TÔN GIÁO, TƯ DUY VÀ NIỀM TIN

by admin

Tôn giáo sinh ra để làm gì? Vì sao nó lại tồn tại trên thế giới này.

Mình đã từng viết về khái niệm “Hệ tư duy” thì mỗi chúng ta đều là sự kết hợp của các loại tư duy trên trái đất này. Mỗi thứ một ít. Bạn tin vào cái gì nhiều, thì cái đó có trong bạn nhiều. Ví dụ, nói về Phật giáo, có người nhớ 1 câu nói đạo Phật và lấy đó làm lẽ sống trong suốt cuộc đời mình. Nhưng sẽ có người ghi nhớ 2 câu, 3 câu,… Trong số những người có điểm chung về tư duy Phật giáo đó lại có người có tư duy làm chủ, có người lại muốn làm thuê. Cứ như vậy, chúng ta tin vào tư duy nào thì đó là lẽ sống của ta trong cuộc đời. Và mỗi người, sẽ là sự tổng hòa các hệ tư duy. Mỗi người sẽ tự thêm bớt, chuyển hóa, các tư duy khác nhau, để tạo nên những bộ não khác nhau. Không ai giống ai, không bao giờ có 2 người có tư duy giống hệt nhau 100% trên thế giới này.

Tôn giáo cũng chính là một hệ tư duy. Trên thế giới có đến 10.000 tôn giáo khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng nếu bất cứ ai đủ tầm cũng có thể phát minh ra một loại tôn giáo mới. Hệ tư duy của họ đủ sức dẫn dắt, đủ sức phủ rộng được một số lượng người nhất định (chia bình quân ra là 800.000 người/ tôn giáo).

Tôn giáo trong cuộc sống nó giống như pháp luật của đất nước, như quy định của một công ty. Những người mới tiếp cận, nghiễm nhiên coi nó là mặc định đúng và làm theo. Có người tin vào nó một cách mù quáng. Ta gọi là “mê tín dị đoan”, “cứng nhắc”, “bảo thủ”. Vì không có điều gì là đúng trong mọi trường hợp. Mọi thứ đều có ngoại lệ. Khi sự ngoại lệ trở nên phổ biến, quen thuộc thì nó sẽ phát triển thành một quy định mới, điều luật mới, tư duy mới. Ví dụ, trước kia chúng ta không hề có “luật phong sát người nổi tiếng”, nhưng sau những drama trên mạng, hay nói cách khác, sau những lùm xum xuất hiện từ ít trở nên quá phổ biến, buộc “Luật phong sát” phải ra đời. Để làm gì? Để đất nước phát triển hơn. Sự phát triển đất nước là thứ quyết định cho việc luật ban hành cái gì, như thế nào. Và rõ ràng cái gì tạo ra được, thì sẽ mất đi được và cũng sẽ thay thế được.

Tôn giáo cũng do con người tạo ra. Nếu đủ tầm tư duy thì tôn giáo đều có thể thay đổi được. Tôn giáo phát triển theo thời gian và không gian. Nó cũng không hề cứng nhắc.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, thứ gì quyết định đến việc quy định, pháp luật, tôn giáo phải thay đổi. Thứ gì lại có quyền lực khủng khiếp để khiến cho những thứ đó phải thay đổi. Đó chính là SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC TẠI. Chỉ có sự phát triển của thực tại mới khiến cho tất cả mọi hệ tư duy trên cái Trái đất này phải thay đổi. Vì sao? Vì nếu không phát triển, ắt sẽ có một thứ khác phủ định nó, hay nói cách khác, tư duy đó sẽ biến mất. Sẽ có người khác mang tư duy khác thay thế ngay.

Và bài viết này tôi muốn nói rằng, dù bạn có theo tôn giáo nào, sống ở quốc gia nào, làm công ty nào thì nếu những việc bạn làm hướng đến sự phát triển bền vững thì sẽ không phải lo lắng về bất cứ tư duy máy móc nào hết.

Ví dụ: Chuyện hợp tuổi. Không phải vì không hợp tuổi mà không dám lấy nhau dù cả hai rất hợp tính nhau, hỗ trợ nhau trong công việc, hợp nhau trong cuộc sống hằng ngày. Thế mới có câu “Đức năng thắng số”. Đến số phận cũng phải thua thực tại.

Tôn giáo làm rất tốt một điều, đó là khiến con người ta VỮNG TÂM. Chúng ta làm mãi theo cái gì thì cũng sẽ có kết quả thôi. Nên việc tồn tại của một tôn giáo, của một đức tin nó như là ngọn hải đăng trong cuộc đời chúng ta vậy. Nó khiến ta yên tâm khi đi theo. Vì sự VỮNG TÂM là mới là thứ cần thiết nhất mỗi khi ta mở mắt dậy. Có thể ta không sinh ra trong gia cảnh tốt, có thể ta đang không có công việc lương cao. Nhưng mỗi ngày thức dậy, ta thấy muốn sống, ta biết sống để làm gì, sống vì cái gì thì đó là một cuộc đời đáng sống. Rồi những điều tốt đẹp nhất cũng sẽ đến với bạn mà thôi.

Áp dụng vào mỗi con người. Bạn cũng có thể tạo ra “Hệ tư duy bản thân”, tin vào nó, hành động theo nó. Bản chất bạn không tạo ra thì nó vẫn đang có trong đầu bạn thôi, chỉ là nó chưa được gọi tên. Và khi bạn hành động theo “Hệ tư duy bản thân” rồi thì chắc chắn kết quả bạn nhận được sẽ là hệ quả tất yếu. Quan trọng là phải VỮNG TÂM. Hãy tưởng tượng, nếu hệ tư duy của bạn được xây dựng nên bởi hàng loạt những tư duy phát triển, lòng tốt, bao dung, yêu thương,… thì cuộc đời bạn trong tương lai sẽ đáng mơ ước đến nhường nào.

Có thể là hình ảnh về văn bản

You may also like

Leave a Comment