Internet đã huỷ hoại tôi. Và nó cũng có thể làm điều tương tự với bạn.
Tôi đang ngồi trong một thiền đường lớn thuộc một viện sơ tu được cải tạo lại ở trung tâm Massachusetts thì đột nhiên thấy mình bất giác thò tay vào túi với lấy chiếc iPhone. Một phụ nữ đứng phía trước căn phòng vui vẻ chìa ra một chiếc giỏ trước mặt tôi, cười rạng rỡ, giống như một linh mục cầm chiếc đĩa vàng. Tôi ngoan ngoãn giao nộp chiếc điện thoại nhỏ, và mơ hồ cảm nhận được cơn hoảng loạn nhói lên bất chợt trên đường trở về chỗ ngồi. Nếu không vì mọi người đang nhìn chằm chằm vào mình, tôi có thể sẽ quay lại ngay lập tức và yêu cầu trả lại chiếc điện thoại. Nhưng tôi đã không làm thế. Tôi biết lý do tại sao mình đến đây.
Một năm trước, giống như những con nghiện khác, tôi cảm nhận được sự sụp đổ từ bên trong chính mình. Trong một thập kỷ rưỡi, tôi bị ám ảnh với các trang web, viết blog vài lần trong ngày, bảy ngày một tuần, và quản lý một đội chuyên chắt lọc các tin hay ở web mỗi 20 phút trong giờ cao điểm. Mỗi buổi sáng bắt đầu với việc ngâm mình trong dòng chảy của Internet và tin tức, nhảy từ trang này sang trang khác, tweet liên tục trên Twitter, và chạy theo những tin tức nóng hổi nhất, lướt qua vô số hình ảnh và video, bắt kịp với các trào lưu trên Internet.
Trong suốt cả ngày, tôi sẽ cho ra hàng loạt các góc nhìn sâu sắc hoặc các lập luận hay các câu nói đùa về những gì vừa mới hoặc đang xảy ra ngay bây giờ. Và đôi lúc, với các sự kiện nổi bật, tôi sẽ dành hàng tuần điên cuồng chọn từng mẩu tin nhỏ để ghép chúng thành một câu chuyện liền mạch trong thời gian thực. Tôi đang ở trong một cuộc đối thoại bất tận với các độc giả với những luồng ý kiến lúc thì muốn cãi vặt, lúc thì ca ngợi, lúc thì la ó hay muốn chữa lỗi. Bộ não của tôi chưa bao giờ bị chiếm đóng một cách triệt để và một cách công khai như thế trong một khoảng thời gian dài đến vậy
Tôi đã, nói cách khác, là một người chạy theo trào lưu sớm, cụm từ mà ngày nay chúng ta gọi là sống-trên-mạng. Năm tháng trôi qua, tôi nhận ra rằng tôi đã không còn đơn độc. Facebook đã sớm cho tất cả mọi người trải nghiệm tương đương với blog và khán giả của riêng họ. Ngày càng có nhiều người sở hữu một chiếc điện thoại thông minh – kết nối ngay tức thì đến các nội dung gây sốt, buộc họ phải tiêu hoá và hấp thụ đồng thời dòng lũ thông tin trực tiếp như tôi đã từng phải chịu đựng. Twitter nổi lên như một hình thức viết blog ngay lập tức để đăng những suy nghĩ thoáng qua.
Người dùng trở nên nghiện việc nhận được phản hồi như tôi đã trải nghiệm từ lâu – và thậm chí nhiều hơn thế. Sau đó, các ứng dụng tràn ra, giống như cơn mưa rào, nhấn chìm những gì còn sót lại của thời gian rảnh của chúng ta. Cuộc sống ảo này dần trở nên phổ biến, điều này không bao giờ dừng lại, điều này luôn được cập nhật.
Còn nhớ khi tôi quyết định tăng nhu cầu đăng tin của mình trên blog trong năm 2007 và cập nhật chúng mỗi 30 phút một lần, biên tập viên của tôi đã nhìn tôi như thể một người có vấn đề về tâm lí. Nhưng sự điên rồ này bây giờ đã trở nên tầm thường; tốc độ một thời được cho là không thể tưởng tượng nổi của các blogger chuyên nghiệp bây giờ trở thành mặc định cho tất cả mọi người.
Nếu internet giết bạn, tôi thường đùa, thì tôi sẽ là người đầu tiên phát hiện ra. Nhiều năm sau, câu đùa ấy nhạt dần. Trong những năm cuối cùng của cuộc đời viết blog, sức khỏe của tôi đã bắt đầu rệu rã. Bốn bệnh nhiễm trùng phế quản trong 12 tháng đã trở nên dần dần khó khăn hơn để đối phó. Những kì nghỉ đúng nghĩa, đã trở thành cơ hội hiếm hoi để ngủ. Ước mơ của tôi đã được lấp đầy bởi các đoạn mã tôi sử dụng mỗi ngày để cập nhật các trang web. Tình bạn của tôi đã teo khi tôi dành thời gian cho các trang web. Bác sĩ của tôi, trong khi kê một đợt thuốc nữa với nhiều kháng sinh hơn, đã chốt lại câu hỏi: “Thật sự ông có thể chống lại HIV nhưng lại chết vì một trang web ư?”
Nhưng phần thưởng thì vô vàn: một lượng khán giả lên đến 100.000 người một ngày; một công ty truyền thông mới đã thực sự mang lại lợi nhuận; một dòng chảy liên tục các sự kiện để làm phiền, soi sáng, hay chọc giận chính tôi; một vị trí đẹp giữa trung tâm đầu não của các cuộc đối thoại toàn cầu đang nổ ra; và một cách để đo lường sự thành công – thông qua những dữ liệu lớn và đẹp – tất cả là một phòng tắm chứa đầy dopamine liên tục cung cấp cho bản ngã của những cây viết. Nếu bạn phải tái tạo lại chính mình như một tay viết trong thời đại internet, tôi trấn an bản thân mình, vậy thì tôi đã là điểm đầu của đường cong. Vấn đề là tôi đã không thể tái tạo lại bản thân mình như một con người đúng nghĩa.
Tôi cố gắng đọc sách, nhưng kỹ năng này giờ đây đã bắt đầu lẩn tránh tôi. Sau một vài trang, ngón tay tôi co giật tìm kiếm một bàn phím. Tôi đã cố gắng tập thiền, nhưng tâm trí của tôi vùng lên và giật sợi dây cương trong khi tôi cố kìm hãm nó. Tôi có một thói quen tập thể dục đều đặn, và đó là sự cứu trợ duy nhất tôi có thể cảm nhận được rõ nhất trong một giờ hoặc lâu hơn một ngày. Nhưng thời gian trôi qua cùng với thế giới ảo đang rất phổ biến này, tiếng ồn ào từ trên mạng ngày càng lớn hơn và ồn ào hơn.
Mặc dù tôi đã mất nhiều giờ mỗi ngày, ở một mình trong im lặng, gắn bản thân với chiếc laptop, và cảm giác như mình đang chìm trong một đám đông hỗn độn gồm từ ngữ và hình ảnh, âm thanh và những ý tưởng, cảm xúc và sự đả kích – giống như đang đi trong một đường hầm gió của những tạp âm điếc tai. Quá nhiều thứ hấp dẫn trên mạng khiến tôi không thể cưỡng nổi, tôi hoàn toàn hiểu. Quá nhiều những công nghệ mới không thể xóa bỏ, tôi cũng đã biết. Nhưng tôi bắt đầu lo sợ rằng cách sống mới này đã thực sự bị đảo ngược, sống mà như không sống.
Bằng vài tháng qua, tôi nhận ra rằng mình bắt đầu có suy nghĩ – giống như hầu hết những người nghiện internet – như một sự từ chối. Tôi đã coi cuộc sống trên mạng như một liều thuốc bổ sung cho cuộc sống thực của mình, như một add-on. Đúng, tôi đã dành nhiều giờ giao tiếp với người khác bằng tiếng nói vô chủ, nhưng cuộc sống thực tế và cơ thể của tôi vẫn còn ở đây. Nhưng sau đó tôi bắt đầu nhận ra, khi sức khỏe và hạnh phúc của tôi bắt đầu trở nên tồi tệ, rằng đây không phải là tình huống kiểu như “cái này cũng như vậy và cái kia”. Đó là kiểu “hoặc là cái này hay cái kia”. Mỗi giờ tôi dành cho việc online không phải trong thế giới thật. Mỗi phút tôi hăng say trong những tương tác ảo là mỗi phút tôi không tham gia vào bất kì hoạt động nào với mọi người bằng da bằng thịt. Mỗi giây tiếp thu những thứ bên lề là một giây bớt đi bất kì hình thức nào của sự phản ánh bản thân , hoặc sự bình tĩnh, hay tâm linh. “Đa nhiệm” là một ảo ảnh. Đây là một câu hỏi mà tổng bằng không. Tôi hoặc là sống như một giọng nói ảo hoặc sống như một con người đã và đang sống kể từ thuở sơ khai.
Và vì vậy tôi đã quyết định, sau 15 năm, sống trong thế giới thực.
Kể từ khi hình thức in ấn báo chí được phát minh, mỗi cuộc cách mạng mới trong ngành công nghệ thông tin đã làm dấy lên nỗi sợ hãi về ngày khải huyền. Từ nỗi hoảng loạn rằng việc dễ dàng tiếp cận Kinh Thánh bằng tiếng Anh bản xứ sẽ phá hủy những con chiên chính thống dẫn tới sự khiếp sợ, trong năm 1950, bằng sự non nớt của các kênh truyền hình, các nhà phê bình văn hóa đã rên rỉ và than phiền ở mỗi lần chuyển kênh. Mỗi lần thay đổi đại diện cho một khe nứt của sự chú ý – tiếp tục cho đến thời kì biến đổi kì ảo không thể tưởng tượng nổi của truyền hình cáp ở cuối thế kỷ 20 và sự vô hạn đó, trở thành phép nhân không giới hạn của không gian web. Và xã hội đã luôn luôn cố gắng để thích nghi và điều chỉnh, tuy không có thiệt hại hiển nhiên nào, và số tiến bộ nhiều hơn rõ ràng. Vì vậy, có lẽ là quá dễ dàng để xem kỷ nguyên mới của những sự phân tâm hàng loạt như một cái gì đó đen tối.
Nhưng nó chắc chắn không đại diện cho bất kỳ bước nhảy vọt lớn nào kể cả từ những gì xảy ra gần đây nhất. Các dữ liệu nhiều đến mức gây nhiễu. Cứ mỗi phút qua đi trên hành tinh này, người dùng YouTube tải lên tổng số video lên tới 400 giờ và số lần người dùng Tinder lướt qua các profile là hơn một triệu lần. Mỗi ngày, có hàng tỉ lượt “thích” trên Facebook. Các cửa hàng trực tuyến hiện nay xuất bản nội dung theo cấp số nhân, nhiều hơn họ đã từng làm, tung ra các bài báo với tốc độ tên lửa, thêm chi tiết mới về tin tức mỗi vài phút. Blog, Facebook feed, tài khoản Tumblr, tweets, và các ứng dụng tuyên truyền sau đó sử dụng lại, mượn và thêm thắt các chi tiết vào cùng một “nội dung”.
Cái cách chúng ta hấp thu những “nội dung” này (dưới dạng văn bản, video hoặc hình ảnh) đã không còn chủ yếu bằng cách mua tạp chí hoặc báo giấy, mà bằng cách đánh dấu trang web yêu thích của chúng ta, hoặc chủ động lựa chọn tin tức nào để đọc hoặc xem. Thay vào đó, chúng ta được hướng dẫn đến những thông tin nhỏ lẻ bởi sự gián đoạn trên phương tiện truyền thông mạng xã hội, tất cả lôi kéo chúng ta bằng sự liên quan được thiết kế riêng biệt và chính xác. Đừng tự mãn trong suy nghĩ rằng bạn có quyền kiểm soát những nội dung có vẻ “hấp dẫn” mà bạn click vào. Các kỹ sư công nghệ tại Silicon Valley và các thuật toán ngày càng hoàn thiện của họ đã phát hiện ra các hình thức giống như mồi nhử mà bạn sẽ ngay lập tức bị dụ dỗ một cách dễ dàng. Chưa có công nghệ thông tin nào có chiều sâu kiến thức về người tiêu dùng của nó như hiện nay – hoặc công suất lớn để tinh chỉnh các “khớp thần kinh” của chúng để giữ cho sự tương tác.
Và sự kết nối này không bao giờ kết thúc. Cách đây không lâu, lướt web, dù gây nghiện, nhưng là một hoạt động mang tính bị động. Tại bàn làm việc, hoặc ở nhà trên máy tính xách tay của bạn, bạn như biến mất xuống một cái hố thỏ của các đường links và lại nổi lên sau vài phút (hoặc vài giờ) sau đó và trở lại với thế giới thực. Nhưng điện thoại thông minh sau đó làm cho việc mang cái lỗ của chú thỏ trở nên tiện lợi hơn, mời gọi chúng ta bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Thông tin sớm thâm nhập hết mọi khoảnh khắc sống của chúng ta.
Và nó đã làm vậy với sự nhanh nhẹn đáng kinh ngạc. Chúng ta gần như quên rằng mười năm trước đây, khi không có điện thoại thông minh, gần đây nhất là năm 2011, chỉ có một phần ba người Mỹ sở hữu một chiếc điện thoại. Giờ con số đã lên tới gần hai phần ba. Con số này đạt tới 85% khi ta chỉ tính những người trẻ. Và 46% người Mỹ đã nói với Pew năm ngoái một điều đơn giản nhưng đáng chú ý: Họ không thể sống mà không có điện thoại. Thiết bị này đã từ vô danh trở thành không thể thiếu trong vòng ít hơn một thập kỷ. Số ít các không gian nơi nó đã từng không thể kết nối – máy bay, tàu điện ngầm, nơi hoang dã – đang suy giảm nhanh chóng. Ngay cả chiếc ba lô của những người có sở thích leo núi bây giờ cũng được trang bị với năng lượng pin cho điện thoại thông minh. Có lẽ “không gian an toàn” vẫn còn tồn tại là phòng tắm.
Bạn cho rằng tôi đang phóng đại? Một nghiên cứu quy mô nhỏ nhưng chi tiết năm 2015 về thói quen của người trẻ phát hiện ra rằng những người tham gia sử dụng điện thoại của họ khoảng năm tiếng một ngày, 85 lần riêng biệt. Hầu hết các tương tác dưới 30 giây. Điều này cũng tiết lộ: Người sử dụng không nhận thức đầy đủ rằng họ đã nghiện việc sử dụng điện thoại. Họ nghĩ rằng số lần sử dụng điện thoại chỉ bằng một nửa số lần họ thực sự sử dụng. Nhưng dù họ đã nhận thức được nó hay không, công nghệ mới đã nắm quyền kiểm soát khoảng một phần ba giờ khung giờ buổi sáng khi mới thức dậy của những người trẻ “.
Việc gián đoạn thường cảm thấy dễ chịu, tất nhiên, vì chúng là vấn đề của những người bạn của chúng ta. Mất tập trung trong bộ não của chúng ta thường có kết nối với những người chúng ta biết (hoặc nghĩ rằng ta biết), đó chính là điểm thiên tài của mạng xã hội. Kể từ lần tiến hóa sớm nhất, con người đã có lòng say mê bất thường với các tin đồn, mà một số đáp ứng nhu cầu về việc luôn được cập nhật những tin đồn này trong mạng lưới bạn bè và gia đình khi mạng xã hội có xu hướng mở rộng. Chúng ta bị những tin tức này thu hút như thể những kẻ nghiện đồ ngọt. Và cái cách chúng cho chúng ta tham gia vào các cuộc “buôn chuyện” cũng giống như cuộc sống hiện đại đã cho chúng ta tiếp cận với đường và đồ ngọt; dĩ nhiên chúng ta thường thưởng thức chúng đến mức không thể kiểm soát được. Một người dùng Snapchat thông thường ở độ tuổi thiếu niên, như tổ chức Atlantic gần đây ghi nhận được, có thể đã trao đổi khoảng 10.000 và thậm chí là 400.000 “snaps” với bạn bè. Khi các snaps tích lũy, một số điểm công khai được hiển thị, cho thấy mức độ của “sự quyến rũ” hay “nổi tiếng” và “địa vị xã hội”. Điều này, được các nhà tâm lý học chứng minh rằng, là rất nguy hiểm. Khi được cung cấp một nguồn tin tức và tin đồn về nhau – được định tuyến thông qua các mạng xã hội – chúng ta sẽ gần như bất lực trong việc kiểm soát các thông tin này.
Chỉ cần nhìn xung quanh – những người cúi gằm xuống chiếc điện thoại của họ khi đi bộ trên đường phố, hoặc lái xe, hoặc đi dạo cùng chú chó của mình, thậm chí là khi chơi với con cái của họ. Nhìn những người xếp hàng trong quán cafe, hoặc trong lần nghỉ giữa giờ nhanh chóng, khi lái xe, hoặc thậm chí chỉ cần lúc đi vào phòng tắm. Tới sân bay và nhìn thấy một biển người với những chiếc cổ nghểnh lên nhìn với đôi mắt vô hồn. Chúng ta đã đi từ nhìn lên và xung quanh để rồi không ngừng nhìn xuống.
Nếu một người nước ngoài đã đến Mỹ chỉ năm năm trước, sau đó quay trở lại ngày hôm nay, chẳng phải đây chính là những gì được nhìn thấy đầu tiên ư? Rằng giống loài của chúng ta đã phát triển một thói quen mới đến phi thường – và, ở khắp mọi nơi ta nhìn, sống liên tục trong sự cai quản của nó?
Tôi đến trung tâm thiền định một vài tháng sau khi tôi muốn “cai nghiện” web, cùng với đó là gần như vứt bỏ cuộc sống lẫn sự nghiệp của tôi vào không khí. Tôi nghĩ rằng đây là lần cai nghiện triệt để nhất. Và tôi đã không sai. Sau một vài giờ im lặng, bạn sẽ có xu hướng mong đợi một số loại quấy nhiễu nào đó, một số thứ thu hút sự chú ý của bạn. Và nó không bao giờ xảy ra. Sự yên tĩnh trở thành một lớp bao bọc cố định. Không ai nói; thậm không có ai nhìn người khác – một số Phật tử gọi đây là sự “im lặng cao quý”. Một ngày được lên kế hoạch tới từng phút một, do đó gần như tất cả thời gian đều dành cho việc thiền định trong im lặng với đôi mắt nhắm chặt, hoặc thiền chậm và đi bộ trên những con đường mòn được đánh dấu trong rừng, hoặc trong những bữa ăn không lời. Những lời duy nhất tôi nghe được hoặc nói, hoặc đọc trong mười ngày là ở ba buổi tư vấn, hai buổi hướng dẫn thiền, và các cuộc hội thoại nhỏ về đêm.
Tôi đã dành chín tháng vừa qua mài giũa và thực hành việc thiền định của tôi, nhưng, trong đám đông này, tôi cũng chỉ là một người mới, giống như một khách du lịch. (Mọi người xung quanh tôi đều đã tham dự chương trình sáu tuần hoặc ba tháng) Sự im lặng, nó trở nên rõ ràng, là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người này – và sự đơn giản trong những bước tiến của họ, cách họ thay vì đi bộ thì chỉ lướt qua, những biểu hiện gợi mở trên khuôn mặt của họ, tất cả đều cuốn hút tôi. Những gì họ trải qua, còn là gì nữa nếu không phải là mức độ cao nhất tới phát điên của sự nhàm chán?
Và sự bình tĩnh của họ, bằng cách nào càng được phóng đại khi tôi được bao quanh bởi họ mỗi ngày? Thông thường, khi bạn thêm người vào một căn phòng, tiếng ồn sẽ nhiều hơn; ở đây, đó là sự im lặng dường như càng trở nên dày dặn. Tôi đã gắn bản thân mình với chiếc điện thoại quá lâu đến nỗi, tiếng ồn xung quanh tôi đều ở dưới dạng văn bản, âm thanh, và hình ảnh, nhưng tôi cảm thấy cô lập trong sự tò mò đáng ngạc nhiên. Trong số những người thiền định, chỉ có một mình tôi trong im lặng và bóng tối, nhưng tôi cảm thấy gần như hoà làm một với chúng. Hơi thở của tôi chậm lại. Bộ não được ổn định. Cơ thể của tôi có thể đáp ứng được nhiều hơn. Tôi có thể cảm thấy nó tiêu hóa và đánh hơi, ngứa và dao động. Đó là nếu bộ não của tôi đã được di chuyển đi từ trừu tượng và tiến xa về phía hữu hình.
Những điều trốn thoát khỏi tôi thì thường quay lại để mưu hại tôi. Trong một lần đi bộ thiền định xuyên rừng vào ngày thứ hai, tôi bắt đầu nhận thấy không chỉ là ánh sáng mùa thu qua lá mà còn là sự đa sắc hơi lem luốc của những chiếc lá mới rụng, cấu tạo của địa y trên vỏ cây, cách thức mà cây rễ làm vướng víu và vượt qua những bức tường đá cũ. Như một phản xạ có điều kiện – lấy điện thoại ra và chụp ảnh nó – đã thất bại bởi chiếc túi trống không. Vì thế, tôi chỉ đơn giản là nhìn. Có lần, tôi đã bị lạc và phải dựa vào cảm giác của bản thân về hướng để tìm đường trở về. Tôi nghe thấy tiếng chim hót lần đầu tiên trong nhiều năm. Vâng, tất nhiên, tôi đã luôn luôn nghe thấy, nhưng đã quá lâu kể từ khi tôi thật sự lắng nghe chúng.
Mục tiêu của tôi là giữ cho suy nghĩ ở đúng chỗ của nó. “Hãy nhớ rằng,” bạn tôi Sam Harris, một thiền giả trường phái vô thần, đã nói với tôi trước khi tôi rời đi, “nếu cậu đang đau khổ, tức là cậu đang suy nghĩ.” Nhiệm vụ không phải để bịt miệng tất cả mọi thứ rối tung trong não của tôi, mà để cho nó đến với sự yên tĩnh, đến với tầm nhìn, với không gian tôi đã từng được biết đến nơi tâm trí và linh hồn được thoải mái.
Chẳng bao lâu, thế giới của “những tin tức”, và các chiến dịch hoành hành, biến mất khỏi ý thức của tôi. Tâm trí của tôi trôi dạt đến một tài liệu tôi đã thấy nhiều năm về trước, Into Great Silence của Philip Gröning, trên một tu viện Carthusian cổ, im lặng trong dãy núi Alps. Có một cảnh, một tu sĩ mới đang chăm sóc khu vườn. Khi ông di chuyển từ phần việc này sang việc khác, có vẻ gần như vị tu sĩ đã di chuyển sang một không gian khác. Ông ấy đi từ rãnh đất này qua rãnh khác, nhưng không bao giờ quá tập trung vào việc thực sự bản thân đang đi tới đâu. Ông dường như trôi nổi, từ nơi này đến nơi tiếp theo.
Ông đã trốn thoát, dường như là như vậy với tôi, như những gì chúng tôi – ở thời hiện đại – hiểu được qua thời gian. Không có cuộc đua chống lại; không sợ lãng phí; không tránh được sự chán ngắt mà hầu hết chúng ta sẽ từ chối. Và khi tôi xem những người thiền định đồng môn của tôi đi bộ xung quanh, đôi mắt mở nhưng không hẳn tồn tại, tôi cảm thấy đồng hồ tích tắc chậm lại. Tôi cảm thấy dấu vết của sự tự do mà tất cả mọi người từng biết đến và văn hóa của chúng tôi dường như rời vào tình trạng lộn xộn, về việc quên lãng.
Chúng ta đều hiểu được niềm vui của thế giới luôn-có-dây này – các kết nối, các chứng thực, tiếng cười, sự khiêu dâm, các thông tin. Tôi không muốn từ chối bất kỳ yếu tố nào. Nhưng chúng ta chỉ mới chỉ bắt đầu để tâm xung quanh các chi phí, nếu chúng ta thậm chí chuẩn bị sẵn sàng để chấp nhận rằng có những chi phí tồn tại. Đối với những cái bẫy tinh vi của công nghệ mới này là nó ru ngủ chúng ta với niềm tin rằng trên đời này không tồn tại nhược điểm. Đó chỉ đơn giản là nhiều hơn của tất cả mọi thứ mà thôi. Cuộc sống trực tuyến chỉ đơn giản là lớp trên cùng của cuộc đời thực. Chúng ta có thể gặp nhau ngoài đời thực và trao đổi tin nhắn trước đó. Chúng ta có thể ăn cùng nhau trong khi kiểm tra trang chủ Facebook của nhau. Chúng ta có thể biến đổi cuộc sống thành những gì mà nhà văn Sherry Turkle đã ám chỉ là “cuộc sống hoà trộn”.
Nhưng tất nhiên, như tôi đã phát hiện ra trong những năm viết blog của mình, khi gia đình dùng bữa với nhau trong khi cùng lúc sử dụng điện thoại không được tính là thực sự ăn cùng nhau. Họ, trong định nghĩa của Turkle, là “một mình cùng nhau.” Nơi bạn ở chính là nơi sự chú ý của bạn đang được đặt. Nếu bạn đang xem một trận bóng đá với con trai của bạn trong khi nhắn tin cho một người bạn, bạn không hoàn toàn ở cạnh con bạn – và đứa bé biết điều đó. Hoàn toàn ở cạnh một ai đó tức là dành hoàn toàn thoài gian trải nghiệm mọi thứ cùng với họ, lựa chọn vô số tín hiệu nhỏ nhất từ ánh nhìn, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể cũng như bối cảnh, và phản ứng, thường là vô thức, đối với mỗi sắc thái. Đây là những kỹ năng xã hội sâu sắc nhất của chúng ta, đã được mài dũa qua nhiều thời kì. Chúng là những thứ rất đặc trưng thuộc về con người.
Bằng cách nhanh chóng thay thế thực tế bằng thực tế ảo, chúng ta đang giảm dần phạm vi tương tác ngay cả khi chúng ta nhân lên số lượng những người mà chúng ta tương tác. Chúng ta loại bỏ hoặc lọc tất cả những thông tin chúng ta có thể nhận được bằng cách ở cạnh người khác. Chúng ta giảm chúng đến mức sơ sài – một “người bạn” trên Facebook, một hình ảnh trên Instagram, một tin nhắn văn bản – trong một thế giới kiểm soát và cô lập mà tồn tại chủ yếu các dịch vụ miễn phí hoặc sự cản trở của con người với các tương tác thực tế. Chúng ta trở thành “địa chỉ liên lạc,” bóng tối của chính mình.
Nghĩ xem đã bao lâu rồi bạn không sử dụng điện thoại để nói chuyện với một ai đó. Một tin nhắn sẽ dễ dàng hơn, nhanh hơn, đỡ nặng nề hơn. Một cuộc điện thoại có thể mất nhiều thời gian; nó có thể buộc bạn phải nói chuyện không ngừng với người đó và rồi lạc đề hoặc nhu cầu tình cảm bất ngờ. Hãy nhớ lại khi bạn bỏ qua những tin nhắn qua hộp thư thoại – hay bạn đã thực sự lắng nghe chúng? Biểu tượng cảm xúc hiện nay là đủ. Hoặc tìm kiếm sự khác biệt giữa cố gắng để quyến rũ một người nào đó tại một quán bar hay lướt qua profile của họ trên Tinder để tìm một đối tượng hợp lí hơn. Cái đầu tiên rõ ràng là không hiệu quả và đòi hỏi (có thể lãng phí) thời gian đáng kể; trường hợp còn lại, giống như lần lượt hàng chục người treo và thử quần áo trên một cái giá không ngừng mở rộng.
Chẳng trách chúng ta luôn ưa thích các ứng dụng. Toàn bộ phản ứng đã được số hoá đến mức không thể phẳng hơn được nữa, chỉ bằng những cái chạm và lướt. Chúng ta ẩn lỗ hổng, quét đi những sai sót và thoái thác; chúng ta tưởng tượng những gì kì diệu vào hình ảnh trước mắt ta. Chúng ta đã làm cho việc quan hệ tình dục thậm chí còn an toàn hơn nữa, sau khi làm cho nó trở thành một tập hợp của may mắn lẫn nguy cơ và những hành động vật lý. Lượng thời gian chúng ta dành để phiêu lưu trên mạng đã vượt quá thời gian chúng ta có thể dành cho những ham muốn và sở thích khác.
Các kỹ năng có từ lâu đời của chúng ta dần hao mòn đi. GPS, ví dụ, là một đặc ân giúp việc tìm kiếm các địa điểm xung quanh mà chúng ta không biết. Nhưng, như Nicholas Carr đã ghi nhận, nó đã làm cho ta thậm chí không thể nhớ hay để tâm, các chi tiết của môi trường sống xung quanh, để chúng ta không thể phát triển những ký ức tích lũy mà thay vào đó là cung cấp cho chúng ta một cảm giác về địa điểm và kiểm soát những gì chúng ta từng gọi là cuộc sống bình thường. Nhà văn Matthew Crawford đã nghiên cứu vê hệ thống tự động và sống ảo đã làm giảm đi số lượng người có thể thật sự làm việc bằng khả năng vật lí của chính họ, sử dụng bàn tay, đôi mắt và cơ quan để làm những công viêc thủ công, ví dụ như, một chiếc ghế gỗ hoặc một chiếc quần hoặc áo thậm chí, trong một nghiên cứu kì công hơn của Crawford, một cây sáo. Chúng ta đã có được như ngày hôm nay, đều do việc có thể làm chủ bằng các loại công cụ, làm nên một cuộc sống, phát triển toàn bộ cơ thể và tâm trí của chúng ta. Điều đầu tiên có vẻ tẻ nhạt và lặp đi lặp lại đã phát triển thành một kỹ năng – và một kỹ năng là những gì làm nên con người chúng ta, với lòng tự trọng và tôn trọng lẫn nhau.
Đúng, trực tuyến và tự động hiệu quả hơn nhiều, nó có ý nghĩa hơn về mặt kinh tế, nó kết thúc sự đơn điệu và “lãng phí” thời gian trong việc đạt được các mục tiêu thực tế. Nhưng nó phủ nhận sự hài lòng sâu sắc và niềm tự hào về tay nghề của chúng ta mà đi kèm với việc hoàn thành công việc hàng ngày, thì một sự từ chối có lẽ sẽ được cảm nhận sâu sắc nhất bởi những người mà công việc như vậy cũng là một sinh kế – và một bản sắc của họ.
Thật vậy, sự tinh tế bậc nhất của việc làm chủ cuộc sống chính là những yếu tốt hoàn thành nên bản thân chúng ta hàng chục ngàn năm nay – cho đến khi công nghệ và chủ nghĩa tư bản quyết định rằng sự tinh tế ấy là hoàn toàn không cần thiết. Nếu chúng ta tìm ra lý do tại sao sự tuyệt vọng lại lây lan rất nhanh trong nhiều cộng đồng đã bị bỏ lại phía sau, sự yếu kém của lời gọi thực tiễn từ quá khứ – và ý nghĩa mà họ đã mang lại cho cuộc sống con người – có vẻ như cũng là một nơi đáng để khám phá giống như các chỉ số kinh tế vậy.
Những kết nối mà chúng ta đã hình thành nên mỗi khi tương tác cũng vậy – những cái gật đầu và thái độ hài lòng của hàng xóm, việc nhận dạng khuôn mặt tại trung tâm mua sắm hàng ngày hoặc trên đường phố. Sự quyến rũ của tương tác ảo cũng vậy, đã thu hẹp phần nào không gian cộng đồng thực tế. Khi chúng ta bước vào một quán cà phê, trong đó tất cả mọi người đang chìm đắm trong thế giới ảo của riêng họ, chúng ta phản ứng lại bằng cách tạo ra một thế giới riêng như thế của chính chúng ta. Khi một ai đó bên cạnh bạn trả lời điện thoại và bắt đầu nói chuyện lớn tiếng, như thể bạn không tồn tại, bạn nhận ra rằng, trong khu vực riêng tư của người đó, bạn thật sự không tồn tại. Và từ từ, toàn bộ khái niệm về không gian công cộng – nơi chúng ta gặp gỡ và học hỏi từ người dân của chúng ta – dường như bốc hơi. Turkle mô tả một trong những hậu quả nhỏ ở một thành phố của Mỹ: “Kara, khoảng 50 tuổi, cảm thấy rằng cuộc sống ở quê hương Portland, Maine của cô, đã trở nên trống rỗng:” Đôi khi tôi đi bộ xuống phố, và tôi là người duy nhất không cắm mặt vào chiếc điện thoại … không ai đang ở nơi mà họ đang thực sự ở. Họ đang nói chuyện với một người nào đó cách xa ngàn dặm. Tôi nhớ họ.”
Phải chăng khi chúng ta trở thành nô lệ của dopamine – những tiếng thông báo từ Twitter hay Snapchat – làm cho chúng ta hạnh phúc hơn? Tôi nghi ngờ nó chỉ đơn giản là làm cho chúng ta ít không-vui-vẻ hơn, hay đúng hơn là ít hiểu biết hơn về sự bất hạnh của bản thân, và rằng điện thoại của chúng ta chỉ đơn thuần là thuốc chống trầm cảm mới và mạnh mẽ nhưng không liên quan tới dược phẩm. Trong một bài luận về thiền định, những nhà văn theo đạo Thiên Chúa Alan Jacobs vừa khen diễn viên hài Louis C.K. khi ông không cho phép các con của mình sử dụng smartphone. Trong chương trình Conan O’Brien, C.K. đã giải thích rằng: “Bạn cần xây dựng một khả năng là chính mình chứ không phải là mình đang làm gì đó. Đó là lí do tôi không cho phép lũ trẻ dùng điện thoại, “ông nói. “Sâu trong cuộc sống của bạn có một điều gì đó …luôn luôn trống rỗng… kiến thức đó thật sự không để làm gì và bạn chỉ có một mình … Đó là lý do tại sao chúng ta nhắn tin và lái xe … bởi vì chúng ta không muốn ở một mình dù chỉ trong một giây.”
Ông nhớ lại một lần lái xe của mình khi một bài hát của Bruce Springsteen vang lên trên đài phát thanh. Nó gây ra một nỗi buồn rất đột ngột. Ông đã theo bản năng nhấc điện thoại và nhắn tin cho càng nhiều bạn của mình càng tốt. Sau đó, ông đã thay đổi tâm trí của mình, để lại điện thoại của mình vào chỗ cũ, đỗ xe bên đường và khóc. Ông tự cho phép mình một lần được ở một mình với cảm xúc của mình, để cơ thể tràn ngập bởi cảm xúc, để trải nghiệm chúng mà không có bất kì yếu tố gây mất tập trung nào, không có kỹ thuật số hỗ trợ. Và sau đó ông khám phá ra rằng, một cách thể hiện của hầu hết chúng ta mà giờ đang biến mất, đó là tự thoát ra khỏi cái hố của sự khốn khổ của chính bản thân ta. Vì sẽ không có đêm tối của linh hồn mà không được thắp sáng bởi ánh sáng nhấp nháy của màn hình, sau đó sẽ không có cả buổi sáng của sự hi vọng nữa. Như ông nói về thế giới hiện đại gây phân tâm mà chúng ta đang sống: “Bạn không bao giờ cảm thấy hoàn toàn buồn hay hoàn toàn hạnh phúc, bạn chỉ cảm thấy … “khá” hài lòng với sản phẩm của bạn. Và sau đó bạn chết. Vì vậy, đó là lý do tại sao tôi không muốn các con tôi sử dụng điện thoại.”
Những ngày đầu của khóa thiền trôi qua, sự mới lạ từ từ mang đến suy nghĩ rằng các kĩ năng liên quan đến thiền định của tôi giờ đây đang được thử thách ngày một mạnh mẽ hơn. Suy nghĩ bắt đầu loé lên; kỷ niệm che mờ hiện tại; các buổi thiền im lặng bắt đầu được sự lo lắng ghé thăm.
Và sau đó, một cách bất ngờ, vào ngày thứ ba, khi tôi đang đi bộ xuyên rừng, tôi đã trở nên hụt hẫng. Tôi không chắc điều gì đã dẫn đến phản ứng này, nhưng tôi đoan chắc đó là do bóng mát, rừng cây yên tĩnh, có suối chảy róc rách xuống sườn đồi và chim bay lượn qua không khí ẩm ướt, gợi về những ký thời thơ ấu của tôi. Tôi là một cậu bé cô đơn, người đã dành nhiều giờ ở bên ngoài trời và trong rừng tại Sussex, ở Anh. Tôi đã khám phá những cảnh quan này với bạn bè, nhưng cũng một mình – tưởng tượng ra hàng loạt các viễn cảnh trong đầu của tôi, tạo ra các góc nhỏ nơi tôi có thể dạo chơi và đôi khi đọc sách, ghi nhớ mỗi con đường nhỏ trong rừng và đánh dấu từng bụi hoa hoặc cỏ dại hay nấm mà tôi vấp vào. Nhưng tôi cũng đã thoát khỏi ngôi nhà nơi mẹ tôi suy sụp vì chứng rối loạn lưỡng cực sau khi em trai tôi ra đời và chưa bao giờ thực sự phục hồi. Bà phải tới bệnh viện khá nhiều lần trong suốt thời thanh thiếu niên của tôi, và tình trạng của mẹ đã làm cho bà cảm thấy khó khăn khi che giấu nỗi đau khỏi người con trai nhạy cảm này.
Tôi thấu hiểu được phần lớn nỗi khổ của mẹ, và nhận ra rằng, nghe tiếng hét đầy bất lực và tội nghiệp của mẹ liên tục trong những cuộc cãi vã kinh khủng với cha tôi, và tôi không biết làm thế nào để ngăn chặn hay giúp đỡ mẹ. Tôi nhớ hình ảnh mẹ nhạt nhoà nước mắt trong xe đón tôi từ trường tiểu học về nhà, bà thể hiện sự sợ hãi một cách rõ ràng, hoặc ôm mẹ khi nghe được tiếng lòng của bà, thông qua những tiếng nức nở và thổn thức, về cuộc sống cùng cực ở một thị trấn nhỏ, nơi bà hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Mẹ đã từng nhiều lần bị mang đi khỏi tôi khi tôi còn nhỏ, bắt đầu từ khi lên 4, và ngay cả bây giờ tôi có thể nhớ lại từng hành lang và các phòng của nơi mẹ được điều trị trong những lần chúng tôi đến thăm.
Tôi biết các vết sẹo từ những tổn thương quá khứ này vẫn còn trong tâm hồn tôi. Phải trải qua hai thập kỷ trong điều trị và khám phá nó, học được rằng nó đã biến việc gắn kết với một ai đó trở nên đáng sợ, làm thế nào nó đã khiến chứng trầm cảm vị thành niên nghiêm trọng hơn, làm thế nào để sống với nỗi đau xuất phát từ tình yêu lớn nhất của tôi đã phần nào làm tôi cảm thấy sự đổ vỡ sâu sắc. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy sự sinh động từ những năm nó bắt đầu xuất hiện và nhấn chìm tôi. Đó là nếu như, khi từ từ và dần dần loại bỏ mọi sự xao lãng khỏi cuộc sống, tôi đã bất ngờ phải đối mặt với những gì tôi tìm mọi cách để né tránh. Khi dựa vào một thân cây để nghỉ ngơi, tôi dừng lại, và đột nhiên thấy mình gục xuống, co giật với nỗi đau hiện tại mới, thổn thức.
Và lần này, dù tôi đã cố gắng trở về thiền đường, vẫn không tìm nổi sự tĩnh tâm nào. Tôi không thể gọi cho chồng tôi hoặc một người bạn và nói chuyện về nó. Tôi không thể kiểm tra email của mình hoặc làm mới Instagram hoặc nhắn tin cho một ai đó để chia sẻ nỗi đau. Tôi không thể hỏi một trong những người bạn của tôi nếu họ đã bao giờ trải qua một cái gì đó tương tự. Tôi đợi tâm trạng của chính mình khá hơn, nhưng nó ngày càng chìm xuống. Hàng giờ trôi qua trong im lặng như trái tim tôi đập lo lắng và tâm trí tôi quay cuồng.
Tôi quyết định sẽ cải thiện tình hình bằng cách cố gắng miêu tả những gì tôi cảm thấy. Hai từ “đau khổ cùng cực” chiến thắng trong cuộc thi đặt tên cảm xúc trong đầu tôi. Và sau khi có buổi tư vấn 15 phút với nhân viên tư vấn một ngày sau đó, cảm xúc dường như tuôn ra ào ạt thành lời. Sau khi nghe lời thú nhận đầy hoảng sợ và đau khổ của tôi, anh ấy nhìn tôi, nhướn mày, với một nụ cười nửa miệng. “Ồ, điều đó là hoàn toàn bình thường”, và anh động viên tôi bằng những lời ấm áp “Đừng lo lắng. Hãy kiên nhẫn. Mọi chuyện sẽ tự giải quyết theo cách riêng của nó. “Và điều đó xảy ra thật. Qua ngày hôm sau, những cảm giác bắt đầu trầm xuống, buổi thiền định của tôi được cải thiện, những nỗi buồn đã chuyển thành một loại bình tĩnh và nghỉ ngơi. Tôi cảm nhận được những thứ khác từ thời thơ ấu của tôi – những khu rừng tuyệt đẹp, niềm vui của bạn bè, sự hỗ trợ của chị tôi, tình yêu của bà ngoại. Vâng, tôi đã cầu nguyện, và cầu nguyện để cảm thấy nhẹ nhõm. Nhưng sự cải thiện này không giống như sự can thiệp của Chúa, mà là từ nỗ lực của bản thân, nhưng giống như một quá trình tự nhiên của việc chữa lành và hồi phục. Tất thảy giống như một món quà cổ quý giá đã bị chôn vùi từ lâu.
Trong cuộc khảo sát về phương Tây hiện đại mất đi việc thực hành tôn giáo như thế nào, A Secular Age, là thuật ngữ mà nhà triết học Charles Taylor đã sử dụng để mô tả cách chúng ta nghĩ về xã hội. Ông gọi đó là một “xã hội ảo” – một bộ những niềm tin và thực hành kết hợp vào nhau có thể làm suy yếu hoặc chú trọng đến các mặt khác của niềm tin. Chúng ta đã không đi từ đức tin đến chủ nghĩa thế tục trong tích tắc, ông lập luận. Và do đó, sự hiện đại đang dần dần làm suy yếu tâm linh, một cách vừa cố tình vừa vô ý, về mặt thương mại; nó làm giảm bớt sự im lặng và đề cao tiếng ồn cùng các hành động liên tục. Lý do chúng ta đang sống trong một nền văn hóa ngày càng không có đức tin không phải là bởi vì khoa học đã chứng minh được bằng cách nào đó, mà vì tiếng ồn trắng của chủ nghĩa thế tục đã loại bỏ sự tĩnh lặng mà trong đó nó có thể được chứa đựng hoặc tái sinh.
Khi cuộc cải cách ở Anh bắt đầu với một cuộc tấn công vào tu viện, loại im lặng nào những người nổi loạn đã không loại bỏ khỏi triết lí của những nhà khai sáng. Gibbon và Voltaire xác định tư thế của sự Khai sáng thuộc về phe thầy tu: từ hạ mình tới sự khinh bỉ thẳng thừng. Tiếng thét và sự gián đoạn của cuộc Cách mạng Công nghiệp đã vi phạm sự yên tĩnh còn sót lại cho đến khi chủ nghĩa tư bản hiện đại đã làm nền kinh doanh trở thành trung tâm của nền văn hóa và các cuộc họp ngày càng hiệu quả hơn về các nhu cầu và mong muốn. Chúng ta đã trở thành một nền văn minh chuyên hoàn thành mọi thứ – với sự phát triển của Mỹ, theo một cách nào đó, như một thành tựu. Im lặng trong thời kì hiện đại đã trở thành, qua nhiều thế kỷ, lỗi thời, thậm chí là một biểu tượng của sự mê tín dị đoan vô dụng, mà chúng ta đã bỏ lại phía sau. Các cuộc cách mạng điện thoại thông minh của thập kỷ qua có thể đơn giản được coi là mắt xích cuối cùng, trong đó những người còn lại theo trường phái yên lặng – các vết nứt nhỏ không hoạt động trong cuộc sống của chúng ta – đang được lấp đầy ngày một nhiều với sự kích thích và tiếng ồn.
Và dĩ nhiên sự tĩnh lặng không bao giờ hoàn toàn biến mất, bởi vì những thành tựu thực tế của chúng ta, tuy ngoạn mục, nhưng không bao giờ làm chúng ta hài lòng. Chúng luôn đưa ra các mong muốn và nhu cầu mới, luôn luôn đòi hỏi sự cập nhật, sửa chữa, luôn luôn thiếu thốn. Sự điên cuồng trong cuộc sống ảo của chúng ta đã cho thấy điều này: Chúng ta tiếp tục trượt và trượt dài bởi vì chúng ta không bao giờ hoàn toàn hài lòng. Triết gia người Anh Michael Oakeshott starkly gọi sự thật này là sự “chết chóc của hành động” Có vẻ như không có kết thúc nào cho nghịch lý này của cuộc sống thực tế, và không có cách nào để thoát ra, chỉ cần một nỗ lực thành công, tất cả phải chịu số phận thất bại.
Ngoại trừ, tất nhiên, có nhiều lựa chọn cho sự hòa giải tâm linh phù phiếm này, một nỗ lực để vượt qua những chu kỳ bất tận của các thành tựu vô thường của con người. Có một sự thừa nhận rằng hơn cả đang hành động, còn có tồn tại; rằng vào cuối của cuộc đời, cũng có một sự im lặng tuyệt vời của cái chết khi chúng ta cuôi cùng cũng tạo ra hoà bình. Từ lúc tôi bước vào nhà thờ khi còn thơ ấu, tôi hiểu rằng nơi này rất khác biệt, vì nó rất yên tĩnh. Thánh Lễ chính là sự tĩnh lặng tuyệt đối – cảm giác mà mọi thứ đều ngưng đọng đó sẽ không bao giờ có được trong một nhà hát, những phút yên tĩnh sau cuộc trò chuyện khi chúng ta được khuyến khích để hoà mình vào những lời cầu nguyện, những không gian tĩnh lặng dường như để nhấn mạnh rằng chúng ta không vội vàng ở đây. Và sự im lặng này phân định những gì chúng ta đã từng hiểu là thiêng liêng, đánh dấu một khoảng không gian vượt ra ngoài thế giới thế tục đầy tiếng ồn của kinh doanh và mua sắm.
Nơi duy nhất giống như vậy là các thư viện, và sự im lặng đó cũng chỉ ra một cái gì đó vượt ra ngoài nó – sự học đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn, để theo đuổi chân lý và để lại cuộc sống thực tế đằng sau.
Giống như thời điểm của sự im lặng, đôi khi chúng ta tôn vinh chúng trong sự trỗi dậy của bi kịch, hành động của việc không đưa ra dấu hiệu cụ thể gì khi chúng ta đang đáp lại với một cái gì đó sâu sắc hơn so với thường ngày, một cái gì đó sâu sắc hơn những gì lời nói có thể diễn tả. Tôi nhớ lại khi AIDS Memorial Quilt lần đầu tiên được đặt tại the Mall ở Washington vào năm 1987. Một đám đông tụ tập, kéo theo hàng trăm lời bàn tán, dòng người như từng đợt sóng hoà vào khung cảnh. Nhưng càng đứng gần, họ càng thấm thía được khung cảnh đau buồn trên mức tưởng tượng, tiếng nói của họ dần dần tan biến, và một sự trống rỗng lấp đầy không khí. Đây chính là sự khác biệt, sự im lặng dường như lên tiếng. Đây không phải là cuộc sống bình thường của chúng ta.
Hầu hết các nền văn minh, trong đó có của riêng chúng ta, hiểu được điều này trong quá khứ. Hàng thiên niên kỷ trước, như nhà sử học Diarmaid MacCulloch đã lập luận, sự im lặng không thể đặt tên của Đức Chúa Trời của Kinh Thánh Do Thái giao thoa với các khái niệm về một thiên tính của Plato vượt ngoài sự hiểu biết của con người và sự không hoàn hảo đó khó có lời nào có thể mô tả chính xác nó. Thiên Chúa ẩn của Kinh Thánh Do Thái và Kitô giáo thường đưa ra những lời truyền đạt trong im lặng. Và Chúa Giêsu, như Đức Phật, cũng như vậy. Ngài là một nhà truyền giáo đi lang thang 40 ngày trong sa mạc; một tù nhân đã từ chối bào chữa cho mình tại xét xử chính mình. Tại nhà nguyện, họ đã để lại hai cửa sổ kính màu nhằm miêu tả Chúa Giêsu. Trong một cửa sổ, Ngài đang ở trong vườn Cây Dầu, đã cố gắng hết sức, đơn độc trước khi bị hành quyết. Trên cửa còn lại, Ngài đang ngồi trong Bữa Tối cuối cùng, với các môn đệ John – người được ưa thích – tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu. Ngài không nói một lời.
Đó là truyền thống Do thái-Kitô giáo công nhận một sự khác biệt quan trọng – và căng thẳng – giữa tiếng ồn và sự im lặng, giữa trải qua một ngày và nắm bắt được toàn bộ cuộc sống của một người khác. Ngày Sa-bát – tổ chức Do Thái đồng chọn tham gia bởi Cơ đốc giáo – là một sự áp đặt tập thể của sự im lặng tương đối, một khoảnh khắc yên tĩnh để suy nghĩ về cuộc sống của chúng ta dưới ánh sáng của cõi đời. Nó giúp xác định phần lớn cuộc sống công chúng phương Tây một lần một tuần trong nhiều thế kỷ – chỉ để làm tiêu tan, vơi đi sự hối hận, về tạp âm mang tính thương mại của hai thập kỷ qua. Nó phản ánh một niềm tin rằng duy trì một đời sống tinh thần không có tiếng ồn chỉ đơn giản là không khả thi đối với hầu hết những cá nhân, và làm việc là để nhắc nhở rằng, chúng ta thực sự là ai. Nhưng cũng giống như đèn đường chiếu sáng đường phố hiện đại đã dần dần xoá nhoà các ngôi sao nhìn thấy được từ trên trời, cũng như có quá nhiều xe hơi, máy bay và các nhà máy cùng những nhấp nháy từ màn hình kỹ thuật số kết hợp để cướp chúng ta khỏi một sự im lặng mà trước đây được coi là không thể thiếu đối với sức khỏe của trí tưởng tượng của con người.
Điều này thay đổi chúng ta. Nó từ từ loại bỏ – ngay cả khi chúng ta không nhận ra – không gian nơi chúng ta có thể đạt được một chỗ đứng trong tâm trí, và linh hồn không nên bị cầm tù để áp lực hay ham muốn không thay đổi. Và những chiếc điện thoại thông minh có tất cả nhưng lại ngăn cản chính người dùng. Thoreau đã có ý kiến chống lại những áp lực từ hơn một thế kỷ trước: “Tôi đã đi vào rừng vì tôi muốn sống tự do, để phía trước chỉ có sự thiết yếu của cuộc sống, và nếu tôi không thể học được những gì nó đã dạy, và không , khi tôi chết, phát hiện ra rằng tôi chưa từng sống. Tôi không muốn sống những gì không phải là cuộc sống, vì được sống thật tuyệt. “
Khi bạn đi vào Đền tại Burning Man, ngày lễ Lao Động hàng năm cho các tầng lớp công nghệ cao tại sa mạc Nevada, hầu như không có bất kỳ lời nói nào. Một số đứng xung quanh góc; những người khác nắm tay nhau và khóc; một vài người khác đính ghi chú vào một bức tường tưởng niệm; phần còn lại đang quỳ hoặc ngồi thiền hay chỉ đơn giản là ngồi đó. Các cấu trúc bằng gỗ được trang trí công phu và rộng lớn được sánh với các tháp khổng lồ có hình dáng một người đàn ông chuẩn bị được hoả thiêu, giống như bản thân Temple, là lễ hội đạt đến đỉnh cao, và hàng chục ngàn người xem ngọn lửa địa ngục.
Họ đến đây, các kiến trúc sư của thế giới internet, để thoát khỏi những điều mà họ tung ra cho chúng ra. Họ đi đến một nơi hoang dã, nơi không có tín hiệu thu phát sóng. Bạn phải để lại điện thoại trong lều của mình, và sẽ được xem là vô dụng trong một số ngày nhất định. Có một tinh thần triệt để tự chủ (bạn phải sống sót trong bảy ngày hoặc lâu hơn chỉ nhờ vào những gì bạn có thể mang vào thành phố) và nền tảng về đạo đức bình đẳng xã hội. Bạn buộc phải tương tác vật lý với những con người thật sự khác – mà không có sự phân cấp. Bạn nhảy, và bạn thử nghiệm; bạn xây dựng cộng đồng trong các trại khác nhau. Và đối với nhiều người, đây là đỉnh cao trong năm của họ – một thế giới riêng cho sự tưởng tượng và tình hữu nghị, được tăng cường bởi các loại thuốc nâng cao giác quan của bạn từ bối rối, tò mò hay ngạc nhiên.
Giống như một lễ hội thời trung cổ, hình thức mới này của tôn giáo đảo ngược các công ước đang cai trị cuộc sống của chúng ta. Giống như một van an toàn, nó giải phóng áp lực dồn nén của chúng ta. Mặc dù dễ dàng có thể bị chế giễu, nó đang cố gắng để đạt được những gì nền văn hóa của chúng ta đã từng cung cấp, và nó cho thấy, có lẽ, chúng ta không hoàn toàn bất lực trong kỷ nguyên mới của sự phân tâm này. Chúng ta có thể, một lẽ nào đó, bắt đầu cân bằng nó, phải học lại những gì chúng ta đã vô tâm bỏ đi, để chúng không hoàn toàn áp đảo chúng ta.
Có những dấu hiệu phát triển về sự điều chỉnh con người này. Trong năm 2012 đã có, ví dụ, khoảng 20 triệu học viên yoga tại Hoa Kỳ, theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi cơ quan Công vụ Ipsos. Đến năm 2016, con số này đã tăng gần gấp đôi. Chánh niệm, đồng thời, đã trở thành một khẩu hiệu của nhiều người và một hình thức mới của sự tỉnh táo cho những người khác. Nó cũng khó để giải thích, có vẻ như với tôi, sự bùng nổ bất ngờ của sự quan tâm và lòng khoan dung với cần sa trong 15 năm qua mà không ảnh hưởng trong môi trường kỹ thuật số tăng cường. Cần sa là một hình thức tự điều trị cho một kỷ nguyên của sự phân tâm, cung cấp một con đường nhanh chóng và dễ dàng để chiêm niệm sự già dặn trong một thế giới, nơi không gian phong phú và thời gian cần thiết cho việc chiêm nghiệm đang bị vây hãm.
Nếu các nhà thờ hiểu rằng mối đe dọa lớn nhất đối với đức tin ngày nay không phải là chủ nghĩa khoái lạc mà là sự phân tâm, có lẽ họ có thể bắt đầu thu hút thế hệ kỹ thuật số một lần nữa. Lãnh đạo Kitô giáo dường như nghĩ rằng họ cần mất tập trung hơn để chống lại chính nó. Dịch vụ của họ đã biến thành cơn xúc động, không gian của họ chết đuối với ánh sáng, tiếng ồn và bị khoá trái cả ngày, khi bóng tối và sự im lặng thực sự có thể thu hút những người có tâm trí và linh hồn mệt mỏi. Nhưng thần bí của việc thiền theo Công Giáo – Kinh Mân Côi, các Đạo Tin Lành, hoặc cầu nguyện chiêm niệm đơn giản – là một truyền thống để tìm kiếm sự tái khám phá. Các tu viện – mở cửa cho khách tham quan là giáo dân hơn – có thể cố gắng để đáp ứng cho cùng một nhu cầu như phong trào yoga bùng nổ đang đáp ứng.
Và hãy tưởng tượng nếu có nhiều nơi thế tục đáp trả lại bằng hiện vật: nhà hàng, nơi không được dùng điện thoại khi vào, hoặc các cửa hàng cà phê trên thị trường quảng cáo môi trường không WiFi của họ? Hoặc, thực tế hơn: bữa ăn mà chúng ta đồng ý đặt các thiết bị hiện đại của chúng ta vào trong một chiếc hộp trong khi dùng bữa với nhau? Hoặc ăn trưa, nơi người đầu tiên sử dụng điện thoại phải trả tiền cho toàn bộ hóa đơn? Chúng ta có thể, nếu chúng ta muốn, lại tạo ra Sa-bát mỗi tuần – một ngày chúng ta đang sống trong 24 giờ mà không cần kiểm tra điện thoại. Hay chỉ đơn giản là có thể tắt thông báo từ các ứng dụng. Con người có thể tự bảo vệ chính mình trong một chặng đường dài. Đối với mỗi sự đổi mới là một phản ứng, và thậm chí với các nhà phân tích văn hóa mới của chúng tôi, như Sherry Turkle, thấy được tiềm năng cuối cùng để cân bằng lại cuộc sống của chúng tôi.
Và tôi tự hỏi. Những cám dỗ xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống ảo tạo ra một bầu không khí tinh thần nhưng khó quản lý. Vài ngày, rồi vài tuần, vài tháng sau lần ở ẩn của tôi, các buổi thiền hàng ngày bắt đầu ngập ngừng một chút. Có một cuộc tranh cử đang nổ ra và gây được rất nhiều sự chú ý, được quảng bá bởi ứng dụng Snapchat. Trong một khoảng thời gian, tôi hạn chế tiếp xúc với tin tức hàng ngày từ New York Times; Sau đó, từ từ, tôi thấy mình lướt qua từ tiêu đề này tới tiêu đề khác từ vô số nguồn khác nhau tràn ngập màn hình; sau một thời gian, tôi đã trở lại lối mòn cũ, tiêu hoá từng mẩu tin về chiến dịch, ngay cả khi tôi hiểu được những thứ này chỉ là phù du, và mặc dù tôi không còn cần chúng để phục vụ cho công việc.
Sau đó, đã có những cái bẫy khác: sự quyến rũ của khiêu dâm trực tuyến, bùng nổ và vượt qua cả hàng rào phòng thủ của các bạn thiếu niên; sự dễ dàng khi thay thế một cuộc hội thoại bằng tin nhắn; trốn thoát khỏi thế giới thực và sống trong game online, nơi tất cả các mối nguy hiểm của sự tương tác với con người thực đang bị loại bỏ; các tính năng video mới trên Instagram, và những người bạn mới để theo dõi. Tất cả đều từ từ nhẹ nhàng thâm nhập vào sự thiền định của tôi. Tôi cắt giảm khoảng thời gian im lặng của mình từ 1 giờ xuống 25 phút; và gần một năm sau, thời gian im lặng chỉ còn tính bằng “thỉnh thoảng”. Tôi biết điều này nguy hiểm – rằng chìa khóa để đạt được sự tĩnh lặng bền vững từ thiền là kỷ luật nghiêm ngặt và thực hành mỗi ngày, cho dù bạn cảm thấy thích hay không, có hiệu quả hay không. Đó là thói quen dần dần tạo ra một không gian cho phép cuộc sống của bạn hít thở. Nhưng thế giới hiện nay dường như làm ngược lại để tước đi khoảng không gian đó khỏi tôi. “Con sẽ làm điều mà con ghét,” như người con trai cả Terrence Malick đã nói đầy ám ảnh trong Tree of Life.
Tôi chưa từ bỏ, thậm chí là, mỗi ngày, ở những khoảnh khắc khác nhau, tôi thấy mình thay đổi. Có những cuốn sách để đọc, cảnh quan để thả bộ ngắm cảnh; bạn bè để gặp gỡ; sống một đời sống thật sự. Và tôi nhận ra rằng đây là, trong một số cách khác nhau, chỉ là một câu chuyện nhỏ trong cuốn sách rộng lớn của sự yếu đuối của con người. Nhưng sự phân tâm mới mẻ này là điểm yếu thật sự cho nền văn minh của chúng ta. Và mối đe dọa của nó không quá nhiều cho tâm trí của chúng ta, ngay cả khi chúng hiện hình dưới dạng áp lực. Nạn nhân thật sự của mối đe dọa này là tâm hồn của chúng ta. Với tốc độ này, nếu “tiếng ồn” này không giảm dần, chúng ta thậm chí có thể quên rằng thật sự tồn tại một tiếng ồn.
Trạm Đọc (Read Station)
Bản dịch đầy đủ, Theo New York Magazine.