Tâm lý đằng sau việc không muốn làm một việc gì đó sau khi bị yêu cầu đi làm việc ấy là gì, mặc dù trước đó bạn đã định thực hiện nó rồi?

by admin

Nó xoá mất cảm giác tự chủ khi thực hiện công việc, khiến cho việc thực hiện nó trở nên bớt thoả mãn hơn, do vậy dẫn tới việc ta thiếu đi động lực.

https://wwwpsychologytodaycom//201609/the-bonus-effect
Tâm lý này cũng ứng với những công việc mà người ta được trả tiền để thực hiện chúng. Một hoạ sĩ làm vì đam mê khi trao đi tác phẩm của mình vẫn giữ được niềm yêu thích với nghệ thuật theo thời gian, nhưng một nghệ sĩ chuyên nghiệp lại ngày càng mất đi niềm yêu thích với nó sau mỗi lần lương về.

Tâm trí ta khi ấy biến chuyển từ “Tôi làm việc này bởi vì nó hay ho, và tôi thích điều ấy”, thành việc nghĩ về công việc đó chỉ như “là một điều mà tôi làm vì phần thưởng X”.

Lý do vì sao làm công ăn lương sẽ không bao giờ mang lại chất lượng công việc như lao động hợp tác.


Trong tâm lý học, việc này được biết tới dưới cái tên “Phản kháng tâm lý”. Nó là trạng thái tâm trí bạn có khi ý chí tự do của mình bị đe doạ. Nếu ai đó sai khiến bạn đi làm một việc mà bạn chuẩn bị thực hiện, nó sẽ xoá bỏ mất yếu tố ý chí tự do. Bạn cảm giác như mình không còn quyết tâm thực hiện nhiệm vụ nữa, và do vậy không muốn tuân theo, rồi thì cảm thấy e ngại hơn khi thực hiện nhiệm vụ nêu trên. Kể cả khi bạn chưa sẵn sàng để làm việc gì đó thì không ai thích bị ra lệnh cả.

Thường thì em cảm thấy nó không phải là do mình không muốn hoàn thành công việc đâu. Em vẫn muốn làm nó. Em vẫn mong nó được hoàn thành. Cái em không muốn đấy là cái người ra lệnh cho em nghĩ rằng em sẽ nhận lệnh của họ.


Nhà tâm lý học đây cả nhà! Bọn em có phân biệt giữa động lực nội tại – là thứ động lực được thúc đẩy từ bên trong mà tự ta đã có, với động lực từ bên ngoài – là cái xuất phát từ những gì không phải là ta. Thứ này có thể là tiền bạc, hoặc như ví dụ của bác chủ thớt, là sự công nhận của xã hội vì đã làm những gì được bảo phải làm.
Có một hiện tượng được biết tới dưới cái tên “Hiệu ứng lấn át” khi động lực từ bên ngoài được thêm vào lấn át (thay thế) động lực nội tại.

Một nghiên cứu nổi tiếng chỉ ra rằng những đứa trẻ sẽ dành ít thời gian vẽ vời hơn khi bạn bảo chúng rằng các con sẽ đạt được danh hiệu học sinh giỏi nếu vẽ được một bức tranh đẹp, so với khi bạn cứ mặc chúng thoả thuê vẽ vời mà không bảo chúng bất cứ điều gì. Giả thuyết ở đây là những đứa trẻ sẽ đánh mất động lực khi nó di chuyển từ “Con đang vẽ bởi vì con thích nó và nó rất vui”, thành “Con đang vẽ vì có người bảo con làm thế, để con có thể giành được giải thưởng”

Em đây cũng là nhà trị liệu và là giám đốc lâm sàng của thực hành tâm lý tư đây ạ, em sẽ mở rộng câu trả lời hoàn toàn chính xác và xuất sắc này bằng một góc nhìn/quan điểm khác:
Tại sao lại có một số người dễ bị điều này hơn những người khác?
Khi em thực hiện trị liệu lâm sàng cùng những cặp đôi, những người kháng cự việc “bị kiểm soát” nhất, tức là sẽ chỉ trích hoặc trở nên tự vệ trong những tình huống này là những người có kiểu dạng trốn tránh sự gắn bó.
Dạng trốn tránh sự gắn bó là một đặc điểm tính cách khi bạn bị bắt phải trở nên quá mức độc lập, và có ít trải nghiệm hơn với những điều như đồng cảm hay biểu lộ cảm xúc. Bạn sẽ học cách phủ nhận, thờ ơ, rồi thì kìm nén cảm xúc và nhu cầu.
Nếu như bạn đã quen với việc chỉ hướng tới cảm xúc riêng của bản thân, tự giải quyết vấn đề của mình, và tự mình làm việc thay vì xin sự giúp đỡ của người khác, thì nó sẽ kích động bạn khi người khác bộc lộ cảm xúc của họ với bạn, nhờ bạn giúp đỡ, hay mong bạn sẽ làm việc cho họ – những việc mà bạn đã tự mình thực hiện.
Trong các mối quan hệ, em sẽ tranh biện nhằm chống lại mô hình cổ điển bên trong/bên ngoài và chỉ rõ ra những vết thương về sự gắn bó, với nguyên nhân chính dẫn đến hành vì của bác chủ thớt là hành vi phản kháng dựa trên sự gắn bó. “Tôi đã tự giành lấy sự độc lập của bản thân mình, đừng có mà bảo tôi phải làm cái gì kể cả khi tôi đang chuẩn bị đi làm nó… Ý chí tự do của tôi là phần thưởng cho việc tôi dấu tranh với cảm xúc và nó sẽ không bị cướp mất từ tôi đâu”
Đó cũng là lý do vì sao người lớn tuổi họ thường phản ứng dữ dội khi lứa trẻ có thời gian dễ dàng hơn với vấn đề gì đó. “Vào cái thời của tao đã làm gì có mấy cái máy kéo này, chúng tao phải nai lưng ra dắt bò đi cảy ruộng. Trẻ con giờ lười như hủi!” Tại sao lại không hạnh phúc khi người khác làm ít hơn nhỉ? Ờ thì, là bởi vì ta không có được đặc ân ấy, nên nó có thể khiến ta kích động khi chứng kiến ai đó tiếp cận với điều đó. Ấy là sự không công bằng.
Với những cặp đã kết hôn, việc kháng cự giúp đỡ người kia rất thường xuyên cũng với lý do tương tự. “Đừng có nhờ anh giúp nữa, và nếu những gì anh đang làm được coi là giúp đỡ em, anh sẽ không làm nó nữa. Em không được quyền hưởng cảm giác mà anh chưa từng được hưởng”.

You may also like

Leave a Comment