Nói thật thì tôi cũng không thể đưa ra một câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi trên được, nhưng về cơ bản thì đơn giản là vầy: bởi vì nó chính là hậu tố duy nhất còn tồn tại được.
Vào thế kỷ 17 đổ về trước thì tiếng Anh có rất nhiều các hậu tố.
Trong tiếng Anh Trung đại thì một động từ có thể có đến 4 hậu tố khác nhau: trong đó 3 cái dành cho các ngôi số ít và 1 cái dành cho tất cả các ngôi số nhiều.
Ngôi thứ nhất sẽ kết thúc với -e, ngôi thứ hai là -est, ngôi thứ ba là -eth hoặc -es và các ngôi số nhiều là -e(n).
Thế nên ví dụ như ta có từ “hate” chẳng hạn. Nó sẽ trở thành “haten” trong tiếng Anh Trung đại ( với hậu tố -n đại diện cho thể nguyên mẫu).
Ta sẽ có:
- I hat-e (chữ e được phát âm ra nhé),
- thou hat-est,
- he hates/hateth,
- they/we/ye hat-e(n).
Giờ thì ta biết đươc rằng chữ thou đã bị tiêu biến hoàn toàn và thay thế bởi chữ you rồi, nguồn gốc của chữ you thì xuất phát từ thể tân ngữ của ye, ví dụ như khi nói ye haten me, thì nó tương đương vớ I hate you hiện tại.
Hậu tố cho ngôi thứ hai do đó biến mất khi chữ thou bị trôi theo dòng chảy của ngôn ngữ.
Còn hậu tố cho ngôi thứ ba thì tồn tại được, tuy nhiên -eth đã biến thành -es.
Thế rồi ta còn hai hậu tố là -e và -en.
Hiện tại thì hậu tố -e đã không còn tồn tại trong tiếng Anh hiện đại do người ta đã bỏ thói quen đọc âm lướt (schwa) ở cuối từ. Âm lướt về cơ bản là phiên bản không được nhấn mạnh khi phát âm bất kỳ nguyên âm nào. Tiếng Anh hiện đại vẫn còn tồn tại âm lướt, mặc dù đã bị tiêu biến ở nhiều chỗ, kể cả ở cuối các từ.
Một vài từ mượn tồn tại âm lướt ở cuối như pizza chẳng hạn. Nhưng hầu hết các từ Tiếng Anh chứa các âm “e câm” (hate, fate, rake).
Ở một số vị trí khác thì âm lướt bị bỏ đi, thí dụ như trong từ chocolate, âm o thứ hai là âm câm.
Theo phỏng đoán của tôi thì hâu tố -en cũng gặp cái kết tương tự. Có thể hậu tố -en có dạng khác là -e và -e đã bị tiêu giảm hoàn toàn khi diễn ra quá trình thay đổi ngôn ngữ nói. Nói chung tôi cũng không chắc cho lắm.
Và âm lướt trong hậu tố -es (he hates) cũng bị biến mất. Nên giờ ta chỉ phải phát âm “s” mà thôi.