Người ta nói, trong một gia đình nếu bố mẹ tranh cãi không ngừng, rồi còn lấy con cái ra làm cớ không ly hôn có thể gây ra những hậu quả vô cùng đáng sợ.
Ngày mà bố mẹ tôi quyết định ly hôn, một nhân viên công tác trên toà đã hỏi tôi rằng:” cháu cảm thấy thế nào khi bố mẹ quyết định ly hôn”. Lúc ấy tôi trả lời:”Bố mẹ suốt ngày cãi nhau như thế, thà rằng ly hôn cho rồi.”
Bản thân là người đứng xem suốt một thời gian dài như vậy, cuối cùng cũng thấy nhiệm vụ này hoàn thành.Ký ức tới giờ, bố mẹ lúc nào cũng cãi nhau, cũng đập phá đồ đạc trong nhà, thậm chí có lúc còn đánh lộn. Từ đầu, tôi rất sợ nhưng sau thành quen, vì cứ cãi hoài cãi mãi, thành thử đâm ra mong họ sớm sớm ly hôn, để cho gia đình được yên tĩnh.
Thật vậy, có nhiều người nghĩ con cái còn đi học, con cái còn nhỏ, vì con cái nên không thể ly hôn. Họ muốn cho con mình một gia đình trọn vẹn, vì cho rằng như vậy thì đứa trẻ mới trưởng thành đầy đủ. Nhưng thực ra, cứ tranh cãi mâu thuẫn cả ngày còn khiến con trẻ tổn thương nhiều hơn việc trực tiếp ly hôn.
Người ta nói, trong một gia đình nếu bố mẹ tranh cãi không ngừng, rồi còn lấy con cái ra làm cớ không ly hôn có thể gây ra những hậu quả vô cùng đáng sợ. Vậy nó sẽ đáng sợ đến mức nào?
Thực ra không phải trẻ con đứa nào cũng không hiểu gì đâu, chúng đều hiểu “Nếu không phải vì con cái, tôi đã ly hôn với anh/cô lâu rồi” có ý nghĩa như thế nào. Trong nội tâm đứa con sẽ hình thành một loại ám chỉ, hóa ra mình mới là lý do bố mẹ không ly hôn, tại vì mình nên bố mẹ mới phải sống không hạnh phúc như vậy. Nỗi ám ảnh tâm lý này sẽ khiến đứa trẻ lớn lên bị thiếu hụt.
Thế nên, đừng bao giờ nói vì muốn tốt cho con cái nên mới không ly hôn. Vợ chồng thỉnh thoảng câu ra câu vào là chuyện bình thường, nhưng bạn nghĩ xem, so với việc ồn ào cãi vã thà rằng hai người bình tĩnh ngồi lại nói chuyện. Cãi nhau chưa bao giờ giải quyết được vấn đề. Ngược lại, cãi nhau còn gây ra tổn thương cho đứa trẻ gấp bội lần việc ly hôn. Có những chuyện rõ ràng rất dễ nói, tại sao cứ phải nhao nhao ồn ào làm gì vậy?