THÁP NHU CẦU CẢM XÚC – BẠN ĐANG Ở NẤC THANG THỨ BAO NHIÊU?

by admin

Tiến sĩ Susan David là nhà sáng lập và đồng giám đốc của Viện đào tạo tại Bệnh viện McLean của Trường Y Harvard, một Giảng viên Tâm lý học tại Đại học Harvard, và là tác giả của nhiều cuốn sách khác, nổi tiếng, đặc biệt là cuốn Vượt bẫy cảm xúc. Bà đã phát triển mô hình tháp “nhu cầu cảm xúc” với mục đích minh họa các phương pháp “đối phó với hiện tại và những cảm xúc đi kèm với thực tế này, một cách lành mạnh. Các bước đã vạch ra có thể để lại cho chúng ta sự kiên cường và mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Có thể phân tích các nấc thang của tháp một cách vắn tắt như sau:

 Nhẹ nhàng chấp nhận: cho rằng cuộc sống của chúng ta thường xuyên trong những tình huống không thể kiểm soát được, cảm giác lo lắng, tuyệt vọng hoặc đau buồn luôn sẵn sàng chờ đón chúng ta, vì vậy, hãy học cách chấp nhận, chấp nhận một cách vui vẻ và thoải mái. Chấp nhận là điều kiện tiên quyết để thay đổi theo hướng tích cực.

Lòng trắc ẩn: Trong những thời điểm chưa từng có như đại dịch hiện nay, sự tha thứ, sự mềm mỏng và lòng trắc ẩn – cho cả bản thân và cho người khác – có thể làm giảm bớt lo lắng và gánh nặng cho toàn xã hội. Tha thứ cho người khác cũng là tha thứ cho chính mình, chẳng ai có thể sống một cuộc đời hạnh phúc khi cứ ôm mãi hận thù ganh ghét cả.

Thân thuộc: Các thói quen cung cấp cảm giác thân thuộc, chất keo giữ chúng ta lại với nhau từ ngày này sang ngày khác. Khi đối mặt với những điều không quen thuộc, chúng ta có xu hướng lấp đầy những khoảng trống bằng nỗi sợ hãi; thay vào đó, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống bằng những thứ thoải mái, quen thuộc và kết nối với các giá trị của chúng ta. Những thói quen lành mạnh là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là những thói quen liên quan đến giấc ngủ, tập thể dục và ăn uống. Cơ thể và tâm trí của chúng ta liên kết chặt chẽ với nhau và sức khỏe thể chất của chúng ta được phản ánh ngay tại trạng thái tâm lý của chúng ta.

 Sự kết nối: Xa cách vật chất không đồng nghĩa với xa cách xã hội. Kết nối quan trọng hơn bao giờ hết. Việc nuôi dưỡng các mối quan hệ, đặc biệt nếu bạn đang cảm thấy cô đơn, có thể được thực hiện bất chấp khoảng cách vật lý. Chúng ta không nhất thiết phải có nhiều bạn, nhưng ít nhất phải có một người cùng kết nối tâm thức với mình. Không ai chết chỉ vì sống một mình cả, nhưng chắc chắn cái chết đó sẽ thật không vui.

 Dũng cảm: Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng sự chấp nhận triệt để mọi cảm xúc của chúng ta – ngay cả những cảm xúc lộn xộn, khó khăn – là nền tảng cho sự kiên cường, phát triển và hạnh phúc. Sống chậm lại và dũng cảm đối mặt với những cảm xúc khó khăn của bạn. Những gì bạn tìm thấy ở đó sẽ hướng bạn đến những quyết định tốt hơn và thực hiện các hành động dựa trên giá trị. Dù tốt hay xấu, sẵn sàng đối mặt.

Thấu mình: Đây là thời gian để phản ánh lại chính mình. Bạn đã từng có những ưu tiên nào mà dường như không còn quan trọng nữa? Bạn không muốn quay lại những phần ‘bình thường’ nào? Thu thập dữ liệu của bạn và phản ánh những gì bạn học được về bản thân. Điều này sẽ dẫn lối bạn khi bạn tiến lên phía trước. Muốn hiểu được thế gian, phải thấu được chính mình.

 Tỉnh thức: Vẻ đẹp của cuộc sống không thể tách rời khỏi sự mong manh của nó. Điều chắc chắn duy nhất là sự không chắc chắn, và một khi chúng ta nhận ra đây là chân lý, chúng ta sẽ càng mạnh mẽ và thực sự hạnh phúc hơn. Dũng cảm không phải là không sợ hãi; dũng cảm là vẫn sẵn sàng bước đi cùng với nỗi sợ hãi.

Theo: Mai

You may also like

Leave a Comment