Thành công, nghĩ như nào cho đúng?

by admin

Đợt kia, tôi có một vài bình luận tranh luận với một người viết. Thường thì mọi thứ đều không đáng tranh luận nếu nó không phải là bài viết cổ vũ lối sống.

Chủ đề tranh luận xoay quanh cái công thức của bạn ấy:

Thành công = lỳ + yêu.

Theo sự cắt nghĩa của bạn, thì Lỳ ở đây là sự kiên trì trong cái việc đấy.

Yêu là yêu cái việc mình làm.

Trong cái công thức trên, thì tôi nhìn thấy hai thiếu sót mang tính quan trọng và cốt yếu, đó là:

  1. Cái mà bạn yêu và đang theo đuổi đấy nó có đúng hay chưa?
  2. Và phương pháp bạn đang kiên trì có đúng hay chưa?

Bỏ qua chuyện tranh luận thì đề tài chính của bài viết hôm nay là bổ sung cho đủ cái công thức bên trên.

Đầu tiên thì để nói đến một chủ đề, ta cần hiểu chủ đề ấy. Vậy đang tìm kiếm cho công thức của thành công thì sẽ phải hiểu thành công là cái gì.

Thành công, theo định nghĩa của từ điển tiếng việt và từ điển hán-nôm về từ này thì tựu chung đều có ý nghĩa sau:

Đạt được kết quả đúng như dự định

Tức: Ta làm một việc gì đó, ta dự định một kết quả cho nó, sau một khoảng thời gian nhất định, kết quả làm ra vừa bằng hoặc vượt mức đã đự định thì coi như đó là sự thành công.

Okie, chúng ta thống nhất thành công là như thế nhé. Bây giờ nói về sự thiếu sót:

Chưa cần phân tích nhiều đã thấy công thức nó thiếu ngay cái cốt lõi nhất là: dự định.

Không có dự định thì lỳ + yêu để làm cái gì, cho cái gì đâu?

Rồi nếu không có một cái gì để so sánh thì đến khi nào mới biết đó là thành công?

Vậy ý thứ nhất: bổ sung ý định.

Tiếp theo mới quan trọng nè, cái ý định cần đạt có đúng hay không, đấy, chỗ này mới căng nè.

Vì sao lại cần biết nó đúng hay sai? Vì để không làm điều xấu chứ sao nè.

Để biết cái ý định có sai xấu hông, thì đợi tôi viết cái bài khác, chứ nó dài lắm.

Tiếp theo, là cái quá trình mình làm cái việc đấy, để đến cái đích đấy, nó đã đúng chưa?

Tôi sợ nhiều bạn vẫn còn nghĩ “cứ cố mỗi ngày thì sẽ thành công”. Không. Chắc chắn không thể thành công nếu làm như thế.
Phải hiểu bản chất của việc chưa thành công ở hiện tại, đó là cái gì.

Giả sử một cậu bé 1 tuổi muốn nâng tạ 100kg, thì cậu bé cứ cố gắng mỗi ngày mỗi ngày, sẽ có ngày cậu bé đủ lớn, đủ khoẻ để nâng lên.

Thì cái việc chưa thành công ở lúc 1 tuổi ấy, đó là bởi sự thiếu thốn về tích luỹ.

Nhưng giả sử, cậu bé 1 tuổi ấy không muốn nâng tạ 100kg nữa mà muốn tự tay nâng cả quả núi vài tấn, thì hiển nhiên cố đến chết cũng không có chuyện nâng được. Thì cái việc chưa thành công ở lúc 1 tuổi đấy là do sai về sự lượng giá bản thân.

Tiếp theo cậu bé không muốn nâng tạ, cũng không muốn nâng núi, cậu bé muốn bay lên trời xanh, nhưng lại ngày ngày học vỗ cánh như chim bay. Cứ cố mãi , cố mãi mãi. Đến ngày già chết cũng không bay được. Thì cái chưa thành công ở 1 tuổi đấy là do sai về cách làm. Cậu bé có thể chế tạo ra máy bay, mua cái máy bay hoặc mua vé máy bay thay vì tập vỗ cánh như chim.

Phải phân định rạch ròi ra thì mới rõ mình vì sao chưa thành công. Chứ cứ u mê nghe theo self-help hay nghe motivate quotes thì bao giờ tiến bộ.

Vậy ý thứ hai: Bổ sung phương pháp đi đến thành công.

Hai yếu tố tôi nói ở trên, có thể yếu tố một thì dễ đấy, bởi tưởng tượng ra một cái đích đến không khó lắm (chưa xét đến nó có đúng hay chưa), nhưng yếu tố thứ hai là phương pháp, thì lại khá khó, bởi lẽ bản thân chưa có kinh nghiệm thì biết làm sao, chỉ có thể thử và nhận sai, sai thì ghi nhận chỗ sai, sửa lại. Còn hông thì đi mượn con đường của người khác rồi sữa cho vừa với mình, … Cái đấy tuỳ vào yếu tố cá nhân nữa. Rất khó bàn ở đây.

Lâu không viết, có lẽ hơi lủng củng về ý nhưng hi vọng là sẽ đem lại nhiều lợi ích cho mọi người. Cảm ơn mọi người đã đọc.

From: Thuật sư TaN

You may also like

Leave a Comment