TẬP TỤC THỜ CÚNG CỦA ÔNG BÀ TỔ TIÊN NGƯỜI VIỆT

by admin

Thờ tổ tiên là tín ngưỡng căn cốt của người Việt, cho dù họ có theo một tôn giáo nào khác. Thờ tổ tiên là thờ những thế hệ ông bà gần mình, và xa xôi hơn nữa không xác định danh tính. Việc thờ cúng thoạt tiên đơn sơ có tính chất ngưỡng vọng, tối thiểu là bát hương bài vị. Ở những dòng họ lớn và phát đạt, người ta xây nhà thờ họ riêng, nhưng từng gia đình thành viên cũng duy trì ban thờ nhỏ trong nhà mình.

Ban đầu bàn thờ là những bịch đắp bằng đất ở gian chính giữa giáp tường hậu. Trên bịch đất đặt bài vị và bát hương, bịch này được thiết kế để đựng thóc. Sau này, khi kinh tế phát triển thì bàn thờ gia tiên cũng thêm nhiều đồ thờ, nên được gọi là phú quý sính lễ. Cũng đơn giản có hai hình thức là Tam sự và Ngũ sự. Tam sự là một bát hương chính giữa và hai cây nến. Ngũ sự là một bát hương, hai cây nến, hai mâm bồng. Bài vị luôn đặt sau Tam sự, Ngũ sự và đồ thờ tự cứ thế tăng lên từng đôi một: đôi cây đèn, đôi lục bình, đôi bát quả,… Cái bịch cũng thay đổi dẫn theo, từ bịch thành rương gỗ, rồi bằng gỗ sơn son thếp vàng chạm khắc, rồi đặt vào cái ngai thờ lớn.Từ nghèo đến khá, đến giàu có, đồ thờ tự có thể thay đổi theo chất liệu ngày càng đắt tiền hơn, nhưng nội dung ý nghĩa của việc thờ tổ tiên không có gì thay đổi.

Bàn thờ vọng

Bàn thờ vọng là một loại bàn thờ mà những người sống ở xa quê, ít có điều kiện về nhà con trai trưởng dịp giỗ Tết lập nên.

Trước khi lập bàn thờ vọng, chủ nhà phải về quê để báo cáo với tổ tiên tại bàn thờ chính, xin phép chuyển một vài ly hương phụ hoặc một vài nén nhang đang cháy dở, hoặc xin một chút tro cát trong bát nhang gia tiên, cha mẹ mà mới mất vài năm thì cũng xin tro cát chân ngang, và gói thành từng gói riêng và ghi tên vào để không lộn và mang đến bàn thờ vọng để thắp tiếp.

Bàn thờ bà cô ông mãnh

Bàn thờ bà cô ông mãnh là từ mà dân gian dành cho những người chết trẻ, chưa lập gia đình. Người ta cho rằng vì chết trẻ nên bà cô ông mãnh rất linh thiêng. Bà cô ông mãnh lẽ ra cũng nên được thờ cúng với tổ tiên, nhưng dân gian quan niệm rằng bà cô ông mãnh tuổi thấp nên chưa thể hưởng hương hoa cùng các cụ ra đời trước được.

Bàn thờ bà cô ông mãnh được đặt dưới gầm hương án bàn thờ tổ tiên. Cũng có thể đăth cũng trên bàn thờ tổ tiên nhưng bát nhang phải thấp hơn thờ gia tiên 1 bậc. Cũng có thể lập riêng bàn thờ nhưng phải thấp hơn bàn thờ tổ tiên.

Bàn thờ người mới chết

Những người mới mất chưa được thờ chung với tổ tiên mà được lập một bàn thờ riêng tại gian thờ hoặc gian nhà ngang, gọi là “bàn thờ vong”. bài trí một bát nhang, bài vị (hoặc ảnh), lọ hoa, chén nước, ngọn đèn…

Sau 3 năm khi người mới mất được bộc mộ bát nhang, người mới mất sẽ được rước lên bàn thờ tổ tiên (phong tục của người miền Bắc).

Đối với người Việt Nam cổ, chết chưa phải là hết, thể xác tuy chết đi nhưng linh hồn vẫn còn và vẫn hằng lui tới gia đình. Thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất diệt. Người ta tin rằng dương sao âm vậy, người sống cần gì, sống làm sao thì người chết cũng như vậy và cũng có một cuộc sống ở cõi âm như cuộc đời của người dương

Còn ngày nay, tập tục thờ cúng tổ tiên của người việt được xem như là một truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Người Việt có khuynh hướng nhìn lại quá khứ và nuối tiếc dĩ vãng nhiều hơn hướng đến tương lai như người phương Tây. Vì thế người Việt thường lưu giữ mãi những tình cảm thương tiếc đối với ông bà cha mẹ quá cố.

You may also like

Leave a Comment