Thói quen duy nhất có thể thay đổi cuộc đời bạn mãi mãi?

by admin

Mentor của tôi, thầy Luis Alvarez, thường dành ra một hai tiếng mỗi tuần để tư duy đột phá. Thầy nhìn lại những gì học được, suy xét những quan hệ tương liên và tìm mối liên kết với kiến thức mới.

Thầy không hề bó buộc bản thân phải suy nghĩ thực tế mà để mặc cho trí tưởng tượng bay bổng. Cha của thầy, một nhà khoa học y tế và nhiều người khác đã bỏ lỡ giải thưởng Nobel chỉ vì họ quên không dành một hai tiếng mỗi tuần để tư duy và suy ngẫm.

Tôi nhớ mình đã thử điều này năm 1976. Khi ấy tôi đang nghiên cứu một phương pháp mới để đo các nguyên tố vi lượng và nhận ra bản thân thậm chí còn chưa cố gắng để nghĩ về những hàm ý rộng hơn. Vì vậy tôi dừng lại và tự hỏi, liệu điều này có thể được áp dụng cho thứ gì khác?

Suy nghĩ đầu tiên của tôi trong vòng chưa đầy 20s là, xác định niên đại bằng carbon phóng xạ. Phương pháp này có thể được sử dụng để phát hiện các nguyên tử carbon phóng xạ đơn lẻ không? Nếu có thể, thì độ nhạy của phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ có thể tăng lên gấp 1000 lần hoặc hơn nữa!

Tôi rất phấn khích nhưng cũng hơi lo không biết liệu có sai sót nào không, bèn đem điều này nói với Luis. Thầy kiểm nghiệm và không tìm thấy sai sót nào. Trên thực tế, nó đã được chứng minh là khả thi. Thế là chúng tôi bận rộn trong vài tháng tiếp theo. Và rồi bài báo của tôi về ý tưởng này được xuất bản chưa đầy một năm sau đó, trên tạp chí Science, cùng với thử nghiệm thành công của tôi về phương pháp này. Tôi tự hào rằng ngày nay hầu hết các phép đo carbon phóng xạ đều được thực hiện bằng phương pháp của tôi, hiện được gọi là AMS cho Quang phổ khối máy gia tốc.

[Wikipedia: Máy gia tốc khối phổ]

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong Địa Vật lý, Khảo cổ học, Lịch sử *(nó được sử dụng để xác định tuổi của Khăn liệm Turin) *và Y học — tôi tự hỏi liệu mình đã (gián tiếp) cứu được mạng sống nào chưa?

Tôi nghĩ mình chắc chắn sẽ bỏ qua ý tưởng này nếu không áp dụng thói quen từ Luis – thói quen ngừng làm việc và cố gắng một cách có ý thức, tập hợp những ý tưởng không liên quan gì đến nhau, nhưng biết đâu có thể tạo ra thứ gì đó đột phá.

Theo: Phùng Hải

You may also like

Leave a Comment