Drama “trà xanh” – một trong những drama có lẽ là lớn nhất trong lịch sử showbiz Việt. Drama này bắt nguồn từ một tấm bánh kem, một vài story của các streamer và hot girl, một vài lời đãi môi đường mật qua lại, một vài dòng trạng thái vớ vẩn… Và với khả năng thêu dệt đỉnh cao của truyền thông và báo mạng, thành một vụ chia tay trong uất ức nghẹn ngào, tủi nhục “thanh xuân”, “có mới nới cũ”… Dân mạng thì được chăng hay chớ, lao vào chửi bới mà thậm chí còn chưa có bất cứ một xác thực nào.
Liệu họ có tự đặt ra câu hỏi rằng, nếu những thông tin trên là bịa đặt thì sao?
Và khi được hỏi: Bằng chứng đâu? Thì tuyệt nhiên không có bất cứ bên nào đưa ra được cả, từ báo mạng, đến hội streamer và hotgirl “thân ai nấy lo” đua nhau xóa bài và xin lỗi. Thêm một đống những ca sĩ, KOL mạng khác cũng đăng thông tin tung hứng, và dân mạng hỏi căn cứ vào đâu? Thì tuyệt nhiên đều im lặng rồi xóa bài im ru. Đó là dấu hiệu của gì? Là bú “fame” và đú bẩn chứ còn gì nữa.
Sau gần một năm trời, drama “trà xanh” vẫn chưa chấm dứt. Và cách khơi ra vụ việc cũng gần như y hệt trước đó. Tức là bắt nguồn bằng một vài nhóm, một vài bình luận, một vài nghi vấn được cắt ghép, từ một vài hotgirl… Và cánh báo chí, mạng mẽo bẩn thỉu quy chụp thành “nguồn tin thân cận”, “từ người quen”, “từ đối tác”…
Nhiều người thường nói về Kenh14, 2sao với các biệt danh như “Dispatch Việt Nam”. Xin lỗi, nếu ai từng hóng những câu chuyện “phốt”, bóc hẹn hò của Dispatch, những tờ báo trên chỉ bằng một cái móng tay, so sánh với với Dispatch là một sự hạ thấp tờ báo này. Dispatch đã bóc là tỷ lệ chuẩn rất cao, họ đính kèm theo email, cuộc trò chuyện, ghi âm, đoạn chat, hình ảnh xác thực… Chứ không phải dăm ba nguồn tin từ những tài khoản trên mạng, không hình ảnh, không ghi âm, không xác thực…
Thậm chí, tờ 2sao còn đăng tải hẳn một bài viết: “HOT: Vì sao ‘Chủ tịch Vbiz’ cho người tình 8 năm ‘ra đảo’?” – một tiêu đề bài viết không dùng những từ như “nghi vấn”, “tin đồn”, mà giống như là một sự khẳng định chắc nịnh là vụ việc xảy ra như vậy. Nhiều báo mạng, fanpage cũng trích nguồn từ tờ này và đăng thông tin nửa kín, nửa hở, thêm thắt tùm lum. Lướt qua bài viết thì nhà báo lấy nguồn từ “nguồn tin đáng tin cậy”. Vấn đề lại được đặt ra tiếp, nguồn tin nào? Tiết lộ ra sao? Cánh nhà báo có nhiều cách xử lý thông tin để đơn vị/người cung cấp tránh bị “lộ”. Ví dụ như che mặt mũi, bóp méo âm thanh, chụp lại thông tin tiết lộ, lập vi bằng… Nhưng không, éo có bất cứ một bằng chứng nào như vậy cả. Thậm chí cách lấy “tin đồn” dễ nhất là từ một bình luận trên mạng cũng không có luôn.
Và nếu như những thông tin từ các báo là không đúng sự thực thì sao? Nếu như “nguồn tin đáng tin cậy” là giả mạo thì công bằng ở đâu cho những người bị liên lụy?
Báo mạng, KOLs, hot girl, streamer cần gì? Câu trả lời: view. Và Sơn Tùng là công cụ đáp ứng điều đó một cách hoàn hảo. Ngay cả khi những bằng chứng là chưa xác thức, ngay cả những tin đồn chỉ mãi dừng lại ở tin đồn, ngay cả khi những dòng viết được xóa rất nhanh và mau lẹ, thì những người làm báo chí, làm truyền thông cũng chẳng thèm quan tâm.
Vì “phốt bẩn” và đưa tin định kiến, quy chụp là việc mà họ đã làm biết bao nhiêu lâu qua rồi.