Thông điệp của “A Clockwork Orange” là gì vậy?

by admin

Tui vừa xem phim đó gần đây thôi nhưng mà không hiểu nó phim nói về cái gì hết. Tui xem nhiều phim lắm và thường thì tui hay dành thời gian để suy nghĩ và cố hiểu về đống đó. Riêng phim này thì tui cảm thấy kiểu “Cái gì z?” Ý tui là tui cũng có xem và thực sự thích các tác phẩm khác của Stanley Kubrick như là The Shining nè hay là 2001: A Space Odyssey,… nhưng riêng phim này thì tui chịu, không cảm nhận được gì hết.


Bộ phim muốn đưa ra câu hỏi về ý nghĩa của ý chí tự do (free will) và quyền tự do. Vì đa số chúng ta đều không đồng ý với việc tước đi quyền tự do của một người bằng cách không cho họ làm những thứ họ muốn làm. A Clockwork Orange đặt vấn đề tương tự nhưng với 1 kẻ muốn làm những thứ kinh tởm.
Alex là một tên tội phạm và chẳng quan tâm đến ai ngoài bản thân hắn. Tuy vậy, ta thấy rằng việc “tước đi” khả năng thực hiện theo mong muốn của hắn vẫn là một sự tồi tệ vì nó vi phạm nhân quyền của Alex.
Thách thức đặt ra cho khán giả rằng “Liệu ông có thật sự tin vào nhân quyền rằng cá nhân có thể tự đinh đoạt hành vi của bản thân? Nếu thực vậy thì giới hạn của quyền lợi đó là gì?
Cảm ơn ông. Giải thích khá là hay đó.
Có gì đâu bạn tui ơi. Bộ phim còn thử thách là vì nhân vật chính (Alex) là một kẻ thuyết phục và lôi cuốn. Hắn có học thức, thông minh và rõ ràng là khôn ngoan hơn tất thảy những người xung quanh. Gia đình thì vô dụng và tệ bạc, bạn bè thì toàn là lũ lợn bạo dâm và đám con gái thì thấy hắn hấp dẫn.
Đám người đáng lẽ phải đưa Alex về đúng hướng (cha mẹ, cố vấn nhà trường, nhân viên trại giam) thì hoặc là yếu đuối, hoặc là cực kì lạ lùng. Họ cũng chẳng mảy may có hi vọng nào rằng Alex sẽ thay đổi thành một đứa ngoan ngoãn.
Bối cảnh phim lấy nơi băng đảng và bạo lực lên ngôi và xã hội thì đang dần tan rã. Nhưng khi chính quyền bắt tay vào cải cách thì giải pháp họ nghĩ tới lại là tẩy não một người cho đến khi anh ta chẳng thể phản kháng. Đến lúc ấy, chúng ta lại thấy Alex ở vị trí bị hành hạ ngược lại bởi lũ bạn và thù y như cách hắn ta đã làm với người khác lúc trước. Tuy Alex là một nhân vật đáng kinh tởm, khá là khó để không cảm thấy tiếc thương cho hắn trong hoàn cảnh đó.


Bộ phim đơn giản hỏi người xem rằng “Nếu một người được cho là ‘xấu xa’, thì việc chúng ta tước đi ý chí tự do của họ phải chăng là điều đúng đắn?” Ngay cả tựa phim cũng ngầm ám chỉ điều này. Một quả cam cơ học (clockwork orange) là một thứ hữu cơ nhưng lại bị biến thành máy móc hoặc phi tự nhiên.


Có một số bài thảo luận (link ở comment) về bộ phim trong diễn đàn này tầm vài tuần trước. Một số người nghĩ bộ phim muốn đề cập đến tính lỏng lẻo của khái niệm “ý chí tự do” (free will). Nhưng như thế thì chỉ tóm gọn bộ phim thông qua bề nổi của nó, đơn thuần về mặt ngữ nghĩa và các chi tiết lời dẫn trực tiếp (Liệu như thế có quá là nông cạn hay không?) Những vấn đề và quan niệm mang tính hiện sinh thường đề cập đến sự hão huyền của “ý chí tự do”, rằng thứ đó chỉ là một kết cấu phi thực tế, tạo nên bởi các hệ tư tưởng chủ đạo trong quá khứ, nhằm trình diện một cách sai lệch về thứ gọi là tự do và quyền tự do. Trong khi đó, các kết luận cơ bản trong thời đại khai sáng, chủ nghĩa hiện sinh (nhân loại, một giống loài biết nói, như “bị kết án với tự do”) và phân tâm học đều chỉ ra rằng loài người gần như không có tự do. Chúng ta phụ thuộc vào và bị định hình bời môi trường sống cùng với những tác nhân ngoại lai (văn hóa, vật chất, xã hội, chính trị, yếu tố thẩm mĩ, thần kinh, di truyền,). A Clockwork Orange, (bỏ qua những cạm bẫy về ý nghĩa bề nổi của nó) liên tục đưa ra những bằng chứng và ví dụ để củng cố cho quan điểm trên. Những thứ phi thực tế tạo thành phần Tôi (Ego trong lí thuyết phân tâm học của Freud) phục vụ duy nhất cho mục đích cung cấp cho chúng ta sự ảo tưởng về “ý chí tự do”, sự lãnh đạm tối thiểu và tách rời của bản ngã khỏi thực tại. Và đây cũng chính là nhân vật Alex trong bộ phim. Hắn ta chẳng phải là một kẻ nổi loạn hay cực đoan gì hết. Alex chỉ không thoát khỏi đời sống thường nhật với tư tưởng bá quyền (xã hội trong phim được tô vẽ như một kiểu chủ nghĩa tự do bệnh hoạn, cuồng tín với những khoái lạc khoái cảm nhưng lại mang bản chất của chủ nghĩa toàn trị) và cũng chẳng chống lại nó. Alex hoàn toàn buông xuôi để cho mong muốn bạo lực thầm kín bên trong hắn lấn át (những xu hướng này thầm kín, không mang đến sự thay đổi, thay vào đó là góp phần vào xu hướng tình dục của hệ thống xã hội đang nắm quyền). Bằng chứng là Alex từ một kẻ hep dm, s*t nhân bạo lực (mang tính “xấu xa”) ở những nơi kín đáo và khuất mắt, đã dần trở thành hình mẫu tù nhân lí tưởng trong một nơi mang tính công cộng và thể chế cao hơn khi bị tống giam. Còn có thể xem hắn như một kẻ tốt tính khi hắn trở thành “con cưng” của cha sứ trong nhà tù, chơi nhạc cho các buổi lễ thuyết pháp và tỏ ra ôn hòa, ngoan ngoãn, mang tính “tốt đẹp”. Các ông có nghĩ rằng nếu ‘bản chất’ của hắn là “xấu xa”, thì đáng lẽ ra hắn phải tiếp tục tỏ ra như thế trong nhà tù chứ? Alex đáng ra phải bạo lực với cha sứ, hay đánh nhau với các tù nhân khác để gây rối loạn,…. Nhưng hắn đã chẳng làm vậy. Alex tránh né xung đột và bằng một cách ngu ngốc, “tự nguyện” (lại là ‘ý chí tự do nữa nè’) chấp nhận phương pháp trị liệu Ludovico mặc dù chẳng biết phương pháp này sẽ kéo theo những hệ quả gì về mặt tâm sinh lý hay thần kinh học.


Tui thấy khá là buồn cười khi mọi người thường tranh luận khá sôi nổi về vấn đề ‘lựa chọn’ của bộ phim. “Họ tước đoạt ý chí tự do và lựa chọn của anh ta!” Nhưng mà các ông biết điều gì cũng lấy đi quyền lựa chọn của người khác không? Là hip dm và get người đó. Nên sao chúng ta không dừng việc khóc thương cho hắn vì sự tàn nhẫn ‘vô nhân tính’ mà hắn đã trải qua đi (trừ việc hắn không thể nghe nhạc Beethoven được nữa). Nhiều người cũng như tui được rủ rê xem vì lũ bạn cấp 3 cuồng phim này. Không phải tự nhiên bộ phim tạo được sự đồng cảm với lũ thanh thiếu niên với tâm lí tính dục chưa rõ ràng. Ngay cả Alex trong truyện cũng chỉ mới 15 tuổi thôi. Việc Malcolm McDowell đóng vai chính trong phim đã hoàn toàn thay đổi diễn đạt của câu chuyện. Stanly Kubrick không phải là thần thánh phương nào hết. Ông ta rõ ràng là một người có góc nhìn nghệ thuật nhưng mà lại lột tả tài năng của mình cho thế giới thấy thông qua những thứ ghê tởm. Tui biết nhiều ông còn tự hào vỗ ngực rằng Clockwork Orange là phim yêu thích nhất của các ông, thế bao nhiêu người dám làm điều tương tự với Lolita? Mấy người ổn với hếp dm và get người, nhưng ấu dm thì lại không hả? Đáng được tán dương đó. Trước khi có lũ bu vào giáo huấn cho tôi rằng Kubrick là một phần quan trọng của văn hóa đại chúng, thì tôi cũng có thể nói điều tương tự với COVID và giãn cách xã hội. Điểm chung là tôi sẽ không cảm thấy biết ơn những thứ đấy. Thật sự mà nói, Kubrick và lũ sản xuất còn lượt bỏ đi chương cuối của cuốn sách khi mà Alex không còn thích thú với bạo lực nữa và muốn thay đổi cách sống của mình. Chắc họ nghĩ khán giả Mĩ sẽ không thích cái kết như thế. Họ muốn Alex phải là 1 thằng khốn yêu bạo lực đáng kinh tởm hơn. Người xem tôn sùng Alex. Họ không hóa trang thành Alex trong lễ Halloween như cách họ hóa trang thành Freddy Krueger. Họ làm thế vì Alex là phiên bản nam của con thỏ Playboy. Tui không muốn ám chỉ những người xem xong bộ phim và rút ra rằng bạo lực là không cần thiết và hệ quả của bạo lực. Nhưng mà đa số người xem thì không nghĩ như thế. Bình luận này của tui là dành cho OP và tất cả những người thấy mắc ói với những kẻ ra sức bảo vệ cho bộ phim này , cảm thấy bị phi nhân tính hóa vì nó và không thể chấp nhận được sự nổi tiếng của nó trong văn hóa đại chúng. Những người (mà tôi đại diện) không phải là lũ normie bông tuyết mà thường là nạn nhân của nạn hếp d*m và bạo lực. Tui sẽ không đọc mớ trả lời đâu vì tui chẳng quan tâm mấy người có đồng ý với tui hay là không. Tui sẽ chỉ xem mấy người như lũ tinh tinh gõ phím sau khi xem redtube thôi
Adu, tóm gọi lại là bồ có ý kiến khác người ta, nên bồ gọi họ là tinh tinh hả? Bồ quy chụp quá nhiều thứ trong cái đống dài ngoằng này đó.
Tui là phụ nữ, và ACO đứng hạng 7 trong số những bộ phim tui yêu thích. Tui thích nó vì những lí do đơn giản thôi, nhưng mà tui đánh giá cao việc bộ phim thảo luận vấn đề về tấn công tình dục một cách trực tiếp và chỉ ra loại người sẵn sàng làm hành động đáng kinh tởm đó. May mắn thay, bản thân tui chưa bao giờ bị tấn công tình dục, nhưng đã trải qua rất nhiều trường hợp gần tương tự bao gồm một kẻ rất quyết rũ mà làm tôi ngay lập tức nghĩ đến Alex. Cũng hên là lúc đó tui ở chỗ khá đông người và còn đi với bạn nữa. Tui cũng sớm nhận ra có gì đó không ổn nhưng mà nhiều người khác xung quanh tui đã không may mắn như thế. Bộ phim thật sự giúp tui chấp nhận với những chuyện đã xảy ra và nhận ra rằng bọn tui đã không làm gì sai hết. Dù cũng là con người nhưng sâu thẳm bên trong thì mấy thằng chả chỉ là một lũ khốn nạn đáng thương muốn làm tổn hại người khác vì đó là cách duy nhất để bọn nó cảm nhận được bất cứ điều gì. Nên bộ phim như 1 cách để tui “xả” những thứ đó ra vậy. Thông điệp “chúng ta đều là con người, và không ai xứng đáng bị tước đoạt thứ đó” thật sự rất mạnh mẽ ngay cả đối với nạn nhân hay là thủ phạm. Tui cảm thấy rằng nếu bồ đối xử với người xấu như một con người thì bồ cũng sẽ cảm nhận được thông điệp đó một cách mạnh mẽ hơn thôi. Đồng ý rằng Alex nên có một hình phạt thích đáng, nhưng chỉ tới một mức độ nào đó mà hắn vẫn giữ được phần không xấu xa trong mình. Những người xung quanh chẳng bao giờ đối xử với Alex mang tính góp ý cả. Thay vì nhìn nhận và phát triển phần tốt đẹp bên trong, Alex sẽ chỉ có thể lẩn quẩn trong vòng lặp bạo lực này cho đến ngày hắn chết đi. Dù sao đi chăng nữa thì những kẻ bạo hành như thế sâu trong thâm tâm chỉ là những kẻ khốn yếu đuối thôi.
Nhiều bộ phim ngoài kia hoàn toàn đi sai hướng khi muốn nhắm đến những chủ đề như thế này, ngay cả là đối với những bộ phim nhẹ nhàng cho con nít luôn. Trời ơi đất hỡi, 16 Candles thật sự làm tui thấy phát tởm khi còn nhỏ. Cảm giác như là tui xứng đáng bị quấy rối tình dục hồi cấp 2 vậy á. Nhưng mà A Clockwork Orange thì khác, vì nó thẳng thắn chỉ ra rằng chẳng một ai xứng đáng nhận điều đó cả. Tui nhận ra rằng không một ai có quyền áp đặt tui hay làm tui không phải là chính mình hết. Tui từng hóa trang thành Alex trong Halloween vì ngoài đời thật có rất nhiều người như thế. Đáng sợ thật đấy nhưng mà đó là thông điệp tui muốn truyền tải, rằng tui biết lũ khốn chúng nó ở ngoài đấy nhưng mà các người đếch có làm được gì tui đâu. Gió đã đổi chiều rồi biết chưa hả?
Với cả, tính thẩm mĩ và nhạc của bộ phim cũng rất là quan trọng mà tui thì ưng lắm. Ngoài ra, có phải ý bồ bồ kêu là không thể tìm thấy giá trị trong các tác phẩm giả tưởng sử dụng kẻ ác làm nhân vật chính không? Vì mấy hành động kinh khủng của Eric Cartman khá là giải trí với khán giả đại chúng đó nên là chúng ta cũng không thể tận hưởng series South Park ư? Nhân vật của cả hai tác phẩm đều không thể cải tạo được và cách chúng ta tương tác với các phương tuyên truyền thông như thế cũng làm chúng ta không thể vãn hồi hả? Tui tin rằng chúng ta có quyền (một cách hợp pháp) tạo ra những phương tiện truyền thông đề cập về những chủ đề khủng khiếp vì nó thật sự giúp nhiều người đối diện với những vấn đề họ chưa từng nghĩ đến.

You may also like

Leave a Comment