大家好 (Chào mọi người). Tiếng Trung của tui ở mức trung bình và tui nhận ra rằng đọc tiếng Trung bằng mỗi pinyin (bính âm) khá là khó. Tui cũng bắt đầu học tiếng Nhật và việc đọc bảng chữ cái Hiragana/Katatana mà không có Kanji thì cũng khá là “đau đít” đấy. Đống chữ tượng hình trở nên dễ đọc hơn nhiều khi bạn đã được học qua chúng.
Nhưng điều gì làm tiếng Hàn trở nên khác biệt? Tui thì chưa học tiếng Hàn, nhưng nghe nói người Hàn bỏ dùng Hán tự lâu lắm rồi. Tui khá tò mò là cách tiếng Hàn vẫn ổn khi không có Hán tự, trong khi tiếng Trung và Nhật gần như không thể đọc được nếu không có chữ tượng hình?
Edit: Tui diễn đạt câu hỏi khá tệ. Tui đang hỏi rằng tại sao tiếng Trung và Nhật khó đọc/viết theo ngữ âm. Tại sao Hangul (chữ Hàn) thì dùng ổn, còn Pinyin và Kana thì không? Tui không có hỏi về lí do văn hóa/chính trị/lịch sử.
_____________________
Link Reddit: https://redd. it/10yeaeo
_____________________
u/JoshfromNazareth (130 points)
Chả có quy tắc nghiêm ngặt nào cho ngôn ngữ cả. Tiếng Nhật và Trung có thể latin hóa với romanji và pinyin. Còn tiếng Hàn (Hangul) được tạo ra như một cách thúc đẩy việc xóa mù chữ và sau này được ủng hộ bởi các vấn đề về bản sắc dân tộc.
>u/pirapataue (25 points)
Ý ông nói là nếu người Trung Quốc đồng lòng quyết định bỏ chữ tượng hình, họ có thể dùng pinyin để viết mọi thứ mà không có vấn đề gì? Như kiểu viết cả một bài luận bằng pinyin chẳng hạn.
>>u/xiaorobear (66 points)
Vào những năm 1930, nhiều nhà văn/nhà hoạt động/nhà cách mạng Trung Quốc nổi tiếng đã muốn làm vậy, với Latinxua (một bảng chữ cái latin mới của Trung Quốc – tiền thân của pinyin). Đây là một câu nói năm 1936 của Mao Trạch Đông:
Để đẩy nhanh việc xóa nạn mù chữ ở nước ta, chúng tôi đã bắt đầu thử nghiệm với Hsin Wen Tzu – tiếng Trung Quốc Latinh hóa. Nó hiện được sử dụng trong trường Đảng của chúng tôi, trong Học viện Hồng quân, trong Hồng quân và trong một mục đặc biệt của Nhật báo Trung Quốc Đỏ. Chúng tôi tin rằng Latinh hóa là một công cụ tốt để vượt qua nạn mù chữ. Chữ Hán khó học đến nỗi ngay cả hệ thống chữ thô sơ hay cách dạy giản thể tốt nhất cũng không thể trang bị cho người dân một vốn từ thực sự phong phú và dùng hiệu quả. Chúng tôi tin rằng sớm hay muộn chúng ta sẽ phải từ bỏ hoàn toàn chữ tượng hình nếu chúng ta muốn tạo ra một nền văn hóa xã hội mới mà trong đó có đầy đủ quần chúng nhân dân tham dự.
Wikipedia cũng có ảnh của một tờ báo tiếng Trung năm 1932 viết bằng ký tự Latin, vậy nên, chuẩn, viết nguyên cả bài luận và mọi thứ vẫn là một lựa chọn hợp lý. Đây là một bài báo khác với những đề cập của các nhà văn và các Đảng viên về việc ủng hộ xáo bỏ dần các ký tự tượng hình, thậm chí qua cả những năm 1950. Nhưng rồi thay vào đó, mục tiêu của ông Mao và Đảng là chuyển sang sử dụng các ký tự giản thể và phát triển pinyin, thay vì xóa bỏ hoàn toàn chữ tượng hình.
[T/N: link bài báo đây nhé: https://thechinaproject. com/2023/02/08/the-birth-of-pinyin/]
Sau này, trong những năm 70, sự ra đời và tầm quan trọng của máy tính đã giáng một đòn mạnh vào Hán tự. Nếu Trung Quốc muốn theo kịp những tiến bộ về công nghệ (và quân sự), họ cần người dùng máy tính/lập trình viên, nhưng khi đó máy tính chỉ nhập được ký tự Latin, hoặc cần bàn phím chuyên dụng với hàng trăm phím mới nhập được, nên họ muốn người dân quen với việc gõ ký tự Latin để có thể có được người thạo máy tính. Họ cố đẩy mạnh việc tìm một cách gõ tiếng Trung hiệu quả trên bàn phím tiêu chuẩn, và may thay, nhiều phương pháp đã được phát minh và đem lại hiệu quả (ví dụ như cangjie – bộ gõ Thương Hiệt)
>>u/Doltonius (35 points)
Tui là người Trung. Ông có thể hoàn toàn viết luận bằng pinyin, chỉ là có nhiều từ đồng âm lắm, nên ông sẽ cần thêm thời gian đọc hiểu so với việc dùng chữ tượng hình. Nhưng về cơ bản là nó vẫn dùng được. Pinyin chỉ là phiên âm chính xác của tiếng nói, nên nếu ông nghe nói tiếng Trung mà hiểu được, thì chả vấn đề gì nếu muốn đọc bài luận viết bằng pinyin cả. Nói và viết bằng pinyin đều vậy.
____________________
u/dmklinger (185 points)
Không có lý do nào về ngôn ngữ cho việc tiếng Trung và Nhật không được viết theo ngữ âm đâu. Trẻ con học cách nói cả hai khi chúng biết đọc, và chúng là những ngôn ngữ nói. Nếu một ngôn ngữ có thể được nói và hiểu mà không cần biết cách viết, thì chúng có thể viết dưới dạng ngữ âm.
Lý do mà ông khó đọc tiếng Trung chỉ bằng pinyin hay đọc tiếng Nhật mà không có kanji đơn giản là do ông quen mặt chữ tượng hình rồi. Hangul trở thành tiêu chuẩn bởi nó được điều chỉnh để thành tiêu chuẩn từ thế kỷ 19. Kanji và hànzì thì bị dính với tiếng Nhật và Trung, bởi chả có cái tiêu chuẩn thay thế nào được sinh ra cả.
Fun fact: có nhiều chữ trong tiếng Quan Thoại (tiếng Trung phổ thông) được viết bằng bảng chữ cái Kirin
[T/N: Kirin/Cyrillic – một trong hai bảng chữ cái phổ biến của các ngôn ngữ Slav (Nga, Belarus,…) và được phát triển từ thế kỷ 9 dựa trên bảng chữ cái Hy Lạp]
>u/jwfallinker (94 points)
Không may là hầu hết những lần vấn đề này được đề cập thảo luận ở các subreddit khác, câu trả lời đều là “từ đồng âm khiến điều đó là không thể”, điều ông vừa giải thích sẽ làm sụp đổ một phần luận điểm đó đấy.
Điều thú vị là văn học phi tinh hoa Nhật Bản thời Edo thực ra được in bằng bảng kana thuần hoặc gần thuần. Điều làm những người quen với sự tiện lợi của kanji và những cải cách về chính tả như chúng ta là hồi đó họ còn chả sử dụng mấy ký tự nhỏ, không có ん (âm ‘n’ trong tiếng Nhật), cũng như không có sự nhất quán khi dùng dấu dakuten và handakuten, nên một từ như 冗談 (rǒngtán – bông đùa/nói đùa) có thể viết là しようたむ (joudan).
[T/N: dakuten là dấu nháy kép, đặt vào chữ cái Hiranaga để đánh dấu cách thay đổi phát âm. Handakuten là một hình tròn nhỏ, cũng đặt vào chữ Hiranaga để thay đổi phát âm.]
_____________________
u/flyin1501 (122 points)
Như tiếng Hàn và tiếng Việt đã chứng minh, hiển nhiên là nó chắc chắn khả thi, nhưng tại sao tiếng Trung và tiếng Nhật nên từ bỏ hệ chữ viết của mình chứ? Tỉ lệ biết chữ vẫn ổn ở các nước dùng Hán tự tượng hình mà (Nhật 99%, Đài Loan 98%, Trung Quốc 96%)
>u/alecsliu (58 points)
Cũng trong trường hợp tiếng Trung, giữ hệ chữ viết hiện tại giúp cho nhóm sử dụng Hán ngữ dễ hiểu nhau và tiện lợi hơn nhiều. Thử tưởng tượng một điều gì đó tồn tại cho hệ ngôn ngữ Rô man mà xem. Một hệ tượng hình có thể làm mức độ hiểu nhau cao hơn nhiều so với hệ tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Catalan, vv. chứ.
>>u/sparksbet (38 points)
Thậm chí ngoài hệ Hán ngữ luôn ấy. Tui học tiếng Trung ở đại học và thậm chí với khả năng đọc khá kém của mình, tui vẫn đoán được kha khá tiếng Nhật nếu tui nhận ra Hán tự trong đó. Không đủ để giao tiếp thực tế đâu nhưng về cơ bản là đủ để cứu tui nếu ông ném tui sang Nhật và tui cần tìm cách gì đó.
Thực tế trong hệ Hán ngữ, tui không nghĩ việc này hữu dụng như nó có vẻ thế, vì ngoài tiếng Quảng Đông, thứ thậm chí còn chả được viết bằng ký tự. Bạn sẽ vô tình cố thử sử dụng một ký tự gì đó không phổ biến để diễn đạt một ngôn ngữ thiểu số Trung Quốc, nhưng nhìn chung, điều này không xảy ra và chúng được viết bằng tiếng Quan Thoại cả.
_____________________
u/cmzraxsn (21 points)
Một khi ông dùng quen hệ ngôn ngữ, thì đọc sẽ nhanh hơn, hoặc ít nhất, là ông cảm thấy thế. Ông sẽ phát hiện ra nó thực sự đã thành rồi. (Tui tò mò không biết có nghiên cứu nào viết bằng mỗi bảng hiragana của tiếng Nhật không đấy, nghĩ về nó xem sao)
Nhưng ông đã đầu tư kha khá cho việc học cái hệ ngôn ngữ này. Nó là sự đánh đổi đấy. Người Hàn quyết rằng nó không đáng để đầu tư. Nó chẳng là gì vốn có trong ngôn ngữ của họ, nên họ làm vậy. Người Việt cũng thế – trong trường hợp khác là họ biết rõ tỉ lệ biết chữ sẽ thấp nếu dùng Hán tự thay vì dùng bảng chữ cái Latin. họ có cả tấn từ đồng âm như những ngôn ngữ khác, nhưng chữ Nôm là thứ khá lạ và cổ, ít người biết, và ngày nay, về cơ bản là chỉ mấy ông viết thư pháp dùng.
Nhung đây là những điều khác này: người Nam Triều Tiên vẫn học hán tự ở trường, và họ dùng nó để thể hiện những từ đồng âm ít phổ biến, nghĩa là nó chưa hoàn toàn tạch đâu (nếu tui nhớ không nhầm thì Bắc Triều Tiên không học hán tự). Có vẻ như họ chả cần dùng nó, nhưng vẫn phải dùng vì lý do văn hóa và để đọc văn tự cổ.
Xét thêm một điểm khác biệt giữa ba hệ chữ, kanji, hanja, và chữ nôm: ông làm gì với từ bản địa? Trong cả ba ngôn ngữ này ông đều có một kho từ mượn rất giàu từ tiếng Trung, nhưng cũng có lượng lớn từ là từ bản địa, với nghĩa trùng nhau. Trong tiếng Nhật, từ bản địa được viết bằng kanji, và nó trùng với kanji dùng để thể hiện từ mượn. Nên một chữ kanji như 水 (shui – thủy/nước) có thể thay thế cho cả từ bản địa /mizu/ và từ mượn hình vị /sui/ (trong thực tế, cái sau về cơ bản là một phần của từ ghép). Tiếng Hàn cũng có sự phân tách giống nhau về từ bản địa và từ mượn hình vị, nhưng từ bản địa 물 /mul/ không viết giống 水 – thay vào đó, 水 chỉ đại diện cho từ mượn hình vị 수 /su/. Chữ Nôm của người Việt thì phát minh thêm chữ tượng hình cho từ bản địa – trong trường hợp này thì tui chả biết ví dụ nào vì nó khó kiếm nguồn vãi.
Dù sao thì điều tui chỉ ra ở đây là sự khác biệt có lẽ là nhân tố thúc đẩy cho việc người Hàn bỏ được chữ tượng hình, vì vốn chúng không được dùng cho lượng lớn từ vựng, và chữ tượng hình của tiếng Việt thì quá khó đối với mọi người, và tại sao tiếng Nhật lại dính kẹt với nó thế.