TẠI SAO THỦY NGÂN – MỘT LOẠI KIM LOẠI Ở DẠNG LỎNG VẪN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT DÙ BIẾT NÓ CÓ CHẤT ĐỘC.

by admin

Thủy ngân là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại có số hiệu nguyên tử là 80. Ở điều kiện nhiệt độ thường, thủy ngân tồn tại ở dạng lỏng. Ký hiệu hóa học của thủy ngân là Hg.

Trong tự nhiên, thủy ngân có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như kim loại nguyên tố, dạng vô cơ (nguy hiểm đối với công nhân tiếp xúc với các chất độc hại) và dạng hữu cơ (con người có thể tiếp xúc qua đường tiêu hóa). Độc tính và ảnh hưởng của thủy ngân đối với sức khỏe con người thay đổi tùy theo dạng cụ thể.

Thủy ngân trong tự nhiên có thể bị vi khuẩn tấn công và chuyển thành “methylmercury”. “Methylmercury” sẽ gây ra hiện tượng tích lũy sinh học trong cơ thể cá và động vật giáp xác khi các sinh vật này có chứa một chất với nồng độ cao môi trường xung quanh. Ngoài ra, “methylmercury” cũng gây ra sự tích lũy chất độc trong chuỗi thức ăn. Ví dụ như những con cá nhỏ ăn các sinh vật phù du bị nhiễm độc thủy ngân sẽ bị nhiễm độc và khi các con cá lớn hơn ăn chúng thì cũng sẽ bị nhiễm độc.

Theo cuốn sách “1000 phát minh và khám phá vĩ đại”: Thủy ngân là kim loại duy nhất

ở thể lỏng tại nhiệt độ phòng. Có thể người Ai Cập cổ đại đã biết đến kim loại này từ trước, nhưng chắc chắn thủy ngân đã được khai thác và tinh chế vào khoảng năm 350 TCN. Ngay từ đầu, nhờ các đặc tính có vẻ kỳ bí, nó đã là một thành phần quan trọng của thuật giả kim, kỹ thuật tạo ra vàng từ những kim loại rẻ tiền hơn. Thủy ngân cũng xuất hiện trong các phương pháp điều trị y khoa sơ khai dù người ta biết nó độc.

Vậy thủy ngân có độc hại như thế nào?

Đầu tiên, hít phải thủy ngân gây bệnh phổi nặng cấp tính. Triệu chứng đầu tiên là sốt do khói kim loại gồm: sốt, ớn lạnh, thở khó. Những triệu chứng khác gồm: viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Những triệu chứng này thường dịu đi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, diễn tiến nặng hơn phù phổi cấp, suy hô hấp và tử vong.

Thứ hai, ngộ độc mạng do hít thủy ngân gây tam chứng kinh điển: viêm lợi và chảy nước miếng, run giật tay và rối loạn tâm thần kinh. Trẻ thường mất ngủ, hay quên, tâm lý không ổn định, kém ăn, vẻ buồn bã.

Thứ ba, nuốt phải thủy ngân vô cơ (điển hình là pin) gây phỏng niêm mạc miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu. Diễn tiến sau đó vài ngày hoại tử ống thận cấp, gây suy thận, rối loạn nước và điện giải có thể gây tử vong.

Thứ tư, ăn thức ăn chứa thủy ngân hữu cơ như cá biển gây ngộ độc mạn, xuất hiện sau nhiều ngày đến nhiều tuần.

Thứ năm, biểu hiện thần kinh là dị cảm, thất điều, suy nhược thần kinh, giảm thính giác, loạn vận ngôn, thu hẹp thị trường, rối loạn tâm thần, run cơ, rối loạn cử động và có thể tử vong. Đặc biệt, rất độc đối với thai nhi có mẹ thường xuyên ăn cá biển chứa nhiều thủy ngân gây sẩy thai, khuyết tật thần kinh, chậm phát triển tâm thần, bại não, biến dạng chi.

Vậy tại sao dù biết có nhiều độc hại nhưng thủy ngân vẫn được sử dụng trong sản xuất và cuộc sống hằng ngày:

Hiện nay, thủy ngân được dùng chủ yếu để sản xuất các hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử. Chẳng hạn như: Nhiệt kế thủy ngân, phong vũ kế thủy ngân, bơm khuếch tán và nhiều thiết bị khác dùng trong phòng thí nghiệm. Ngoài ra. công dụng chính của thủy ngân là trong sản xuất hóa chất, kỹ thuật điện và điện tử. Nó có thể được sử dụng với khí áp kế thủy ngân, bình tích lũy thủy ngân, bơm khuếch tán và nhiều thiết bị thí nghiệm khác.Đối với máy đo huyết áp có chứa thủy ngân (bị cấm ở một số nước). Thimerosal được sử dụng làm chất bảo quản trong vắc-xin và mực xăm. Dùng để làm kín các bộ phận chuyển động của máy khuấy trong kỹ thuật hóa chất. Được sử dụng trong một số dạng thiết bị điện tử, điện cực và chất xúc tác cho pin, thành phần trong thuốc diệt cỏ (đã ngừng sản xuất năm 1995), thuốc diệt côn trùng, hỗn hống nha khoa, dược phẩm.

CÁC NGUYÊN TẮC CẦN NHỚ KHI XỬ LÝ VỠ CẶP NHIỆT ĐỘ

• Thứ nhất, không bỏ thủy ngân vào cống nước, sẽ làm nhiễm độc nguồn nước và tắc đường cống.

• Thứ hai, tuyệt đối không cho các túi rác này vào thùng rác của gia đình vì thủy ngân được xem là chất thải độc hại.

• Thứ ba, không dùng chổi quét vì sẽ làm thủy ngân phân tách thành các hạt nhỏ hơn; gây khó khăn cho việc thu dọn.

• Thứ tư, không dùng máy hút bụi vì sẽ làm hạt thủy ngân vỡ thành nhiều hạt nhỏ và bốc hơi do không khí nóng trong máy rồi phát tán.

• Thứ năm, nếu thấy nhức đầu, buồn nôn, đau họng, sốt thì có thể bạn đã ngộ độc thủy ngân; hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế ngay đừng chần chừ.

• Thứ sáu, khi dọn dẹp xong thì cởi bỏ quần áo, giày dép, găng tay, khẩu trang cho vào một bịch nilon, buộc chặt để bỏ rác. Tất cả các bịch rác thải, túi zip, hộp chứa rác… đều ghi chú rõ đây là rác thải có chứa thủy ngân; rồi để ngoài bô rác để giúp nhân viên vệ sinh phân loại trước khi xử lý.

• Cuối cùng, sau khi xử lý xong hiện trường vỡ nhiệt kế thủy ngân; bạn cần uống thật nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi để thanh lọc cơ thể, đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận.

You may also like

Leave a Comment