TOP 7 TRANG WEB TÌM KIẾM TÀI LIỆU LUẬN VĂN, NCKH “CỰC XỊN” MÀ BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ

by admin

Hi chào mọi người. Vừa rồi có một số bạn inb hỏi rằng mình hay tìm tài liệu, đọc các bài báo nghiên cứu ở đâu để làm Tiểu luận, Nghiên cứu khoa học, Luận văn đạt điểm cao, đạt giải thưởng thì ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ các trang web “ruột” giúp mình tham khảo được nhiều tài liệu hữu dụng cho bài nghiên cứu.

Mình đọc nhiều nguồn lắm, đến nỗi lúc làm NCKH, Hội đồng nhận xét là bài nghiên cứu có số lượng TLTK nhiều nhất trong các bài (tận gần 300 tài liệu mà haha). Điều này là điều tốt nhen các bạn, chứng tỏ bản thân nhìn nhận vấn đề có chiều sâu, hiểu rõ về đề tài bản thân đang làm.

Thực ra mình tìm tài liệu tận gần 20 trang web, công cụ khác nhau nhưng có chỗ phải đăng ký tài khoản phức tạp, mua bản quyền… Nên mình sẽ chỉ liệt kê những trang mình đọc nhiều và chúng đều cho tải FREE nha.

Mình tin rằng bài viết sẽ cực kì HỮU ÍCH cho các bạn sinh viên đấy.

01. Google Scholar

Đây chính là công cụ đầu tiên mà mình nghĩ đến khi tìm kiếm tài liệu cho chủ đề nào đó. Bình thường muốn tìm bài báo, luận văn, luận án nghiên cứu, nếu search trên Google Chrome sẽ chẳng ra gì đâu, chỉ toàn những bài báo onine thôi. Nhưng khi tìm bằng Google Scholar, bạn sẽ thấy cực kỳ nhiều những tài liệu nghiên cứu có giá trị.

Hãy kết hợp tìm bằng Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Kinh nghiệm mấy năm làm Tiểu luận và viết nghiên cứu của mình thì search bằng Tiếng Anh sẽ có nhiều tài liệu hơn là Tiếng Việt. Lát nữa mình sẽ chỉ chỗ cho các bạn download các bài báo, tạp chí nghiên cứu trong nước. 

02. Science Direct

Đây là trang web do nhà xuất bản Elsevier điều hành, có hơn 2.500 tạp chí khoa học và hơn 26.000 sách điện tử cho bạn tha hồ tìm đọc luôn.

+ Ưu điểm: Hàng loạt bài báo, sách, tạp chí khoa học uy tín, xịn xo với đa dạng lĩnh vực để bạn tha hồ tìm đọc.

+ Nhược điểm: Có những tài liệu cho Download Free nhưng mình thấy ít lắm. Nếu bạn có tài khoản của trường hay quen ai ở Viện nghiên cứu thì nhờ họ tải giúp nhé, vì đăng ký tài khoản với tư cách là sinh viên khá là khó vì phải qua kiểm định. Rất phiền phức…

03. Sci-hub

Không cần phải nói nhiều về trang web này nữa nhỉ bởi nó quá xịn và phổ biến. Sci-hub được xem là một Thư viện “bóng tối” bởi nó cung cấp hàng triệu tài liệu nghiên cứu, bản ebook sách miễn phí mà không quan tâm đến bản quyền. Bạn có thể tìm kiếm tài liệu bằng link DOI, URL hoặc PMID.

Cách tìm link “DOI” để tra cứu tài liệu:

• Copy tiêu đề sách, bài báo và tìm bằng Google Chrome

• Vào từng trang web hiển thị, xem có web nào có link doi không

• Copy những số phía sau doi/./org đó, paste vào ô tìm kiếm trên trang Sci-hub

• Download tài liệu về máy

Nếu đọc đến đây vẫn không biết tra tài liệu bằng DOI thì cứ cmt để mình hướng dẫn cụ thể hơn. 

04. Nghiên cứu quốc tế

Nếu bạn làm về chủ đề quan hệ quốc tế, các vấn đề kinh tế xã hội, pháp luật quốc tế, chính trị quốc tế thì trang web này thực sự rất bổ ích, cần thiết mà bạn không nên bỏ qua. Mình cảm thấy được mở mang thêm rất nhiều góc nhìn kể từ sau khi biết đến trang này. Đội ngũ CTV, BTV biên tập và viết bài rất sâu sắc, chỉn chu, kỹ lưỡng luôn.

Mình nhớ mình từng mải mê đọc mấy chục bài hay ở đây trong vòng 1 buổi. Kiểu đang tìm vấn đề A xong thấy bài viết về B hay quá, mình đọc rồi bị cuốn luôn. Yên tâm là có rất nhiều định nghĩa, dẫn chứng cho bạn tham khảo luôn.

05. Trang web vi.vn1lib

Không biết có bạn nào biết đến web này chưa nhỉ. Mình tình cờ khám phá được trang này khi tìm tài liệu viết NCKH và mừng húm như vớ phải vàng luôn ấy. Đây là một phần của dự án Z Library – thư viện ebook lớn nhât thế giới. Có hơn 10 triệu cuốn sách và hơn 84 triệu bài báo nghiên cứu từ Tiếng Việt đến Tiếng Anh. Tất cả đều được tải FREE luôn.

06. Trang web của Bộ Khoa học và Công nghệ

Hồi đầu năm mình làm NCKH với Luận văn cần tải 3 bài báo nghiên cứu của 1 tác giả cực hay và cần thiết đối với mình. Khổ nỗi là chẳng biết download ở đâu bởi những bài này đăng tạp chí, chỉ có mua chứ ít ai cho mình tải.

Mình tìm suốt mấy ngày mới biết được địa chỉ trang này. Ở đây chứa rất nhiều bài báo nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu Việt Nam. Cực bổ ích cho mình trong việc hệ thống các công trình nghiên cứu có sẵn trong nước để kế thừa từ cơ sở lý luận của họ. 

07. Google Chrome, Youtube

Tìm kiếm tài liệu bằng Google Chrome vẫn sẽ có một số thông tin hay, mới. Tuy nhiên nó ít có tính khách quan và khoa học. Các bạn có thể tham khảo, chọn lọc ý tưởng, dẫn chứng để bài làm thuyết phục hơn.

Youtube không chỉ để giải trí mà nó còn cung cấp rất nhiều thông tin có chiều sâu. Ba mình hay nghe lại Thời sự bằng Youtube lắm. Đợt mình cần tìm tài liệu về Trung Quốc, Đài Loan, tình cờ ba mở mình nghe các video phân tích về chủ đề ấy. Thế là mình có thêm công cụ và nguồn để hấp thụ kiến thức rồi. Tuy nhiên cũng cần chọn lọc các kênh uy tín và chính thống nhé!

You may also like

Leave a Comment