Thế quái nào mà ngày nay ai cũng có commitment issue hết vậy?

by admin

*commitment issues là vấn đề trong việc cam kết, hay có thể nói những người có commitment issues ngại sự ràng buộc.
Tôi không ám chỉ riêng phụ nữ mới thế, tôi cũng nghe nhiều câu chuyện tương tự về phía các chàng trai nữa.
Người yêu cũ của tôi cũng mang trong mình commitment issue: Bạn đến quá gần và họ sẽ lặp tức giữu khoảng cách, đẩy bạn ra xa hơn. Liên lạc, trò chuyện ít dần đi và vài tháng sau, bạn quay lại giai đoạn nói chuyện như không có chuyện gì xảy ra và sau đó họ lại tiếp tục chọn xa cách. Lặp đi lặp lại đúng nghĩa.
Liệu cái này có phải chỉ xảy ra trong tầm tuổi của tôi? Tôi mới 21 và hầu hết chỉ hẹn hò những cô gái từ 18 đến 22 (Hiện tại mấy tháng rồi hẹn hò ai, nhưng chủ yếu là quá kiệt sức bởi các ứng dụng hẹn hò) và ai cũng trông như đang mang trong mình quá nhiều gánh nặng.


Bởi vì ngày nay mọi người đều có thể dành thời gian trên các ứng dụng hẹn hò để tìm kiếm mối quan hệ, không quá khó khăn để liên tục có được một danh sách những người hoàn toàn mới. Giống như kiểu bạn có truyền hình cáp với 400 đài và vẫn nói “Chẳng biết phải xem gì, chẳng có gì để xem cả”
Mặt hại của việc có quá nhiều sự lựa chọn.


Cách giải thích này hay thật sự, ông có nghĩ rằng vấn đề này chỉ xảy ra ở thế hệ này thôi hay không?


Có đó, nếu bạn thích một cô gáichàng trai, nhưng vẫn có 50-100 lựa chọn khác trong tầm ngắm, vậy thì bạn sẽ nghĩ rằng biết đâu có ai đó ngoài kia sẽ tốt hơn. Chính điều này dẫn đến việc bản thân cảm thấy không muốn có một mối quan hệ lâu dài, ổn định với người mà bạn cảm thấy có tình cảm, bởi vì bạn sẽ luôn cảm thấy những người sau có khả năng là người tốt hơn cho bạn.
THỜI XƯA không giống như đầu những 2010 thế này, khi tôi tìm được một vài người phụ nữ tuyệt vời… một trong số họ sẽ đã trở thành mối quan hệ lâu dài đáng kể đó.


Theo ý của tôi thì điều này chính là một hiện tượng tâm lý bình thường (Nghịch lý của sự lựa chọn) đã bị phóng đại và trở nên tệ hơn gấp 1000 lần bởi công nghệ.


Quá nhiều sự lựa chọn, trách nhiệm gần như bằng không, quá-quá nhiều kẻ nói dối.


Con người ngày nay đã trở nên quá nghiện ngập rồi, họ nghiện những xúc cảm nhất thời và nghiện cảm giác được xem trọng, ngưỡng mộ (addicted to validation). Chúng ta liên tục có những thiết bị giải trí trong tầm tay (điện thoại, máy tính bảng), liên tục những người có vẻ ngoài “hoàn hảo” sống cuộc sống “hoàn hảo” trên Instagram, tiếp cận nhiều hơn với sự tán dương – ngưỡng mộ từ những kẻ lạ mặt trên MXH và ứng dụng hẹn hò. Cũng chính những cái này kéo theo một đống anxiety cho chúng ta, kèm theo thời gian dành cho sự chú ý trở nên ngắn hơn cùng các tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế mà chúng ta đặt ra cho cả bản thân và người khác.
Ngày xưa chúng ta đã từng dành thời gian thử gặp đối phương, dành thời gian cho nhau, vui vẻ cùng nhau, nhưng giờ thì những điều đó là không đủ. Mọi thứ phải nhiều hơn thế, và kể cả khi chúng ta có tìm được một ai đó, nhưng quá nhiều người mắc hội chứng “Cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia”. Những câu hỏi liên tục tự đặt ra, có khi mình nên cố tìm người tốt hơn, anh ta nên cao hơn một tí nữa, cô ta nên gầy đi một tí sẽ hợp với mình hơn, bạn của tôi có cái này cái kia sao chúng ta không thử…. vân vân mây mây.
Roosevelt từng nói “So sánh là kẻ trộm niềm vui”, chúng ta đang sống ở cái thời đại mà ai cũng luôn so sánh bản thân, những gì mình đang có với người khác. Đó cũng là lý do chúng ta cảm thấy khó để gắn kết lâu dài với một ai đó hoặc thậm chí là cảm thấy khó để tin tưởng một ai đó.
*Grass is greener syndrome: Cỏ luôn xanh hơn ở phía bên kia là hội chứng mà người ta không hài lòng với những gì mình đang có, và luôn trông ngóng những thứ khác tốt hơn.


Tôi là con gái, 32 tuổi
Tôi có vấn đề về việc tin tưởng (trust issue) những người đàn ông mang trong mình commitment issue, cũng chính điều đó dẫn đến bản thân có luôn commitment issue.
Quá nhiều gã “Anh chỉ muốn FWB” nhưng hành xử như bạn trai và ghen tuông như bạn trai thực thụ, nhưng mà con-mẹ-nó, bạn đi ảo tưởng rằng anh ta thật sự thích bạn nhưng thực chất chỉ đang muốn có trải nghiệm của một người có bạn gái nhưng không phải đi kèm với trách nhiệm ràng buộc nào hết. Sao mấy gã không trả tiền thuê gái đ*** ấy.


Tôi cảm thấy như bài reddit này nhắm đến tôi vậy.
Tôi là người có commitment issue nhưng với một lý do hoàn toàn khác những bình luận ở đây. Trong quá khứ, ký ức về những mối tình đầu không mấy tốt đẹp và từ đó tôi đã bỏ chạy khỏi không biết bao nhiêu mối quan hệ tử tế, những người tốt thật sự, những người thật lòng quan tâm tôi, nhũng người thậm chí còn cảm thấy họ không đủ tốt để xứng với tôi trong một mối quan hệ. Nhưng tôi lại bám lấy những quan hệ tồi tệ, bởi vì tôi nghĩ bản thân sẽ không cảm thấy tiếc hay đau lòng nếu mất đi những người đó… Mất mấy kể dối trá, thích cắm sừng thì có gì mà buồn đúng không?
Đó là một vòng luẩn quẩn nguy hiểm, và điều đáng sợ nhất là tôi biết rõ mình đang làm gì.
Tôi cũng có đôi khi tự hỏi cuộc sống hiện tại của mình sẽ thế nào nếu tôi mở lòng với môt người tốt? Kết hôn, có căn nhà nhỏ, với hai lần du lịch xa trong năm, hay một bữa tối ở nhà người thân mỗi tuần chẳng hạn. Oh well (y)


Bởi vì mọi người đã quên đi ý nghĩa của việc hẹn hò. Họ muốn “được muốn, được người khác thèm khát mình” nhưng họ không muốn đáp lại. Có cảm giác nắm giữ những gì họ có như một lựa chọn khả thi nhưng vẫn tìm kiếm điều tốt hơn tiếp theo.


Mọi người không muốn kết hôn cho đến khi 30 tuổi và có con cho đến khi 35 tuổi.
Mọi người muốn tự do và mọi người đều theo chủ nghĩa cá nhân, để rồi những cái ý tưởng về việc kết hôn và lập gia đình không còn là tiêu chuẩn nữa.
Vậy nên, hầu hết chỉ tận hưởng những cuộc tán tỉnh qua lại lẫn nhau cho đến khi họ 30 tuổi và không bao giờ học được rằng để có một mối quan hệ lâu dài không chỉ cần hiểu rõ bản thân mà còn phải có những kỹ năng mà bạn chỉ có thể phát triển được trong các mối quan hệ lâu dài.
Chính vì lẽ đó, khi họ đạt đến ngưỡng 30 mà mang trong mình hầu như không có bất kỳ kiến ​​thức nào về cách sống như một người trưởng thành, có thể chia sẻ cuộc sống với người khác và sống trong một mối liên hệ và tình yêu trọn vẹn, sâu sắc với người khác.


Bạn còn khá trẻ nên đó có thể là sự non nớt, thiếu kinh nghiệm nhưng đặt vấn đề tuổi tác sang một bên thì nó có thể là do chấn thương tâm lý thời thơ ấu. Rất nhiều người lớn lên trong những gia đình không ổn định chút nào.


Quá nhiều lựa chọn ngoài kia…


Theo quan điểm của tôi, ai cũng từng yêu một ai đó và muốn một mối quan hệ lâu dài với họ, tuy nhiên, kết cục đều là những trái tim tan vỡ và tổn thương khiến họ đặt câu hỏi về ý định của mọi đối phương tiềm năng mà họ tìm thấy.


Rất rất nhiều anh chàng mà tôi đã nghĩ rằng “Đây có thể người định mệnh của mình!!!” lại sau cùng đều nhắn với tôi “Vậyyyyyyyyyyyyy, em nghĩ sao về một mối hệ không ràng buộc??” Tôi sốc thật sự.
Thêm nữa là mấy cái ứng dụng chả giúp ích được gì. Một khi cái giai đoạn như “tuần trăng mật” trôi qua, bạn chắc chắn sẽ nghĩ “liệu mình có thể sẽ yêu một ai đó tốt hơn chăng?” NHƯNG chỉ cần vượt qua những khúc mắc đó và có khi người đó có thể lại chính là người tốt nhất mà bạn tìm thấy!

You may also like

Leave a Comment