó là lý do tại sao, hiện tại PT DI đã sản xuất N-219.

Bình Luận : Harya Dony Pratama

Bấy cứ ai cũng có thể cạnh tranh với ai đó, 20 năm trước không ai nghĩ Huawei hay Xiaomi của Trung Quốc lại lớn mạnh như thế này, cạnh tranh với những cường quốc trong khu vực như Sharp của Nhật Bản hay Samsung và LG của Hàn Quốc.

Polytron của Indonesia cũng sẽ chẳng nghĩ đến việc xuất khẩu các sản phẩm điện tử của họ sang các nước láng giềng như Thái Lan hoặc Malaysia, nhưng họ bây giờ họ đang làm điều đó. Thế nên, có lẽ Indonesia có thể cạnh tranh với họ với quy mô khác nhau, phục vụ thị trường khác nhau. Mặc dù chính sách của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế có lẽ là hợp lý và đúng đắn, nhưng Indonesia hay bất kỳ quốc gia nào khác trong vấn đề này, đều có tiềm năng và cơ hội cạnh tranh với tất cả mọi người.

Theo: Nguyễn Tâm

You may also like

Leave a Comment