TÍNH TƯỢNG HÌNH CỦA CHỮ CÁI LATIN

by admin

I. NGUỒN GỐC TƯỢNG HÌNH

Sự vươn lên của văn minh phương Tây trong thế giới cận – hiện đại thì đã kéo theo nhiều các giá trị văn hoá phương Tây được gây ảnh hưởng và phổ biến rộng khắp trên toàn thế giới; trong đó có ngôn ngữ nói chung và chữ viết Latin nói riêng.

Chữ viết tiếng Việt (TV) cũng nằm trong tầm ảnh hưởng ấy, mà ngày nay là ta đang dùng chữ Quốc ngữ (CQN).

Chúng ta biết rõ rằng chữ Latin và CQN đều là những bộ chữ ghi âm (dựa vào tiếng nói, ngữ âm của một ngôn ngữ để ghi lại thành chữ viết tương ứng).

Nhưng sâu xa hơn, về nguồn gốc thì những chữ cái Latin lại thực sự được hình thành bởi những chữ tượng hình và trải qua hàng ngàn năm tiến hoá, biến đổi để hình thành nên kiểu chữ viết hiện đại như bây giờ.

Trong khuôn khổ giới hạn trình bày của Fbook, mình thử tìm hiểu và lí giải qua về nguồn gốc tượng hình của những chữ cái nguyên âm Latin, cùng lúc liên hệ với nét tương đồng về ngữ âm và ngữ nghĩa của tiếng Việt.

  1. A có nguồn gốc chữ tượng hình Ai Cập cổ là cái “đầu bò”.

1.1. Đầu là phần trên, trước tiên nên A là chữ cái đầu tiên của bảng chữ cái Latin.

Đầu bò có 2 cái sừng dang rộng ra 2 bên, thể hiện tính chất mở rộng.

Hình ảnh chữ A nhọn thuôn ở đầu tương ứng với mõm bò, trong khi 2 chân chữ A tương ứng với cặp sừng bò. Chữ A hiện nay đã được xoay ngang lại so với nguồn gốc tượng hình.

1.2. Điều thú vị là phát âm của A khá tương ứng với hình ảnh, như ta đã biết a là nguyên âm có độ mở rộng nhất, a có lưỡi đặt vừa phải, nằm giữa 2 nhánh bên i và bên u.

Ta thấy được ở chữ A có có 2 nhánh là 2 đường thẳng hợp lại, 2 chân mở rộng hơn cả so với những chữ cái nguyên âm khác.

1.3. Thú vị hơn, người Việt xưa đã nhận ra tính chất phát âm đó nên đã dùng a hạt nhân cho vần, tiếng để tạo nên lớp từ vựng với nét nghĩa “mở rộng” như tính chất của phát âm a.

Từ những từ tượng thanh tượng hình như kêu la, a á, há miệng to, cười ha ha, ha hả, khà khà, nói ra rả, rôm rả, khóc oa oa… đến à là lùa, gom rộng vào; đến ngang là chiều rộng, dang, giạng là mở rộng chân tay; đến mở rộng không gian như lan tràn, lan toả, tán sắc, mênh mang, lênh láng, thênh thang; đến âm thanh cũng được mở rộng, khuếch đại, truyền xa như ngân vang…

  1. E có nguồn gốc chữ tượng hình cổ Ai Cập là người dâng 2 tay lên để ngợi ca gì đó (như thánh thần, đức vua, ông chủ, điều hay…). Hình ảnh bề tôi đưa 2 tay lên cầu khẩn, hoặc dập đầu lạy cũng khá phổ biến trong xã hội xưa.

Để ý đến phần trên thì ta thấy được hình tượng có 3 phần thẳng nhô lên là đầu & 2 tay. Nó tương ứng với 3 nét của chữ E nếu xoay ngửa lên.

Do 2 tay đưa sang 2 bên và dâng lên nên thể hiện tính chất bè bẹt, e dè, bé nhỏ.

Trong TV, về phát âm thì đúng là nguyên âm e có tính chất bẹt môi, độ mở hẹp hơn a.

Còn về ngữ nghĩa thì rất tinh tế, những từ như e (sợ), bé (nhỏ), bè bẹt, hẹp, hé, lé… đều có hạt nhân là nguyên âm e.

  1. I có nguồn gốc chữ tượng hình cổ Ai Cập là cánh tay thẳng ra với phía đầu là bàn tay.

Người Do Thái phát triển nó thành cái chỉ thanh trỏ dài (yad), có đầu bọc để chỉ trỏ con chữ vì không muốn tay chạm vào chữ viết có thể gây hư hỏng văn bản.

Như thế, cánh tay thẳng tượng trưng bằng thanh trỏ và nét thẳng của chữ i (xoay chữ I nằm ngang thì ra hình tượng cánh tay thẳng dài).

Chấm đầu của chữ i thường còn là hình tượng của đầu trỏ hay là đầu cánh tay (bàn tay, ngón tay để chỉ).

Hình tượng chữ i với thân mảnh nhất (hẹp nhất theo chiều ngang chữ) khi xoay ngang thì cũng tương ứng với phát âm i là vừa bẹt vừa có độ mở miệng nhỏ nhất.

Trong tiếng Việt, để chỉ trỏ thì ta có chính từ “chỉ” âm i (thân dài) và từ “trỏ” âm o (đầu chỉ trỏ).

“Tay” trong tiếng Việt cổ là *si có thể vô tình trùng hoặc liên hệ với chỉ hay sao mà cũng có âm i.

Nguyên âm i là hạt nhân cho một lớp từ mang nét nghĩa cơ bản như nhỏ bé, ít thay đổi, thậm chí gần như đứng yên

như i, ì, (âm) ỉ, lí nhí, tí ti, ti hí, ít, chít, lít nhít, im, ỉm,…

  1. O có nguồn gốc chữ tượng hình cổ Ai Cập là con mắt.

Điều này thì khá dễ nhận ra về hình ảnh. Ngay cả trong tiếng Việt thì từ tròng, lòng (mắt) về nghĩa hay về âm (hạt nhân là nguyên âm o) đều khá tương ứng.

Với hình ảnh con mắt tròn, co dãn [đồng tử], người xưa đã tạo ra nhất nhiều lớp từ ngữ liên quan đến nét nghĩa co, tròn trong tiếng Việt.

Một số từ tiêu biểu: ò ó o, ho, ói, co ro, vo, bo (tròn), no (bụng – bụng căng tròn), giỏ, nhỏ, mõ, tròn, hòn, còn, cong, vòng, lòng, tròng, nòng, chong chóng, bong bóng…

  1. U có nguồn gốc chữ tượng hình cổ là con chim.

Chữ Sinai cổ (proto-Sinaitic) dùng hình ảnh vòng tròn, nối với nét thẳng xuống; thì vòng tròn có lẽ là đại diện cho đầu chim.

Cái đầu gắn trên cái cổ uốn lượn thường là một trong những đặc trưng nổi bật của loài chim, bên cạnh cái cánh để bay và cái mỏ nhọn.

Hìnhh dạng chữ U thì tất nhiên là có nét uốn lượn đặc trưng. Tuy nhiên, chữ U hình thành khá muộn, trước đó nó từng bị cứng hoá bằng nhưng nét thẳng chứ không uốn như về sau.

Khi phát âm thì vành miệng và môi cũng phải thu chụm lại (uốn môi).

TV có rất nhiều từ mô tả nét uốn lượn, thu chụm như chính những từ này (thu, chụm), chúm chím, mũm mĩm, tru (mỏ), vú, núm, túm tụm, hú, ủ, đùn (đất), giun, thun, trùn, nhũn, bún,…

You may also like

Leave a Comment