TẠI SAO RÕ RÀNG ĐÃ RẤT NỖ LỰC RỒI, NHƯNG VẪN LUÔN THUA KÉM NGƯỜI KHÁC?

by admin

Khi mình còn ngồi ở trên ghế nhà trường, chưa bao giờ mình được gọi là học sinh giỏi. Thế nên việc nỗ lực mà vẫn không có hiệu quả gì mình thường xuyên là đứa phạm phải.

Nhưng sau này mình dần dần phát hiện ra rằng, khoảng cách giữa mình và những người học giỏi không hề là việc mình nỗ lực đến như thế nào, mà nằm ở năng lực tư duy và phương pháp học tập.

Hôm nay, mình sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết ra được, theo mình thấy những bạn học giỏi đều có 4 loại năng lực tư duy và 6 phương pháp học tập điển hình có thể thấy, nếu bạn học được theo thì năng lực học tập của bạn sau này sẽ tăng lên đáng kể đó nha~~~

Người có năng lực học tập tốt, đều sẽ có 4 loại năng lực tư duy dưới đây.

1. Tư duy mục tiêu

Trước khi học bạn phải biết được bản thân đang học cái gì, cần học cái gì và muốn học cái gì, việc có tư duy về mục tiêu học sẽ giúp bạn đi đúng hướng hơn, hơn nữa sẽ không phải mất công đi đường vòng, phí thời gian mà lại không có nhiều hiệu quả.

Nếu như không có tư duy mục tiêu thì bạn sẽ rất dễ “thích gì học đấy” học lan man học xong không biết bản thân học được những gì, cuối cùng rõ ràng bạn học rất lâu, ngồi bàn học thật lâu nhưng lại không giúp gì được cho bạn cả.

2. Tư duy theo khung tư duy

Cao thủ học tập thông thường đều sẽ đối với thứ cần học có khung tư duy tương ứng, cho nên khi học một cái gì đó mới mẻ, họ sẽ học nhanh, học hiệu quả hơn so với người bình thường.

Khung tư duy ở đây là: Khi bạn học, từ kiến thức bạn được dạy bạn có thể tạo nên một cái khung kiến thức, ở đó được xem như là xương sườn của bài, từ đó nó có thể giúp cho việc đặt mục tiêu tư duy cũng như phương hướng tư duy của bạn rõ ràng và cụ thể hơn.

3. Tư duy quy nạp khái quát

Loại năng lực này là: Bạn có thể lập tức nắm bắt được trọng điểm trong bài học, đồng thời có thể khái quát được vấn đề.

Loại năng lực này nếu bạn muốn đề cao nó thì không có đường tắt nào cả, bạn chỉ có thể không ngừng thử, không ngừng luyện tập, phân tích từ từ năng lực nắm bắt khái quát vấn đề của bạn mới có thể tăng lên được.

4. Tư duy chuyển hóa thực chiến

Loại tư duy này thực chất là một loại năng lực tổng hợp, nó đại khái sẽ là năng lực ứng dụng vào thực tiễn của bạn. Người có năng lực này biểu hiện ở khả năng giải quyết vấn đề của họ thật sự rất mạnh, bởi vì họ có thể đem những kiến thức đã học được cùng với năng lực thực hành vấn đề đó kết hợp rất tốt.

Người có năng lực học tập tốt, đều dùng 6 phương pháp học tập dưới đây.

1. Phương pháp ghi chép Cornell

Phân trang giấy trong vở ghi thành 3 phần: Tiêu đề, Ghi chép, tổng kết.

Ghi chép: Bạn dựa theo thói quen ghi chép của mình để ghi là được rồi, phần tiêu đề dùng để xem lại sau khi học xong, Tổng kết, ý trên mặt chữ dùng để tổng kết lại nội dung trang, là những điểm cần chú ý, lọc lại nội dung bài học. có thể sau khi học xong mấy ngày lúc ôn lại bài làm cũng được.

2. Phương pháp kỹ thuật Feynman.

Tổng cộng có 4 bước:

+) Học khái niệm, tìm hiểu về nó

+) Dạy lại

+) Xem lại lỗ hổng kiến thức, ôn lại

+) Tinh chỉnh, hệ thống lại kiến thức để hoàn thiện giảng giải ở bước 2

Mấu chốt của phương pháp này đó là: sau khi bạn học được một cái gì đó, có thể dùng phương pháp của chính mình giảng cho người khác nghe (nếu không có người khác, tự giảng cho chính mình) nếu như đối phương có thể hiểu được, vậy thì chứng minh bạn đã thành công với phương pháp này rồi đó.

3. Đường cong Ebbinghaus

Đường cong quên lãng này đã rất nổi tiếng rồi, nó dựa vào “trí quên lãng” của con người theo thời gian, vì thế bạn có thể lợi dung đường cong này để ôn tập lại.

Cách ghi nhớ nhanh chóng:

+) Lặp lại lần 1 ngay sau khi học

+) Lặp lại lần 2 sau khi học 15-20 phút

+) Lặp lại lần 3 sau 6-8 tiếng

+) Lặp lại lần 4 sau 24 tiếng

Cách nhớ lâu:

+) Lặp lại lần 1 ngay sau khi học

+) Lặp lại lần 2 sau 20-30 phút

+) Lặp lại lần 3 sau 1 ngày

+) Lặp lại lần 4 sau 2-3 tuần

+) Lặp lại lần 5 sau 2-3 tháng

4. Sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy là một phương pháp học vô cùng hữu ích, đơn giản nó áp dụng năng năng lực số 2, 3 của chúng ta. Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu về cái chúng ta cần học, sau đó tổng quát và chọn ra ý chính của nội dung từ đó làm một cái khung “xương sườn” tiếp đó thêm một chút “thịt” và bạn học theo từng nhánh “xương sườn” một là xong rồi.

5. Phương pháp học Simon.

Giáo sư Simon là người đoạt giải Nobel nổi tiếng với câu nói “Đối với một người có nền tảng nhất định, chỉ cần anh ta thực sự chịu khó làm việc, anh ta có thể thông thạo bất cứ môn học nào trong vòng 6 tháng”. Mấu chốt ở đây là tập chung và tấn công từng chút một. có khoảng 50.000 mẩu thông tin cho một môn học, chúng ta mất một phút rưỡi để ghi nhớ một mẩu thông tin, vì thế ta sẽ mất một nghìn giờ, 40 giờ cho một tuần, 6 tháng là đủ.

Chọn một môn bạn muốn, cần học ->phân tích nó ->kiên trì trong vòng 6 tháng ->và môn học này là của bạn. Vấn đề ở đây là sự kiên trì.

6. Phương pháp Pomodoro.

Không phải ai cũng có thể tập trung hàng tiếng đồng hồ mà không mệt mỏi hay bị sao nhãng, sẽ có những người họ chỉ tập trung được trong thời gian ngắn, vì thế mình nghĩ phương pháp này khá bổ ích

Phương pháp này được thực hiện theo.

+) Chọn công việc mình sẽ làm

+) Đặt thời gian thông thường sẽ là 25 phút

+) Làm việc cho đến khi chuông kêu

+) Nghỉ 5p

+) Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút, (tùy vào tình trạng của mỗi người để điều chỉnh cho hợp lý)

Chúc các cậu học tập và làm việc thật tốt~~

Nguồn: Sưu tầm

You may also like

Leave a Comment