THE CHOICE – Lời khuyên trên hành trình chữa lành của một nạn nhân sống sót khỏi trại tập trung Auschwitz

by admin

Nên nhớ rằng trên đời này “nỗi đau không hề có thức bậc”, theo như cách nói của Edith. Khi bạn đang đau đớn vì điều gì đó, sự hiện diện của nỗi đau đó là thật – ngay cả khi bạn cho rằng những việc mình trải qua tưởng chừng như chỉ là những điều vặt vãnh so với những người sống sót khỏi Auschwitz hay ai đó có đứa con đang mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo

The Choice

The Choice

 (4 lượt)

 Mua sách giảm giá 30% >>

Cuộc đời của Eger đã cho cô một cái nhìn sâu sắc về cách mọi người vươn lên sau sang chấn tâm lý.

Làm thế nào để hồi phục sau tổn thương tâm lý?

Chẳng may đó lại là câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta phải đối diện vào nhiều thời điểm trong đời. Hiện tại chắc hẳn cũng là một thời điểm như thế. Tin mừng là ngoài kia lại không hề thiếu những con người thông minh, sâu sắc có thể đưa ra cho chúng ta những lời khuyên xoay quanh chủ đề này. Gần đây, tôi đã đọc một cuốn sách mà tôi cho rằng đặc biệt hữu ích của Tiến sĩ Edith Eva Eger.

The Choice (Tạm dịch: Sự Lựa Chọn) vừa là một cuốn hồi ký, vừa là một cuốn sách hướng dẫn hỗ trợ việc chữa lành tổn thương tâm lý. Melinda đã gợi ý cho tôi cuốn sách này, và tôi cảm thấy thật may mắn vì điều đó. Điều nổi bật nhất của cuốn sách chính là câu chuyện về cuộc đời của Eger. Cô ấy là một nạn nhân của trại tập trung Auschwitz và là một nhà trị liệu chuyên nghiệp. Sự kết hợp này đã cho cô một cái nhìn sâu sắc về quá trình chữa lành của con người.

Edith vẫn chỉ đang ở độ tuổi thiếu niên khi gia đình cô bị trục xuất khỏi Hungary và được gửi tới trại tử thần ở Auschwitz. Cô đã bị tách khỏi cha mẹ mình và không bao giờ còn cơ hội gặp lại họ nữa. Tuy nhiên, Edith và người chị em của mình là Magda đã được ở cạnh nhau, và cùng giúp đỡ nhau vượt qua nhiều sự kiện kinh hoàng trong suốt năm kế tiếp.

Ngay cả khi hai chị em được giải thoát, nỗi tổn thương của Edith vẫn còn đó. Tôi không muốn nêu ra những chi tiết cụ thể, nhưng đại loại cuốn sách mở ra một cái nhìn về tình trạng hỗn loạn vào thời kỳ hậu chiến ở Châu Âu. Câu chuyện cuộc đời Eger là một lời nhắc nhở rằng những bản tính xấu xa nhất của con người có thể bộc phát ra sao khi trật tự nền văn minh bị đổ vỡ. Sau một thời gian dài được giải phóng, Edith dường như vẫn mắc kẹt trong số phận của một nạn nhân, dù những tổn thương về thể xác ở Auschwitz đã hồi phục.

Tuy nhiên, cuối cùng thì Edith đã gặp được một người đàn ông, sau này là chồng của cô và họ cùng nhau chuyển đến Hoa Kỳ. Sau vài năm khó khăn, cô lập gia đình và học tiếng Anh để theo học tâm lý học tại trường Đại học Texas, El Paso. Dẫu vậy, quá khứ vẫn không ngừng ám ảnh Edith. Cô thường cảm thấy bấn loạn, tái tê mỗi khi những ký ước ở trại tập trung ùa về.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi khi một người bạn đưa cho Edith một bản copy cuốn sách Đi Tìm Lẽ Sống (Man’s Search for Meaning) của Viktor Frankl. Frankl cũng là một tù nhân ở Auschwitz cùng thời điểm với Edith, và tác phẩm của ông đã trở thành nguồn cảm hứng lớn trong triết lý trị liệu của cô. Bài học mà cô nhận ra từ cuốn sách chính là “mỗi phút giây đều là một sự lựa chọn. Dù cuộc sống có mệt mỏi, buồn tẻ, căng thẳng và đau đớn ra sao, chúng ta luôn có thể lựa chọn cách mà mình đối diện với mọi thứ.” (Tôi đã đọc cuốn Đi Tìm Lẽ Sống nhiều năm về trước, vì vậy tôi hoàn toàn hiểu vì sao nó lại có tác động lớn với Edith như vậy.)

Tác giả Edith Eger

Edith bắt đầu tìm về với quá khứ — cô thậm chí còn quay lại thăm trại Auschwitz như một phần của quá trình chữa lành. Trong suốt thời gian đó, cô đã gây dựng một sự nghiệp thành công với tư cách là một nhà trị liệu chuyên sâu về lĩnh vực tổn thương tâm lý. Đó cũng là lý do vì sao cuốn sách lại có phần giống như một cuốn cẩm nang hơn. Cô ấy kể rất nhiều câu chuyện về những bệnh nhân của mình, vài người trong số họ đã mắc phải hội chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD) và trải qua những sự kiện vô cùng bi đát. Nhưng không phải ai trong số đó cũng phải chịu đựng những tổn thương thật sự lớn.

Tôi nghĩ việc chỉ ra cách mà cô ấy ứng dụng phương pháp tiếp cận của mình vào những ưu phiền thường trực cũng không kém phần quan trọng. Trong một đoạn mở đầu ấn tượng của cuốn sách, Edith kể về một bệnh nhân đã đau đớn khóc lóc về việc chiếc xe mới mua của cô ta có sai tông màu vàng. Chắc hẳn phản ứng đầu tiên của bạn với tư cách một độc giả đó là cho rằng đây là một người phụ nữ nhỏ nhen. Làm sao cô ta lại có thể buồn bực về một chuyện ngớ ngẩn như vậy trong khi thế giới ngoài kia còn có nhiều chuyện to tát hơn thế nữa?

Song, Edith lại không cảm thấy như vậy. Cô nhận thấy rằng “nước mắt của nỗi thất vọng về chiếc xe thực chất là những giọt nước mắt đã chất chứa từ những chuyện to tát hơn đã không xảy ra đúng như kỳ vọng của cô ấy từ sâu trong quá khứ.” Người bệnh nhân ấy đã chuyển từ trạng thái cô độc về mặt cảm xúc sang sự thất vọng về mặt vật chất. Eidth đã đưa ra một trường hợp dễ đồng cảm và thấu hiểu để cho thấy rằng người phụ nữ này đã đi qua một cuộc đời không trọn vẹn và vì thế cô ta bám víu lấy những điều tưởng chừng như vô cùng nông cạn. Edith đã chữa lành nỗi đau của bệnh nhân này giống như cách cô đã làm với biết bao người khác.

Tôi thật sự hứng thú với phương pháp của cô ấy, bởi lẽ nó chỉ ra rằng luôn có cách để trở nên tốt đẹp hơn dù bạn có đang phải trải qua chuyện gì đi chăng nữa. Con người vẫn có thể phải vật lộn và cảm thấy vô giá trị kể cả khi những chuyện thật sự kinh khủng không xảy ra. Rằng nỗi đau nào cũng xứng đáng được nâng niu và giúp đỡ.

Nên nhớ rằng trên đời này “nỗi đau không hề có thức bậc”, theo như cách nói của Edith. Khi bạn đang đau đớn vì điều gì đó, sự hiện diện của nỗi đau đó là thật – ngay cả khi bạn cho rằng những việc mình trải qua tưởng chừng như chỉ là những điều vặt vãnh so với những người sống sót khỏi Auschwitz hay ai đó có đứa con đang mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo. Tại thời điểm hiện tại, đây là một điều vô cùng quan trọng cần phải lưu ý khi mà mỗi người đều đang đi qua những trải nghiệm khác nhau trong đại dịch COVID-19.

Dù giai đoạn đầu trong cuộc đời của Edith là lý do khiến bạn lựa chọn đọc The Choice, nhưng chính cách nhìn nhận của cô ấy với tư cách một nhà trị liệu mới là thứ khiến bạn nhớ mãi một khi  đã hoàn thành cuốn sách. Tôi hy vọng cuốn sách sẽ là một niềm an ủi với bạn trong giai đoạn đầy thách thức này.

Trịnh Tố Uyên | Nguồn Bill Gates (Gatesnotes.com)

You may also like

Leave a Comment