Hiện trên thế giới đã sử dụng rộng rãi tiền giấy, theo thống kê có hơn 23 nước lưu hành đồng tiền in trên chất liệu polymer, trong đó có ba nước sử dụng toàn bộ tiền polymer trong hệ thống tiền tệ; một số nước dùng giấy polymer cho một số mệnh giá; 6 nước hiện đang thử nghiệm tiền polymer dưới hình thức tiền lưu niệm. Việt Nam cũng nằm trong những quốc gia đó.
Theo cuốn sách “1000 phát minh và khám phá vĩ đại”: khi Trung Hoa trở nên giàu có hơn, họ cần tăng lượng tiền mặt để duy trì hoạt động thương mại. Tiền giấy thỉnh thoảng được sử dụng trước năm 900, nhưng chỉ thực sự phổ biến khi các thương gia ở đô thị thương mại lớn Thành Đô bắt đầu đầu sử dụng vào thế kỷ 10. Sau đó 300 năm, dưới sự cai trị của Hoàng Đế Hốt Tất Liệt gốc Mông Cổ, Trung Quốc đã thực sự thay thế tiền kim loại bằng tiền giấy.
Lịch sử tiền giấy Việt Nam bước vào giai đoạn mới khi thực dân Pháp xâm lược và đô hộ nước ta. Để ổn định tiền tệ ở xứ thuộc địa, người Pháp cho phát hành đồng Đông Dương (từ năm 1885 – 1954). Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trong việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này.. Tiền Đông Dương lúc này được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque. Từ đó, Tờ tiền giấy đầu tiên được lưu thông ở Việt Nam là đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc, được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của 3 nước Lào, Campuchia và Việt Nam. (Ảnh)
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong việc in, đúc tiền nhằm nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền và tiết kiệm chi phí phát hành. Từ năm 2003 đến năm 2006, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hành vào lưu thông bộ tiền mới nhằm bổ sung cơ cấu, mệnh giá đồng tiền trong lưu thông, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và nâng cao chất lượng, khả năng chống giả của đồng tiền, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Trong đó, tiền polymer có các mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 50.000đ, 20.000đ, 10.000đ và tiền giấy có các mệnh giá 5.000đ, 2.000đ, 1.000đ, 500đ.