Tại sao trên mặt trăng có rất nhiều hố mà Trái đất lại không có, rõ ràng là trọng lực của Trái đất mạnh hơn và thu hút nhiều sao chổi hơn cơ mà?

by admin

Có 3 lý do:
Bầu khí quyển: Chỉ có những thiên thạch lớn mới có thể đâm xuyên bầu khí quyển để tạo ra các hố.
(Chỉnh sửa) 1.5) Các đại dương: Đại dương chiếm 70% diện tích bề mặt Trái đất. Nếu một thiên thạch tạo ra một hố trên mặt đại dương thì đương nhiên là như vậy.
Xói mòn: Các bề mặt trên trái đất sẽ bị bào mòn. Núi sẽ thành cát, những chỗ sụt lún sẽ lấp đầy trầm tích. Rất nhiều các hố thiên thạch thực ra vẫn nằm đó (giống như hố Chicxulub nổi danh giết chết hết lũ khủng long), nhưng mắt thường thì ta không nhìn thấy được.
Do vậy tôi đoán sẽ có một lý do 2.5) nữa đó là do thực vật và nước.
Các đĩa địa chất: Rất nhiều các hố thiên thạch không còn nữa bởi vì lớp vỏ trái đất mà chúng đâm vào đã không còn tồn tại.

Mặt trăng thiếu các yếu tố nêu trên. Bất kỳ đặc điểm nào xuất hiện trên bề mặt của nó đều sẽ tồn tại đến bây giờ.

Là một nhà địa chất học tôi xác nhận đây là một câu trả lời tuyệt vời.

Tôi muốn thêm vào 2 điều nữa.
Chúng ta có thấy vài hố thiên thạch như Chicxulub đã nói ở trên và Vredefort hay Kara chẳng hạn, nhưng còn rất nhiều các hố khác đã bị phá hủy hoặc xói mòn bởi các đĩa địa chất.
Dù trọng lực của chúng ta lớn hơn nhưng lực hút của mặt trăng cũng đóng vai trò trong việc làm thay đổi đường đi của các thiên thạch tại phút chót khiến chúng thành ra “suýt thì đâm trúng”, hoặc có khi mặt trăng lại trở thành “Vệ sĩ” cho Trái đất, thu hút hoặc nằm đúng đường và “lãnh đạn” hộ chúng ta.

You may also like

Leave a Comment