TÂY HỮU ĐẠI TẦN

by admin

NGƯỜI TẦN OAI HÙNG, KHÔI PHỤC GIANG SƠN, MÁU KHÔNG CHẢY CẠN, CHẾT KHÔNG NGỪNG CHIẾN – CHƯƠNG 11

II. Chế độ

*(Văn hoá tư tưởng; con người – tập quán: thừa kế, ma chay, hôn nhân, y học; hành chính; pháp luật; quan chế).

8/ Tư tưởng.

Tư tưởng thống trị ở Tần từ giữa thế kỷ thứ 4 TCN trở đi chính là tư tưởng Pháp gia lấy pháp luật làm đầu do Vệ Ưởng áp dụng song dù vậy thì ở Tần sau đó vẫn manh nha 1 hệ tư tưởng khác vào thời điểm Lã Bất Vi vào Tần làm thừa tướng chính là tư tưởng Tạp gia – 1 trong 9 luồng tư tưởng, 10 trường phái học thuật nổi danh ở giai đoạn cuối thời kỳ Chiến quốc cho đến đầu thời Tây Hán của Trung Hoa bên cạnh 8 luồng tư tưởng nổi danh khác của Cửu Lưu là Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Tung Hoành gia, Âm Dương gia, Nông gia, Pháp gia, Danh gia, Tung Hoành gia cùng trường phái học thuật Binh gia/Tiểu thuyết gia.

Bên cạnh Cửu Lưu Thập gia trên thì ở thời điểm bấy giờ còn xuất hiện 1 số trường phía học thuật khác có thể kể tới là Phương Kỹ gia chuyên về thuốc thang, bảo vệ sức khoẻ tương tự 1 trường phái học thuật khác thời bấy giờ là Y gia song nếu mà nhìn gần hơn thì phạm vi nghiên cứu của Phương Kỹ gia lại gồm cả các thứ mà Y gia chính tông không chơi là bàn về đại phu cùng với giả kim thuật.

Cùng với việc Tần Hiếu công bật đèn xanh cho Vệ Ưởng làm biến pháp cường Tần khiến cho vì để Tần trở nên giàu mạnh hơn các nước khác tại Trung nguyên trong 1 quãng thời gian ngắn đã phải hi sinh mảng văn hoá khi cho thi hành chính sách ng u dân nhằm tập trung người, của vào việc canh tác, sản xuất nông nghiệp làm cho dân trí, giáo dục của Tần không được phát triển thì Lã Bất Vi sau khi vào Tần đã cố gắng bù đắp chỗ khiếm khuyết văn hoá, dân trí ấy của người Tần bằng việc cho tân khách dưới quyền họp nhau đem những sở học, những gì mắt thấy tai nghe tập hợp, biên soạn chung vào trong 1 tuyển tập chứa đựng tri thức, tư tưởng tổng hợp chung từ các trường phái tư tưởng bấy giờ với luồng tư tưởng mới xuất hiện trong tuyển tập mà Lã Bất Vi cho tân khách cóp nhặt, tổng hợp điều hay của của các trào lưu tư tưởng khác thời bấy giờ vào được gọi là Tạp gia là tác phẩm Lã Thị Xuân thu a.k.a Lã Lãm gồm cả thảy 26 quyển, 160 thiên, 12 kỷ, 8 lãm, 6 luận cùng hơn 200,000 chữ.

Điều đáng lưu tâm là sau khi Lã Thị Xuân Thu được biên soạn hoàn tất vào năm 239 TCN, Lã Bất Vi đã cao hứng học theo Vệ Ưởng trước kia từng đặt khúc gỗ giữa chợ để tìm người mang từ đầu năm tới đầu bắc chợ nhằm xác lập uy tín với mọi người khi cho đem tác phẩm do khách dưới quyền mình tổng hợp nên trưng bày ngay chợ Hàm Dương để ngươi Tần cùng đọc với lời tuyên cáo rằng chỉ cần ai sửa được 1 chữ trong đó thì sẽ lập tức ban thưởng cho ngàn nén vàng dù rằng kết quả sau đó thì sau khi đã công khai thị chúng 1 thời gian thì vẫn không ai sửa 1 chữ trong đó để lấy thưởng.

Dựa trên việc đó thì có thể đoán chắc Lã Bất Vi sống sau Vệ Ưởng cả trăm năm nên không thể không biết người Tần lúc này do ảnh hưởng từ biến pháp của Vệ Ưởng đã bị thui chột dân trí mà PR bừa bãi tuyệt phẩm của mình với mức giá sửa 1 chữ thưởng nghìn vàng mà có thể Lã Bất Vi với bản tính thương nhân cố hữu vốn sẽ không vung tiền đầu tư vào những phi vụ không sinh lợi muốn thông qua hành động trưng bày sách giữa chợ rồi treo thêm giải thưởng sửa chữ trị giá nghìn vàng của mình nhằm cố ý đánh vào tâm lý vị lợi hình thành bên trong tính cách người nước Tần kể từ biến pháp Vệ Ưởng để dụ người dân Tần qua lại chợ Hàm Dương bấy giờ phải ghé vào đọc soi từng chữ 1 cách miễn phí để rồi những người Tần qua lại chợ Hàm Dương ghé vào soi chữ trong tuyệt phẩm trưng bày giữa chợ của Lã Bất Vi với trình độ của mình có thể không bói ra lỗi trong tác phẩm Lã Thị Xuân thu hoặc có thể soi ra được lỗi nhưng không dám hó hé lấy thưởng song ít nhất thì thông qua việc đọc soi chữ tìm chỗ sai lấy nghìn vàng như Lã Bất Vi đã PR thì người dân Tần ít nhất cũng có dịp được phổ cập kiến thức đại chúng 1 cách trá hình.

Bên cạnh việc Lã Bất Vi cho tân khách dưới quyền soạn sách tổng hợp tinh hoa từ các luồng tư tưởng khác thời bấy giờ vào rồi đem PR trưng bày sách thị chúng nhằm có thể là để chứng hung dân trí người Tần bấy giờ thì việc Lã Bất Vi cho tân khách dưới quyền lao tâm khổ tứ đi chôm tinh hoa học vấn từ các luồng tư tưởng khác thời bấy giờ vào trong 1 tuyển tập còn có thể là vì 1 mục đích sâu xa khác là biến Lã Thị Xuân Thu trở thành cẩm nang tổng kết kinh nghiệm lẫn các bài học lịch sử cũng như cả cung cấp các kế sách trị quốc lâu dài cho các bậc quân vương tương lai của Tần theo đó mà noi theo dù rằng thực tế lịch sử sau đó lại cho thấy cha con Triệu/Doanh Chính – Triệu/Doanh Hồ Hợi lại mù quáng tuân theo Pháp gia.

D. CON NGƯỜI – TẬP QUÁN

1/ Con người

Bản tính tự nhiên của người Tần không đợi tới khi Vệ Ưởng vào Tần làm biến pháp từ giữa thế kỷ thứ 4 TCN mới định hình nên tới mức bị hậu thế mà điển hình là 1 tác phẩm thuộc trường phái Tạp gia thời Tây Hán là Hoài Nam Tử a.k.a Hoài Nam Hồng Liệt do Hoài Nam vương Lưu An của nhà Hán cùng ít nhất là 8 vị tân khách tài giỏi của mình – Hoài Nam Bát công là Tô Phi, Lý Thượng, Tả Ngô, Điền Do, Tấn Xương, Lôi Bị, Ngũ Bị, Mao Bị biên soạn chỉ trích là “sống khắc nghiệt thiếu tình cảm” (Khắc bạc quả ân), “chỉ biết lấy lợi làm đầu” (Thượng thủ công), “tham tàn hung bạo ít xem trọng lễ nghĩa mà chỉ biết chạy theo lợi ích” (Tham lang cường lực, quả nghĩa nhi xu lợi) mà ngay từ trước thời điểm Vệ Ưởng vào Tần làm biến pháp khuếch đại các đức tính trên của người Tần thì bản tính của người Tần đã được nhìn ra bởi 1 chứng nhân đương thời khác chính là nhà quân sự lừng danh Ngô Khởi của giai đoạn cuối thời Xuân Thu, đầu thời kỳ Chiến quốc.

Trong tác phẩm quân sự của mình là Ngô Tử thì Ngô Khởi có nhấn mạnh đến 1 số tính cách của lính Tần vốn đó cũng là bản tính cố hữu của người Tần chính là “người Tần hung hãn”, “lính Tần vì dũng cảm với sỹ khí cao nên có thể tản ra chiến đấu cá nhân”, “lính Tần tham lợi có thể phớt lờ tướng chỉ huy của họ”…vốn dựa vào những mô tả này về binh sỹ Tần của Ngô Khởi mà người ta có thể rút ra được vài đặc trưng trong tính cách người Tần là tàn bạo hung hãn, dũng cảm, có động lực cao, tinh thần cá nhân (chủ nghĩa vị kỷ) cao, tham lợi nhỏ nên cũng dễ đánh mất kỷ luật…vốn cũng vì vài đặc điểm tính cách 1 cách đặc trưng như hung hãn, tàn bạo, cá nhân mà sau khi vào Tần làm biến pháp thì Vệ Ưởng đã không chỉ cấm người Tần tư đấu mà còn chuyển hướng xích mích, mâu thuẫn nội bộ dẫn đến thói quen hay gây gổ, đánh nhau của người Tần ra bên ngoài bằng việc khuyến khích dân Tần đem cái bản tính hung dữ, tàn bạo lẫn việc bị cấm đánh nhau trong nội bộ của mình ra ngoài mặt trận mà trút hết lên đầu quân sỹ đối phương để lập công khiến cho binh sỹ các nước phía đông khi gặp quân Tần đều phải kiêng dè.

Việc người Tần sở hữu tính cách ngang tàn, hung hãn, hiếu chiến có phần do bởi ảnh hưởng bởi vị trí địa lý nơi họ sống là không chỉ miền tây bắc Trung Hoa bấy giờ là nơi hẻo lánh, chậm phát triển, địa hình trập trùng đồi núi mà còn bị bao quanh các phía bởi các cổ tộc phi Hoa Hạ hung dữ, tàn bạo.

Dù vậy thì không phải lúc nào cũng hoàn toàn như thư tịch mô tả khi mà cũng có khi tính cách người Tần đôi lúc cũng có bộc lộ 1 số tính hân đạo, nhân văn như việc người Tần đoàn kết giúp nhau cùng đánh giặc mà phản ánh rõ nhất là tại bài thơ 3 chương Vô Y (Không Áo) trong phần Tần phong (phong tục nước Tần) thuộc thiên Phong của Kinh Thi khi mà lời thơ của bài không chỉ mang tính hùng hồn của người sắp ra trận mà còn thể hiện cả tình đồng chí sẵn sang chia sẻ đồ dùng với nhau giữa người có đầy đủ trang bị với người thiếu thốn với mục đích chung là cùng nhau ra trận sống chết với địch thủ được thể hiện qua các câu thơ có phần mang tính nhân văn là Khỉ viết vô y?, dữ tử đồng bào…Dữ tử đồng cừu (Há nói không áo, cùng mặc chung áo bào…cùng chung kẻ thù – chương 1 bài Vô Y; Khỉ viết vô y?, dữ tử đồng thường…Dữ tử giai hàng (Há nói không áo, cùng mặc chung quần…Cùng nhau lên đường) – chương 2 bài Vô Y; Khỉ viết vô y?, dữ tử đồng trạch/đạc…Dữ tử giai tác (Há nói không áo, cùng mặc chung áo lót… Cùng nhau xông pha) – chương 3 bài Vô Y.

1 bài thơ khác cũng trong phần Tần phong thuộc thiên Phong của Kinh Thi là bài Chim Hoàng điểu gồm 3 chương thì lại thể hiện thêm 1 khía cạnh khác của người Tần là việc họ quý trọng nhân tài lẫn bất bình với hủ tục tuẫn táng người sống theo vua có tại Tần khi 3 chương bài thơ Hoàng điểu là bài vãn cho 3 người hiền họ Tử Xa ở Tần trong lịch sử đã bị bắt phải tuẫn táng theo vua Tần Mục công.

2/ Nơi ở

Vệ Ưởng làm luật dùng Liên Toạ chế ràng buộc 5 nhà với nhau nhằm để có thể khống chế chặt chẽ tới cấp đơn vị xã hội thấp nhất là nhóm 5 nhà (Ngũ) của 1 khu vực song việc Vệ Ưởng dùng Liên Toạ chế để ràng buộc các nhà trong Ngũ thực tế lại chỉ là phiên bản mở rộng không gian sinh sống của dân đen bấy giờ khi mà không đợi Vệ Ưởng chia các hộ cá thể ở Tần theo từng nhóm nhỏ 5 nhà rồi ràng buộc họ với nhau khiến họ phải chịu trách nhiệm của nhau thì phép tắc nhà Chu từ lâu trước đó đã định hình gia đình xã hội thành các tiểu đơn vị 5 nhà.

Theo quy định của nhà Chu về các tiểu đơn vị gia đình thì nhỏ nhất trong xã hội là nhóm 5 nhà gọi là Tỉ với 5 Tỉ lại hợp thành 1 làng a.k.a Lư Lý song cái gọi là làng Lư Lý được thi hành ở Tần lại có phần giống ổ bão mang luôn cả chức năng tự phòng thủ lúc thời thế bất ổn khi mà được xây bao quanh các làng mạc Lư Lý chính là bức tường bảo vệ làng bằng đất nện song không chỉ bên ngoài mà cả bên trong Lư Lý thì người ta cũng xây các bức tường đất nện chạy ngang dọc ở bên trong chia địa phận bên trong làng thành các khu vực nhỏ hơn gồm các nhóm Ngũ 5 nhà ngăn cách nhau bởi dãy tường ngăn bằng đất nện.

Căn cứ theo nhịp điệu sinh hoạt của dân đen tại Tần sáng ra ngoài làm việc đồng áng tới chiều tối về nghỉ ngơi thì khoảng thời gian đêm tối cũng là lúc các cổng làng Lư Lí được đóng lại lẫn chốt khoá khiến cho nội bất xuất, ngoại bất nhập vốn dù có việc phải ra ngoài thì những người giữ cổng làng làng cũng không được tự ý mở cửa trái thời gian quy định.

Việc làng mạc thời Tần có tường rào với cổng bao quanh lẫn có người gác cổng được đề cập rõ tại truyện Trương Nhĩ, Trần Dư trong Sử ký vốn Trương Nhĩ, Trần Dư trước khi Tần sụp đổ trở thành chư hầu chiếm đất xưng vương thì đã từng làm những người gác cổng làng.

3/ Tang chế.

Phong tục ma chay của Tần tuy ít được biết tới song dựa theo ghi chép việc tục ma chay của người Tần được đề cập sơ lược thông qua các lời bàn của 1 số nhân vật đương thời như Bạch Khởi lẫn các kết quả khai quật lăng mộ các vua Tần thì hậu thế cũng có thể có được cái nhìn chung về phong tục ma chay của dân Tần xưa.

Sau đại thắng trận Trường Bình năm 260 TCN thì dù Bạch Khởi muốn thừa thắng tiến lên diệt hoàn toàn nước Triệu nhưng vì thừa tướng Phạm Thư của Tần đố kỵ công lao nên không những ngăn cản Bạch Khởi xua quân tiến lên diệt Triệu với cớ là cho Triệu nghị hoà nộp đất với kết quả sau cùng vua Triệu nghe lời đại thần đã trở quẻ không nộp đất cho Tần để cầu hoà mà lại nộp đất cho Tề nhằm kéo tề theo mình chống Tần khiến Tần Chiêu Tương vương giận tím ruột quay sang muốn Bạch Khởi lĩnh quân lần nữa đánh Triệu song Bạch Khởi đã không chỉ cáo bệnh từ chối mà còn thuyết phục vua Tần tạm thời ngừng đánh Triệu vốn trong lời khuyên can vua Tần đừng đánh Triệu thì chiến thần Bạch Khởi có đề cập tới sự đối lập giữa việc ma chay tử sỹ lẫn cứu chữa thương binh giữa Tần với Triệu bấy giờ là Triệu dù thua trận Trường Binh song thương binh không cần chữa trị (vì đã bị Bạch Khởi đồ sát sạch chỉ trong 1 đêm sau khi bị bắt làm tù binh), tử sỹ thì không cần phải khâm liệm giữa lúc Tần thì dù đại thắng tại Trường Bình song lại bị hao tài tốn của với người có công đều được ban cho rượu cùng lương thực, thương binh thì được chữa trị điều dưỡng tỉ mỉ còn những tử sỹ thì được an táng trọng hậu.

1 đặc điểm khác dễ thấy hơn trong phong tục ma chay của người Tần chính là hủ tục tuẫn táng người sống theo vua vốn dù chính thức thì vào năm 384 TCN, Tần Hậu Hiến công Doanh Sư Thấp đã chính thức bãi bỏ tục tuẫn táng song hơn 170 năm sau đó khi hậu duệ Tần Thuỷ Hoàng của Tần Hiến công qua đời năm 210 TCN thì con trai Tần Nhị Thế đã cho tuẫn táng theo ông già mấy bà mẹ kế chưa có con cũng như các thành viên hoàng tộc lẫn thợ xây lăng mộ, phu vác của vào mộ…

Vào thời điểm Tần Hậu Hiến công bãi bỏ hủ tục tuẫn táng thì ở các nước phía đông người ta vì nhận thức được sự dã man của hủ tục tuẫn táng nên đã từ bỏ hủ tục tuẫn táng người sống mà chuyển sang bồi táng theo của cải từ lâu.

Hủ tục tuẫn táng người sống theo vua của Tần bắt đầu vào năm 678 TCN khi Tần Vũ công qua đời và được kế vi bởi em trai Tần Đức công với Tần Vũ công trở thành vua Tần đầu tiên khai trương vụ tuẫn táng tại tần với số lượng người bị tuẫn táng theo Tần Vũ công khá là khiêm tốn khi chỉ có sơ sơ 66 người để rồi sau khi được du nhập vào Tần thì nó trở thành trào lưu ma chay của giới thượng tầng nước Tần tới mức số người bị tuẫn táng theo vua càng lúc càng nhiều hơn vốn khi vua Tần Mục công qua đời năm 621 TCN đã chôn theo 177 người sống gồm cả 3 hiền tài họ Tử Xa khiến dân Tần vì thương tiếc đã làm ra bài thơ Chim Hoàng điểu về sau được Khổng Tử xếp vào phần Tần phong thuộc thiên Phong của Kinh Thi để bày tỏ lòng thương tiếc về sự mất mát người hiền của Tần vốn việc Tần tuẫn táng theo Tần Mục công không chỉ 3 hiền tài họ Tử Xa mà cả những người khác cũng bị cả sử gia Tư Mã Thiên chỉ trích cho rằng chính vì đối xử hiền tài như vậy mà mất thời gian dài sau đó Tần không thể phát triển về phía đông được.

Tổng cộng thì giới khảo cổ đã khai quật được trước sau 13 lăng mộ vua Tần tại nghĩa trang hoàng gia Tần tại Ung thành, 4 lăng ở khu an táng hoàng gia tại Chỉ Lăng cùng 1000 ngôi mộ của quan lại dân chúng nước Tần vốn thu được 1 số hiểu biết về tục ma chay ở Tần bên cạnh việc tuẫn táng người diễn ra phổ biến ở Tần chính với ngôi mộ Tần công số 1 ở khu lăng mộ Tần Cảnh công được xem là mộ táng có số lượng người bị tuẫn táng theo đông nhất trong số các ngôi mộ có người bị tuẫn táng mà người ta đã từng khai quật là cả thảy 186 người vốn ngoài tuẫn táng người thì người Tần cũng chôn theo người quá cố nhiều vật phẩm tuẫn táng đa dạng về chủng loại.

Song song đó thì có sự khác biệt về hình dáng lăng mộ các vua Tần trước và sau thời điểm Doanh Tứ xưng vương khoảng năm 325 TCN là ở vào thời điểm các vua Tần chưa xưng vương (vẫn còn là chư hầu nhà Chu) thì lăng mộ vua vua có hình dáng chữ Trung song từ sau khi các vua Tần xưng vương thì hình dáng lăng mộ vua Tần chuyển sang dạng chữ Á.

Ngay cả khi có tuẫn táng người với của theo vua thì tổ hợp mộ táng cùng phương thức tuẫn táng lẫn các đồ tuỳ táng ở Tần cũng khác xa ở Trung nguyên và có 1 đặc điểm dị biệt trong việc mai táng của người Tần so với Trung nguyên chính là việc người Tần ở phía tây chôn cất người chết trong tư thế gập các chi lại.

4/ Tổ tiên – thừa kế

Đối với việc tế tự tổ tiên thì người Tần cũng không đặt vị trí tổ tiên lên hàng quan trọng nhất như tại Trung nguyên vốn đây cũng là nguyên do lý giải tại sao Tần Nhị Thế về sau lại cho bãi bỏ miếu thờ các vua Tần từ thời Tần Tương công trở về trước chỉ để lại miếu thờ Tần Thuỷ Hoàng để làm nơi hành lễ tế tự.

Người Tần cũng độc đáo ở việc truyền thừa hơn so với cả nhà Chu cùng phần đông chư hầu nhà Chu ở chỗ theo chế độ lễ giáo của mình thì nhà Chu theo chế độ Đích trưởng chế, chỉ truyền việc thừa kế lại cho trưởng tử/con dòng đích trong khi Tần thì lại thực dụng hơn khi thay vì Đích trưởng chế, người Tần lại truyền thừa kế theo kiểu Thiện nhượng là truyền thừa kế lại chho người có tài, người có năng lực để những người này có đủ điều kiện trổ tài phát triển thêm công nghiệp của người đi trước.

5/ Hôn nhân

Ở biến pháp Vệ Ưởng thì ngoài việc xé lẻ các đại gia đình thành các hộ cá thể nhỏ nhằm tăng nguồn thu nhập của quốc khố, kích thích việc sản xuất canh tác nông nghiệp lẫn hạn chế việc ỷ lại, dựa dẫm thì còn có 1 lý do khác để Vệ Ưởng thực hiện việc xé lẻ các đại gia đình thành các hộ cá thể nhỏ.

Dựa theo theo ghi chép trong Sử ký ở các thiên như truyện Thương Ưởng thì Tư Mã Thiên đã bật mí cho hậu thế thấy tục lệ hôn nhân nước Tần trước khi Vệ Ưởng vào Quan Trung làm biến pháp chính là vào buổi quốc sơ thì do học theo tập tục dân Di Địch nên trong nhà người Tần diễn ra cảnh cha với con trai đã kết hôn đều sống chung 1 phòng còn con dâu thì ôm với cho con trai ăn giống như làm việc đó với chồng.

Những thứ “cha với con trai đã kết hôn đều sống chung 1 phòng”, “con dâu thì ôm với cho con trai ăn giống như làm việc đó với chồng” mà Tư Mã Thiên mô tả đó cho thấy Tần thời kỳ trước khi Vệ Ưởng vào làm cải cách thì ở mặt hôn nhân, người Tần vẫn còn ở giai đoạn khá sơ khai của chế độ quần hôn vốn chế độ quần hôn (hôn nhân theo nhóm) là chế độ hôn nhân cổ xưa nguyên thuỷ của loài người với các biểu hiện đặc trưng của chế độ quần hôn chính là toàn bộ nam giới của gia đình/họ/thị tộc này đều là chồng chung của gia đình/họ/thị tộc khác mà nếu tóm gọn chính là ở chế độ quần hôn thì chị dâu cũng có thể làm luôn em dâu và ngược lại anh vợ cũng có thể kiêm chức em vợ lẫn mẹ kế cũng có thể trở thành con dâu khác hẳn với

Dựa vào đặc điểm của chế độ quần hôn thì ta có thể thấy thì chế độ xã hội Tần lúc này vẫn còn mang nặng tàn dư chế độ mẫu hệ khi con cái từ cuộc hôn nhân kiểu này khi ra đời sẽ chỉ biết mặt mẹ chứ không biết mặt cha vốn tiên sư xa xưa nhất của dòng dõi các vua Tần là Cao Dao có thể cũng là 1 thành phẩm mối tình 1 đêm của Nữ Tu trong chế độ quần hôn là ăn quả trứng bị chim rải thảm trúng miệng và cũng thông qua việc đó thì cũng thấy rõ cả việc quan hệ giữa vợ và chồng tại Tần do bởi ảnh hưởng của chế độ quần hôn thì không được xác lập rõ ràng khi mà đến danh phận vợ chồng với nhau còn chưa được cố định.

Dù nhược điểm chế độ quần hôn là quan hệ hôn nhân bị hỗn loạn song bên cạnh đó thì chế độ quần hôn cũng có ưu điểm là ngoài việc 2 giới có thể thể hiện cởi mở, tự nhiên với nhau thì nữ giới không những không phải sống trong gò bó, phép tắc do bởi quan niệm trinh tiết do bởi quan niệm trinh tiết ở Tần khá là mong manh mà họ còn được cùng với các nam giới khác nhau được tự do kết hôn, ly hôn hay thậm chí giữ thái độ lãnh đạm với nhau vốn là điều mặc định hiển nhiên của chế độ quần hôn.

Việc Tần duy trì chế độ quần hôn là tàn dư của chế độ mẫu hệ cũng cho thấy sự khác biệt giữa người Tần với dân các nước Trung Nguyên bấy giờ để rồi mặc dù đã tiến hành tách biệt nam nữ thông qua việc xé lẻ các đại gia đình thành các hộ cá thể cũng như thiết lập chế độ 1 vợ 1 chồng như các nước thì sự hỗn loạn trong quan hệ hôn nhân tại Tần có từ chế độ quần hôn phổ biến trước đó cũng không vì thế mà biến mất ngay do bởi người Tần bấy giờ vẫn còn khá bỡ ngỡ với chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng mà Vệ Ưởng du nhập vào Tần thay cho hình thức quần hôn thịnh hành lúc bấy giờ.

6/ Y học

1 trong những điều ngược đời của Tần so với Trung nguyên chính là bên cạnh 1 số thứ tụt hậu khỏi Trung Nguyên phía đông do bởi vị trí tồn tại biệt lập, hẻo lánh của Tần thì có 1 số thứ khác các nước phía đông lại không phát triển theo kịp Tần như ở các khoản luyện các vật liệu kim loại và cả ở lĩnh vực y học khi mà y học Tần đối với 1 số nước tại Trung nguyên như Tấn khá là phát triển vượt trội hơn với các danh y của Tần có thể kể đến là danh y Biển Thước.

Sự phát triển của y học tại Tần vào cuối thời Xuân Thu thậm chí còn vang danh xa tới mức vua chúa, quý tộc của hàng xóm Tấn quốc ở phía đông nước Tần vì trình độ y học chậm phát triển hơn đã không ít lần sang Tần cho mời y sư Tần sang Tấn chữa bệnh và thậm chí người Tần cũng có cả y sư chuyên về khoa chữa bệnh cho trẻ em nhằm tăng cường cả sức khoẻ lẫn giáo dục trẻ em.

Sự phát triển y học của Tần có phần liên quan đến việc Tần trọng nghề thuốc khi mà lúc Tần Thuỷ Hoàng thực hiện việc đốt sách chôn Nho thì sách y học là loại sách thoát khỏi danh mục bị gom lại đốt chung với sách nông nghiệp, sách bói toán vốn nói dễ nghe thì ở Tần ngoài Pháp gia thống trị, 1 vài trường phái học thuật trong và ngoài Cửu Lưu thập gia như Âm Dương gia, Nông gia, Y gia, Phương Kỹ gia cũng được Tần đình bao dung giữ lại vì có chỗ xài

Việc Tần phát triển y học còn được thể hiện thông qua bằng chứng là trong các thẻ tre Thuỵ Hổ Địa mà người ta tìm thấy ở ngôi mộ Tần số 11 của võ quan nước Tần tên Hỉ ở Vân Mộng sống khoảng thời gian gần tương đương thời gian Tần Thuỷ Hoàng sống là sinh sớm hơn 3 năm lẫn tạch sớm hơn 7 năm thì có ghi nhận trường hợp 1 người bị nghi ngờ mắc chứng Độc Ngữ (chứng bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước bọt như Covid) dẫn đến khắp nơi phát sinh dịch bệnh thì người bị nghi ngờ là kẻ gieo rắc bệnh dịch Độc Ngữ đã được chính quyền cử y sư tới kiểm tra với kết quả sau đó xác nhận kẻ bị tình nghi phát tán dịch bệnh kia thực chất… không mắc bệnh như người ta nghi ngờ.

Thẻ tre Hỏi đáp về Pháp luật (Pháp luật vấn đáp) nằm trong số các thẻ tre Tần tìm thấy ở Thuỵ Hổ Địa lại có chứa đựng thông tin về việc người Tần xưa đối phó bệnh hủi khi mà theo thông tin ghi ở trúc giản này thì khi xảy ra tình trạng xuất hiện người mắc bệnh hủi thì người bị hủi sẽ đẽ lập tức được đưa đi cách ly ở nơi dành riêng cho người bị hủi là (Lệ Thiên sở) cho y sư kiểm tra vốn vì không chỉ bệnh hủi xưa không có thuốc trị mà còn dễ lây nhiễm nên người Tần đối xử với người mắc bệnh hủi như đối xử với tội phạm vốn chính là dùng cách thức giết đi để khỏi phát tán mầm bệnh với nhiều cách thức giết người nhiễm bệnh được ghi nhận lại là giết trong nước (có thể dìm cho chết đuối), chôn sống…

7/ Khác

Đối với công tác lịch pháp thì Tần không chỉ bắt đầu biết áp dụng chế độ tháng nhuận từ thời Tần Tuyên công (676 TCN-664 TCN) mà trước đó từ thời Tần Đức công (678 TCN-676 TCN), người Tần bắt đầu có tục cúng Phục Nhật (30 ngày nóng nhất của mùa hè vốn được chia làm 3 giai đoạn 10 ngày sớm, giữa, cuối – sơ, trung, hạ đánh dấu bởi 3 ngày Canh sau Hạ chí tiếp tới qua đầu tiết Lập Thu là đều được gọi chung là Phục Nhật / Tam Phục với gồm Sơ phục là ngày Canh thứ 3 ngay sau Hạ chí; Trung phục là ngày Canh thứ 4 còn ngày Canh cuối a.k.a ngày Canh đầu tiên tính từ lập thu là Chung Phục/Mạt phục) vào ngày Tuất mùa hạ mà suốt thời Tần – Hán rất thịnh hành vốn được Tần Đức công thiết lập vào năm 676 TCN.

Song hành với với việc thiết lập tục cúng Phục Nhật để tránh nóng thì do bởi quan niệm cũ rằng khí hậu nóng bức mùa hè sẽ sinh tà khí, lam chướng khiến người ta dễ sanh bệnh tật nên cùng Tần Đức công bên cạnh tục cúng Phục Nhật cũng đã đã cho đem mấy chú Tuất ra giết rồi xé xác trước khi lấy tứ chi của mấy “bạn của loài người” đem treo các cổng thành để trục ác linh xua tà khí khi mà cũng từ xưa, người ta cho rằng máu Tuất có thể tẩy uế trừ tà dẫn đến thầy bùa, thầy pháp về sau làm lễ trừ tà đều chuẩn bị sẵn khuyển tiết.

E. HÀNH CHÍNH

Không đợi tới khi Vệ Ưởng vào Tần mới biên chế lại tổ chức các đơn vị hành chính ở các địa phương thành quận huyện khi mà chế độ quận huyện ở Tần đã xuất hiện từ tận rất lâu trước đó vào năm 688 TCN/ 687 TCN thời Tần Vũ công vốn sau khi kiêm tính lãnh thổ các nhóm người Nhung sống ở 2 đất Khuê, đất Ký tại Cam Túc rồi sau đó là nước Tiểu Quắc cùng lãnh thổ cũ của 2 nước Đỗ, Trịnh trước kia trong tỉnh Thiểm Tây Tần đã cho lập thành quận huyện các vùng đất mới thôn tính được này.

Quá trình quận huyện hoá các thành ấp cũ sau đó đã được các quân chủ Tần tiếp nối Tần Vũ công tiến hành 1 cách không đều đặn dẫn đến sau khi vào Tần làm quan, Vệ Ưởng đã tiện tay làm biến pháp mà mạnh tay quận huyện hoá cho bằng sạch các địa phương còn ở chế độ phân phong thành ấp cũ của Tần khiến cho sau biến pháp Vệ Ưởng thì Tần có cả thảy 31 huyện song ngay cả như vậy thì chế độ quận huyện vẫn còn rất sơ khai do bởi tới trước khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung nguyên thì vẫn có sự bất tương xứng giữa quận với huyện khi huyện không chỉ lớn hơn quận mà có huyện lại gồm 4 quận song dù vậy thì đây vẫn là 1 bước tiến lớn của Tần.

Không chỉ cắt đặt quận huyện mà để giám sát quận huyện 1 cách chặt chẽ nhằm ngăn chặn tình trạng quận huyện ly khai thì chính quyền Tần còn quy định cả việc quan thú các quận huyện hàng năm đều phải báo cáo tình hình quận mình với triều đình trung ương vốn 1 người thân cận của Phạm Thư là Vương Kê do đã không báo cáo tình hình quận mình với triều đình trung ương tại Hàm Dương suốt 3 năm liền nên đã bị hạch tội tư thông với địch rồi bị bắt giết khiến cho địa vị chính trị của Phạm Thư tại Tần có nguy cơ bị lung lay.

Đi kèm với việc lập huyện thì Vệ Ưởng còn cho thiết lập cả hệ thống quan lại quản lý ocấp huyện gồm Huyện Lệnh là chủ quản các việc trong huyện, được phụ tá bởi vị trí Huyện Thừa dưới quyền giữa lúc việc binh trong huyện lại được khoán cho 1 vị trí khác là huyện úy quản lý.

Song song đó thì để có thể quản lý các địa phương được tốt hơn thì Vệ Ưởng đã cho tổ chức mô hình đơn vị tự quản cấp xóm với mỗi 5 nhà được nhóm thành 1 Ngũ tương tự đơn vị Ngũ gồm 5 người lính trong quân ngũ nước Tần vốn để khiến 5 nhà này giám hộ, ràng buộc lẫn nhau lẫn sẵn sang cáo giác nhau khi xảy ra việc phạm pháp thì Vệ Ưởng đã áp dụng chồng lên các đơn vị Ngũ hộ tự quản cấp xóm chế độ vạ lây, đồng loã trong trường hợp thấy sai phạm mà không báo – Liên toạ chế mà theo đó thì bắt buộc 4 nhà trong tổ phải cáo giác ngay khi thấy nhà còn lại trong tổ làm bậy nếu không thì sẽ bị xử như là đồng loã phạm pháp với không chỉ các nhà trong 1 Ngũ bị xử tội liên đới do để hàng xóm họ phạm pháp mà không cáo giác mà việc còn dây ra thêm 1 tổ Ngũ 5 nhà khác vốn trong khi các nhà trong cùng tổ Ngũ với nhà phạm pháp sẽ bị xử tội nặng thì các nhà thuộc tổ Ngũ khác tuy cũng bị phạt song lại ở mức nhẹ hơn (5 nhà bị xử nặng, 10 nhà bị xử nhẹ).

F. PHÁP LUẬT

Cùng với việc răn đe mọi người làm theo khuôn khổ quy định nhà nước thì để ràng buộc người Tần bước vào khuôn khổ lẫn ngăn giới quý tộc lộng hành, Vệ Ưởng đã cho du nhập lẫn biến hệ thống luật phong kiến thành văn Pháp Kinh viết trước đó bởi chính trị gia, đại thần Lý Khôi của Nguỵ thành bộ hiến pháp của Tần quốc.

Bên cạnh đó thì vào năm 746 TCN, Tần Văn công cũng đã đi trước thời đại khi cho áp dụng tại Tần hình thức hành quyết Tru di Tam tộc thay cho hình thức Nhị Điển chế hành quyết tội nhân cùng con cái thịnh hành thời Thương, Chu.

G. QUAN CHẾ

Cũng như vài phương diện khác thì bộ máy chính trị, quan lại của Tần tuy có phần giống quan chế nhà Chu ở chỗ quan lại gồm các quan đại phu song cũng có chỗ khác quan chế nhà Chu ở chỗ bên trong bộ máy quan chế của Tần cũng tồn tại 1 số quan vị chỉ có ở Tần chính là các quan Thứ trưởng.

Thử trưởng là quan vị có mặt từ rất lâu trong bộ máy quan lại nước Tần từ lúc Tần còn là 1 phụ dung của nhà Chu khi mà theo thiên Tần Bản kỷ trong Sử ký thì từ thời Tần Tiền Hiến công (Tần Ninh công) trị vì Tần từ năm 724 TCN tới năm 704 TCN, bộ máy quan lại của Tần đã xuất hiện chức vụ Đại Thứ trưởng vốn theo thời gian thì cũng trong khoảng thời Xuân Thu, hệ thống quan chế của Tần lại xuất hiện thêm 3 vị trí Thứ trưởng khác là Tả Thứ trưởng, Hữu Thứ trưởng, Tứ Xa Thứ trưởng.

Tuy 4 quan vị Thứ trưởng này đều là thuộc loại chức tước nhất thể nghĩa là vừa là tước hiệu lại vừa là chức vụ quan lại song thực tế thì lại không đồng đều nhau lẫn 1 số vị trí dành riêng cho hạng người đặc biệt chính là Đại Thứ trưởng có thẩm quyền tương đương vị trí Thừa tướng, tướng quốc (tướng bang) song là ở buổi quốc sơ, Hữu Thứ trưởng cùng Tứ Xa Thứ trưởng chấp chưởng sự vụ vương tộc với 3 vị trí Thứ trưởng này đều do người trong vương tộc đảm nhận giữa lúc vị trí Tả Thứ trưởng thì là vị trí dành cho những người ngoài vương tộc ngồi vào.

Do bởi vì chức vụ từng thuộc hàng quyền lực bậc nhất triều đình Tần nên đôi lúc quyền phế lập vua đều trông chờ vào tiếng nói sau cùng của quan Thứ Trưởng, nhất là Đại Thứ trưởng vốn Tần Hiến công Doanh Sư Thấp từ Nguỵ về nước giành được ngai vàng là nhờ việc biết móc ngoặt với người ủng hộ là quan Thứ trưởng Khuẩn Cải a.k.a Thứ trưởng Cải trong triều đình vua Tần Xuất tử làm nội ứng và việc đó cũng không khác vào thời điểm năm 305 TCN khi phe cánh Tần Huệ Văn hậu – Công tử Tráng thông mưu với các thứ trưởng trong triều đình Tần Chiêu Tương vương tiến hành làm cuộc nổi dậy đảo chính Quý quân a.k.a cuộc nổi dậy Thứ trưởng bất thành chống lại phe Tần Chiêu Tương vương – Tần Tuyên Thái hậu Mị Bát Tử – Nhương hầu Nguỵ Nhiễm.

Cùng với việc Vệ Ưởng vào Tần làm biến pháp rồi theo đó thì tái tổ chức quan chế Tần theo mô hình quan chế Trung nguyên đã khiến quyền lực ngày cũ các Thứ trưởng nước Tần nhanh chóng bị tiêu biến dẫn đến các vị trí Thứ trưởng dần bị rơi rụng thành tước vị quân công chứ không còn là chức vị đầy đủ quyền hạn thực tế như trước.

Nhắc tới biến pháp Vệ Ưởng vốn sau đó khiến bộ máy quan chế Tần xuất hiện hệ thống 20 cấp quân công quý tộc thì đó là 1 hiểu nhầm của sử tịch mà ít người biết khi mà dù đúng là sau khi Vệ Ưởng làm biến pháp thì ở Tần xuất hiện hệ thống đa cấp quân công song cái gọi là hệ thống 20 cấp quân công thực tế chỉ là phiên bản 2.0 đã nâng cao, cập nhật xuất hiện từ sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất xong Trung nguyên với cấp đầu hệ thống 20 cấp quân công là hạng Triệt hầu (sau này đổi gọi Liệt hầu là vì kỵ huý tay Hán Vũ đế Lưu Triệt tương tự như Tướng bang bị đổi thành Tướng quốc do kỵ huý Lưu Bang nhà Hán).

Phiên bản hệ thống đa cấp quân công gốc a.k.a phiên bản đa cấp quân công 1.0 nguyên bản thì dựa theo các thông tin trong Sử ký cùng thiên Cảnh Nội của tác phẩm Thương Quân thư gồm cả thảy 26 thiên trình bày nội dung về Pháp gia được cho là do Vệ Ưởng viết ra dù thực tế có khi là do đệ tử Vệ Ưởng viết thay thì chỉ có vẻn vẹn 17 cấp quân công với cấp đầu bảng của hệ thống đa cấp quân công bản 1.0 đã được chiến thần Vũ An quân Bạch Khởi leo chạm đầu bảng từ rất lâu trước khi trận đại chiến Trường Bình diễn ra.

Mô tả tổng quan chung của hệ thống 17 cấp quân công nguyên bản thời Vệ Ưởng chính là ngoài cấp Đại Lương Tạo đứng đầu hệ thống ngay cấp 17 thì hệ thống quân công 17 cấp nguyên bản thời Vệ Ưởng ngoài 17 cấp quân công chính vẫn còn có bảng phụ gồm các cấp bậc quân công đứng dưới cấp quân công đầu (cấp thấp nhất) chính thức của hệ thống 17 cấp quân công là hạng Công sỹ.

Tính từ cấp 1 thấp nhất của hệ thống 17 cấp quân công trở xuống thì người Tần còn có bảng quân công phụ dành cho những người lập công lao hơi bị quèn 1 tý (ví von theo chế độ quan lại phong kiến thời sau thì 17 cấp quân công thời Vệ Ưởng chính là Quan còn các cấp quân công thấp hơn cả cấp đầu trong hệ thống 17 cấp quân công thời Vệ Ưởng chính là Lại – viên chức giúp việc cho quan) gồm 3 cấp quân công thuộc nhóm Tiểu Phu dành cho những nhân sự quân đội là Giáo, Đồ và Thao Quân với những người đứng ở cấp cao nhất trong 3 cấp (cao hơn cấp thứ 2 trong 3 cấp quân công bảng phụ này) được coi là nhân sự tác chiến quân sự khi họ giành được danh hiệu của cấp quân công này cùng phần ruộng đất thưởng kèm là nhờ vào số lượng thủ cấp kẻ địch tương ứng mà họ lấy được ở các cuộc chiến bên ngoài lãnh thổ Tần.

Đối với hệ thống 17 cấp quân công chính thức thì ngoài cấp cao nhất hệ thống là Đại Lương tạo đứng ở hạng thứ 17 thì 16 cấp quân công phía dưới tính từ cấp quân công thấp nhất trở lên là cấp quân công thứ 1 – hạng Công sỹ, cấp quân công thứ 2 là hạng Thượng Tạo, cấp thứ 3 là hạng Trâm Niểu, cấp thứ 4 – hạng Bất Canh, cấp thứ 5 – Đại Phu, cấp 6 – Quan Đại Phu, cấp 7 là Công Đại phu, Cấp 8 – Công Thừa, cấp 9 là Ngũ Đại phu, cấp 10 – Khách khanh, Cấp 11 – Chính khanh, cấp 12 là hạng Đại Thứ trưởng, cấp 13 – Tả Canh, cấp 14 là Trung Canh, Cấp 15 – Hữu Canh, cấp 16 là Đại Canh với tất cả đều đứng dưới Đại Lương tạo cấp 17.

Mặc dù trong phiên bản hệ thống 17 cấp quân công mà Tần sử dụng ngay sau biến pháp Thương Ưởng thì trong 4 quan vị Thứ trưởng của Tần đình chỉ còn tồn tại vị trí Đại Thứ trưởng ở cấp quân công thứ 12 song sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất xong Trung nguyên rồi nâng cấp hệ thống quân công cũ từ 17 lên 20 cấp để ban thưởng cho công thần thì các cấp Thứ trưởng cũ khác của Tần ngoài Đại Thứ trưởng cũng xuất hiện trong hệ thống 20 cấp quân công mới của Đại Tần Đế quốc là cấp 10 quân công của hệ thống 20 cấp quân công nhà Tần là hạng Tả Thứ trưởng, cấp quân công thứ 11 – Hữu Thứ trưởng, cấp quân công thứ 17 – Tứ Xa Thứ trưởng và cao nhất trong 4 hạng Thứ trưởng là hạng Đại Thứ trưởng đứng ngay cấp quân công thứ 18 chỉ sau các cấp quân công khác tính từ trên đỉnh xuống là Triệt hầu, Quan Nội hầu.

So sánh 2 hệ thống cấp bậc quân công gồm hệ 17 cấp đời đầu của Tần quốc với hệ 20 cấp đời sau của Tần triều thì trừ 11 cấp đầu của 2 hệ thống cấp quân công là được giữ nguyên trạng thì hạng Đại Thứ trưởng dựa theo việc quyền lực Tần gia tăng khi Tần chuyển mình từ vương quốc (quốc) lên Đế quốc (triều) cũng được nâng cao giá trị khi nhảy vọt lên thêm tận 6 cấp từ cấp thứ 12 đời đầu lên cấp 18 đời sau do bởi sự xuất hiện thêm của 3 cấp bậc Thứ trưởng khác ở phía dưới.

Bên cạnh đó thì lý giải cho việc hệ thống 20 cấp quân công nhà Tần phát sinh thêm 2 vị trí cao nhất nhì hệ thống là Triệt hầu, Quan nội hầu còn hệ thống 17 cấp quân công cũ vì không có nên chỉ có 17 cấp chính là vì hệ thống 20 cấp xuất hiện vào thời điểm Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung nguyên rồi xưng đế còn hệ thống 17 cấpquan6 công lại ra đời lúc Tần vẫn còn là chư hầu nhà Chu vốn vua Tần dù có hiệu Công ở phía sau song đó chỉ là tôn hiệu mà quần thần dâng lên với chứ nguyên gốc thì vua Tần chỉ mang tước Bá còn thấp hơn cả bậc tước hiệu Hầu thì làm sao có thể phong hầu người khác.

Cũng vì sau khi Doanh Tứ xưng vương thì số lượng người leo đến tước vị Hầu tước rất là ít khi chỉ đếm được lèo tèo có vài mạng Phạm Thư (Ứng hầu), Nguỵ Nhiễm (Nhương hầu), Lã Bất Vi (Văn Tín hầu), Lao Áo (Trường Tín hầu) nên danh tướng Vương Tiễn đã từng phải than với Tần Thuỷ Hoàng rằng làm tướng cho vua (Đại vương) thì dù có công song vẫn không được phong hầu vốn đó cũng là tình cảnh chung mà chiến thần Vũ An quân Bạch Khởi của Tần gặp phải khi tới lúc bị bức tử thì vị trí cao nhất Bạch Khởi leo tới cũng chỉ là Đại Lương tạo kèm theo tước hiệu Vũ An quân dù rằng xét về trận mạc lẫn số người bị chết dưới tay Bạch Khởi thì ngay cả Vương Tiễn cũng không thể so lại.

1 quan vị khác có trong bộ máy quan lại nước Tần nhưng nằm ngoài hệ thống đa cấp quân công chính là Quốc uý vốn không chỉ Tần mà cả Triệu cũng có với chức vụ Quốc uý của Triệu thì được đặt dưới quyền Tướng quân.

Không như Triệu thì quan vị Quốc uý của Tần có gốc từ vị trí Thứ trưởng trong quan chế Tần để rồi sau năm 334 TCN khi Doanh Tứ lên ngôi và chính thức đặt ra 1 quan vị mới nắm đại quyền cao nhất trong bộ máy quan lại nước Tần là Tướng bang a.k.a Tướng quốc thì vị trí Thứ trưởng cũ đã không chỉ bị hạ bậc xuống đứng sau Tướng quốc mà còn bị đổi tên gọi thành Quốc uý song ngay cả khi bị hạ phẩm cấp xuống cho đứng sau Tướng quốc thì Quốc uý suy cho cùng vẫn là vị trí không phải muốn làm là làm được do vị trí Quốc uý là 1 quan vị chỉ sau Tướng quốc cũng là 1 chức vụ khác nắm binh quyền trong tay nên thành ra người làm Quốc uý cũng thường là người leo lên cấp quân công cao nhất là Đại Lương tạo trong hệ thống 17 cấp quân công vốn Bạch Khởi sau khi leo tới vị trí Đại Lương tạo thì đã kiêm luôn vị trí Quốc uý nước Tần.

Thẩm quyền quân sự của Quốc uý kể mà nói thì chính là việc Quốc uý cũng có quyền cũng chưởng quản binh sỹ tương tự như tướng quân song cụ thể thì theo mô tả trong thiên Cảnh Nội của tác phẩm Thương Quân thư vốn là nguyên nhân lý giải tại sao quan chế nước Triệu lại xếp vị trí Quốc uý ngay dưới cấp Tướng quân chính là dòng mô tả số binh cầm bởi 2 chức vụ này khi mà theo Thương Quân thư thì tướng quân có thể tay cầm 4000 đoản binh còn Quốc uý thì chỉ cầm có 1000 đoản binh với đoản binh mà Thương Quân thư đề cập mang bản chất vệ binh trang bị lẫn chiến đấu bằng vũ khí ngắn như kiếm để rồi dù vị trí ban đầu của Quốc uý thấp hơn Tướng quân lãnh binh song cùng với việc Doanh Chính về sau đã không chỉ chiêu mộ được Uý Liêu làm Quốc uý mà còn vì tài năng của Uý Liêu buộc phải hạ mình cung kính bái như thầy nên địa vị Quốc uý của Tần từ thời điểm này cũng thăng thiên lên ngang ngửa địa vị Thái uý trong Quan chế nhà Hán.

Vị trí Quốc uý nổi danh của Tần ngoài Bạch Khởi kiêm giữ vị trí cả Đại Lương tạo cùng Quốc uý thì Tần còn có 1 đại nhân vật nổi đình nổi đám khác nhưng thân thế cũng kém không phần bí ẩn cũng từng làm Quốc uý nước Tần chính là nhà quân sự Uý Liêu vốn tên là Liêu, người quốc đô Đại Lương của Nguỵ mà theo ghi chép sử tịch thì tinh thông huyền cơ, thuật coi tướng song vì từng giữ chức Quốc uý nhà Tần tới mức Doanh Chính từng phải đích thân bái làm sư nên được người đời gọi là Uý Liêu.

Uý Liêu dù nổi danh với đời không chỉ nhờ vào việc để lại tác phẩm quân sự Uý Liêu tử được liệt vào hàng 1 trong 7 đại tác phẩm về binh pháp nổi danh của Trung Hoa – Võ Kinh Thất thư bên cạnh Binh pháp Tôn Tử, Ngô Tử của Ngô Khởi, Tư Mã pháp của Tư Mã Nhương Thư a.k.a Điền Nhương Thư nước Tề, Lục Thao của Khương Tử Nha, Tam Lược của Hoàng Thạch Công, Đường Thái Tông Lý Vệ Công Vấn đối của danh tướng Lý Tĩnh nhà Đường song dựa theo những thông tin tìm được được thì người ta thấy rằng trong lịch sử Trung Hoa mà cục bộ là thời đại Chiến Quốc, Uý Liêu là danh xưng đụng hàng của 2 nhân vật cùng tinh thông binh pháp song lại khác nhau về thời điểm sống khi cách nhau chừng tối thiểu hơn 130 năm (trừ khi Uý Liêu còn tinh thông thêm bí thuật Trường sinh bất tử) là Uý Liêu sống thời Nguỵ Huệ vương của Nguỵ vốn đây cũng là thời điểm so tài binh pháp trở thành giai thoại giữa 2 nhân vật khác trong lịch sử Trung Hoa là Bàng Quyên nước Nguỵ cùng Tôn Tẫn của Tề và Uý Liêu nước Tần – kiến trúc sư cho đại chiến dịch nhất thống thiên hạ của Tần vương Doanh Chính khi mà chính Uý Liêu nước Tần chính là người đã điều chỉnh phương lược đối ngoại phục vụ cho việc thống nhất thiên hạ của Tần do Phạm Thư vạch ra là bản đối sách Viễn Giao Cận công 1.0 của Phạm Thư gồm thân Yên, Tề ở xa, trung lập hoá Sở, Triệu ở giữa để dồn sức đánh Hàn, Nguỵ ở gần sang thành kế hoạch Viễn giao Cận công phiên bản 2.0 mang thương hiệu Uý Liêu vốn sau khi được điều chỉnh lại thì Tần theo kế sách vẫn phải tạm thân thiện trước với 2 nước Yên, Tề vì cùng lý do như bản đối sách Viễn Giao Cận công 1.0 của Phạm Thư song đối với các nước cần bị trung lập hoá lẫn bị diệt trước tới đây lại có sự chuyển dịch khi mà các nước Triệu từ vị trí nước Tần cần vô hiệu hoá tại bản kế hoạch Viễn Giao Cận công 1.0 của Phạm Thư chung với Sở (Ổn định Triệu, Sở) lẫn Nguỵ từ vị trí là nước Tần cần dồn sức đánh chung trước tiên với Hàn cũng theo kế hoạch Viễn Giao Cận công 1.0 của Phạm Thư (Đánh Nguỵ, Hàn) đã hoán đổi vị trí cho nhau ở kế hoạch Viễn giao Cận công phiên bản 2.0 của Uý Liêu chính là dồn sức diệt Hàn, Triệu trước rồi thứ là Nguỵ, Sở trước khi sau cùng tính tới Yên, Tề.

Đối với Tướng quốc a.k.a Thừa tướng thì cùng với quả biến pháp Vệ Ưởng làm rơi rụng các vị trí quan Thứ trưởng đầu triều trước kia đa số do quý tộc nắm thì vào sau khi Doanh Tứ lên làm vua, Tần mới lục tục đặt ra vị trí Tướng quốc nắm giữ đại quyền triều đình lại vừa làm đối trọng cho vị trí Đại Lương tạo tay nắm binh quyền đứng đầu hệ thống 17 cấp quân công do Vệ Ưởng đặt ra cho Tần với các đời Tướng quốc nước Tần có thể kể tới là Trương Nghi, Sư Lý Tật, Cam Mậu, Nguỵ Nhiễm, Phạm Thư, Thái Trạch, Lã Bất Vi.

Bên cạnh đó thì Tần cũng sở hữu các quan vị khác cũng nổi danh không kém óc thể kể đến là Đình uý – chức vị cao nhất chưởng quản việc về pháp luật, xét án tại triều đình với người nổi danh từng làm Đình uý Tần là Lý Tư; Thiếu phủ chuyên về thu thuế khai thác sản vật từ các tài nguyên thiên nhiên như sông núi, hồ đầm với tướng Chương Hàm thời cuối Tần từng kinh qua vị trí này trước khi cầm binh ra trận; Nội sử vào thời Tiên Tần là chức danh quản về luật lệ, quy định, thảo giấy tờ lẫn hỗ trợ quân chủ điều động chư hầu lẫn quan chức cao cấp với Nội sử Đằng thậm chí còn được Tần phái cầm binh đi diệt Hàn vào năm 230 TCN rồi nhân đó lập ra quận Dĩnh Xuyên trên đất cũ nước Hàn…

Các vị trí Đình uý, Thiếu phủ, Nội sử mà bọn Lý Tư, Chương Hàm, Nội sử Đằng làm qua khi Tần thống nhất Trung nguyên đều được liệt cả vào hàng 9 quan vị danh giá ở Tần đình chỉ sau Tam công Thừa tướng, Thái uý, Ngự sử Đại phu của Tần bên cạnh Phụng Thường lo việc nghi lễ tế tự kiêm chức vụ đứng đầu Cửu khanh, Lang Trung Lệnh lo quân canh gác cung điện, Vệ uý quản lính gác cửa cung, Thái bộ lo về chuyện ngựa nghẽo của hoàng gia lẫn quốc gia, Điển khách lo về giao tế bên ngoài cùng quốc sự bên trong, Tông chính lo chuyện trong nội bộ vương thất với Nội sử sau khi Tần Thuỷ hoàng thống nhất Trung Hoa được leo lên làm Trị Túc Nội sử quản sự vụ của các huyện quanh kinh thành Hàm Dương như Phủ doãn Khai Phong thời Tống hay Kinh Triệu doãn thời Đường mà còn gánh thêm cả chuyện coi sóc về tài chính, thuế khoá…

Tần còn là nước đi đầu trong việc đặt ra 1 tước hiệu tôn quý dành cho người phụ nữ làm vợ chính thất của vua sau khi vua qua đời là Thái hậu với người phụ nữ đầu tiên làm Thái hậu trong lịch sử 2000 năm phong kiến Trung Hoa chính là Tần Tuyên Thái hậu Mị Bát Tử – vợ của Tần Huệ Văn vương kiêm bà già của Tần Chiêu Tương vương.

Trong việc giảng dạy trữ quân tương lai thì Tần đã giao công việc đó cho 2 vị trí quan lại trong triều đình đảm nhận việc dạy học cho thái tử là Sư (thầy dạy học thuật cho trữ quân) cùng Phó (thầy giáo quản lý mặt sinh hoạt của trữ quân).

Ở các địa phương thì ngoài các chức quan quản lý việc trong huyện gồm huyện lệnh, huyện thừa, huyện uý thì việc đăng ký hộ tịch, đất đai trong huyện đều được chưởng quản bởi vị trí của Lý chính a.k.a Lý điển vốn tuy việc làm, địa vị của người làm Lý chính thì có thể không sang song đây là chức vụ tại địa phương phải chịu nhiều áp lực hơn cả nếu lỡ bất cẩn để xảy ra sai sót trong quá trình làm việc của mình.

Đăng ký hộ tịch ở Tần cũng khá giống hiện tại khi người đăng ký hộ tịch sẽ được quan Lý chính ghi lại ngày sinh bát tự, địa vị xã hội, chiều cao, các đặc điểm nhận dạng của cơ thể như màu da, khiếm khuyết của cơ thể…vốn nếu dân đen trốn đăng ký hộ tịch sẽ bị phạt vạ 2 bộ khôi giáp còn những người làm việc đăng ký hộ tịch gồm Lý chính cùng Tam lão biết mà không báo thì chia nhau mỗi người bị phạt vạ 1 bộ khôi giáp, việc trốn đăng ký hộ tịch của 1 dân đen còn vạ lây đến cả hàng xóm trong cùng nhóm Ngũ của họ khi mỗi nhà không chỉ bị phạt nộp 1 tấm khiên mà còn bị lưu đày toàn Ngũ.

Đối với trường hợp Lý điển cùng phụ lão khai sai thì sẽ phải chịu hình phạt nhẹ là bị cắt tóc mai với râu hoặc không thì bị phạt tiền.

Không chỉ nhận lãnh việc đăng ký hộ tịch mà Lý điển cũng là viên chức làm cả việc đăng ký sở hữu tài sản vốn tài sản mà không được sự xác nhận chủ sở hữu từ Lý điển thì tự động sẽ bị triều đình tịch thu trong khi viên chức Lý điển xác nhận sai thì tương tự đăng ký sai hộ tịch cho dân đen, cũng sẽ bị trừng phạt với tội do sơ ý thì chỉ phải bị hình phạt bị cắt đi râu cùng tóc mai còn trường hợp Lý điển cố ý nhận hối lộ để làm sai thì sẽ bị trừng phạt bằng cách bị giáng thân phận xuống làm nô lệ của nhà nước (quan nô) mà bấy giờ gọi là Thành Đán.

You may also like

Leave a Comment