Tại sao những người lính Liên Xô ở Afghanistan đun sôi đạn của họ ?

by admin

  • Trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, trong quân đội đã phổ biến một câu chuyện : Những người lính Nga thường được nhìn thấy đun sôi những viên đạn hàng giờ. Những câu chuyện về việc này khiến nhiều người đương thời không thể giải thích được, nhưng có một logic đằng sau thói quen kỳ quặc này

Kinh doanh trong chiến tranh

  • Đối với một số người, sự hiện diện của Liên Xô ở Afghanistan là một thảm kịch, nhưng với những người khác lại coi chiến tranh là một cơ hội kinh doanh. Chính phủ Liên Xô đã chi hàng tấn tiền để duy trì và cung cấp cho quân đội của mình và một số người đã tìm cách kiếm lời thông qua biển thủ.

“Quân nhân bán mọi thứ họ có thể bán, từ đạn dược quân sự và thực phẩm cho đến chăn và ga trải giường, ”sử gia chiến tranh Mikhail Zhirokov viết trong một cuốn sách về sự hiện diện của Liên Xô ở Afghanistan. Mọi thứ có giá trị đều là cơ hội kinh doanh cho cac số sĩ quan tham nhũng, những người trực tiếp kiểm soát dòng hàng hóa từ Liên Xô tới Afghanistan.

“Năm 1986, […] nguồn cung cấp lương thực chiến lược cho quân đội […] được gửi đến Afghanistan, chỉ một phần được cung cấp cho quân đội. Phần lớn chúng được bán ở các chợ ở Afghanistan. Thịt hộp […] Giăm bông, đậu xanh, dầu hướng dương, chất béo hỗn hợp, sữa đặc, trà và thuốc lá – tất cả những gì không đến được tay những người lính Xô Viết đói khát đều được bán cho các thương gia Afghanistan, ”Zhirokov viết.

  • Trong khi các sĩ quan vô lương tâm kiếm được những đồng tiền bẩn thỉu, thì cấp dưới của họ trong khi phải liều mạng hàng ngày mà lại còn không được cung cấp đầy đủ và thường xuyên bị thiếu thốn.

Thương gia Afghanistan

  • Từ sự tham nhũng của cấp trên, những người lính phải hành động để kiếm sống, họ cần tiền để mua thực phẩm, quần áo và các mặt hàng khác từ các thương gia Afghanistan địa phương.

Thứ duy nhất mà những người lính có thể bán là đạn dược của họ, vì họ có rất nhiều đạn. Tthời kỳ chiến tranh, hầu như không thể theo dõi được chính xác sự tiêu tốn của đạn dược; không ai có thể biết liệu những cơ số đạn bị thiếu đã được sử dụng trong chiến đấu hay bị ai đó chiếm đoạt. Đối với những người lính buôn bán đạn dược là một cứu cánh, duy nhất. Tuy nhiên, ai cũng biết số đạn được bán tiếp theo sẽ đi đâu, không ai nghi ngờ rằng các thương gia Afghanistan sau đó sẽ bán đạn của Liên Xô cho các mujahideen, những người đã chiến đấu chống lại chính phủ Afghanistan do Liên Xô hậu thuẫn. Mỗi viên đạn được bán sau đó có thể giết chết một người lính Liên Xô hoặc thậm chí giết đúng cái người đã bán nó ngay từ đầu ! Trước khi bán được đạn, binh lính Liên Xô phải đảm bảo đạn bị hư hỏng không thể sửa chữa được (lol bán hàng kém chất lượng)

Đun sôi đạn

  • Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng khi một viên đạn được đun sôi trong vài giờ sẽ không hoạt động bình thường. Những người lính tin rằng việc đun sôi kéo dài sẽ làm hỏng đạn, do đó kẻ thù dù có mua được bao nhiêu đạn đi nữa thì chúng vẫn “bất lực”

Công thức rất đơn giản: đốt lửa, đun sôi nước trong hầu như bất kỳ thùng kim loại nào trong tầm tay, sau đó cho đạn vào nước sôi và “luộc” trong bốn đến năm giờ. Môi trường nước sẽ không làm viên đạn phát nổ, trong khi việc tiếp xúc lâu dài với nhiệt độ cao được cho là có thể làm hỏng đạn mà không làm thay đổi hình dáng bên ngoài của đạn.

Liệu điều đó có đúng không ?

  • Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thủy ngân fulminat được sử dụng trong mồi để đốt cháy chất đẩy. Khi một viên đạn thời kỳ này được nung nóng ở nhiệt độ khoảng 100 ° C, hóa chất sẽ trải qua quá trình phân hủy nhiệt. Nói tóm lại, một viên đạn cũ sử dụng thủy ngân fulminat sẽ không hoạt động sau khi nó được đun sôi trong vài giờ.

Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 20, các hợp chất mới hiện đại và tiên tiến hơn đã được giới thiệu để thay thế cho thủy ngân fulminat, vốn độc hại và kém ổn định hơn. Những hợp chất mới này có khả năng chống tiếp xúc nhiệt cực kỳ tốt. Một viên đạn hiện đại sẽ được bắn ra hoàn hảo, ngay cả khi nó được đun sôi trong nhiều giờ.

  • Do đó rất có thể, những viên đạn được sản xuất tại Liên Xô trong Chiến tranh Afghanistan có khả năng kháng nhiệt tốt và suy ra những nỗ lực của binh lính để làm hỏng chúng trước khi bán đều vô ích.

• nguồn : lược dịch từ bài viết “Why did Soviet soldiers in Afghanistan BOIL their ammo?” của tác giả Nikolay Shevchenko trên russiabeyond

You may also like

Leave a Comment