Truyền thuyết về tứ đại cương thi thuỷ tổ Trung Quốc cổ đại không giống nhau. Có nơi ghi chép lại, tứ đại cương thi thuỷ tổ xuất hiện vào thời hồng hoang yêu thú (sinh ra trước nhân loại), cũng có nơi ghi chép, tứ đại cương thi thuỷ tổ xuất hiện ở thời nhân loại đã sinh ra.
Trên thực tế, bất kể truyền thuyết nào đi chăng nữa, cũng chưa biết chắc chắn là đúng hay sai. Như vậy, tứ đại cương thi thuỷ tổ rốt cuộc là xuất hiện như thế nào? Được sinh ra như thế nào? Bọn họ là ai? Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một truyền thuyết như sau…
Về tứ đại cương thi thuỷ tổ, có một truyền thuyết tương đối đáng tin cậy, nói về Doanh Câu, Hậu Khanh, Hạn Bạt, Tướng Thần. Lai lịch của bọn họ càng cực kỳ thần bí!
Trong sự tích dân gian, cương thi vô hồn vô phách, bất tử bất hoại. Cương thi dễ đạt tới trường sanh bất tử. Chỉ cần không gặp chuyện ngoài ý muốn, thọ mệnh cương thi trên căn bản sẽ là vô hạn! Càng kỳ lạ chính là cương thi thích uống máu người, đồng thời người bị cắn sẽ biến thành cương thi mới! Trên thực tế, trong truyền thuyết mặc dù có tứ đại cương thi thuỷ tổ, nhưng không phải ai cũng là cương thi hút máu! Trong tứ đại cương thi thuỷ tổ chỉ có Tướng Thần mới là cương thi hút máu, bởi vậy, những cương thi mà chúng ta đồn có thể đều là hậu đại của Tướng Thần. Tướng Thần là do thân Hống (Còn gọi là Vọng Thiên Hống, là thần thú thượng cổ trong truyền thuyết của Trung Quốc) biến thành, vô hồn vô phách, bởi vậy, các cương thi hậu đại của Tướng Thần không có hồn phách, đồng thời kế thừa đặc tính hút máu của Tướng Thần.
Một, cương thi thuỷ tổ – Doanh Câu:
Doanh Câu nguyên bản là một đại tướng quân – thủ hạ của Hoàng Đế. Đáng tiếc trong lần đại chiến với Xi Vưu không tuân thủ chỉ lệnh của Hoàng Đế mà dẫn đến kết cục binh bại. Hoàng Đế trong cơn giận dữ liền bắt Doanh Câu dẫn thủ hộ xuống chốn hoàng tuyền minh hải. Doanh Câu biểu hiện tiếp nhận nghiêm phạt của Hoàng Đế nhưng bên trong nội tâm đã có chút bất mãn, có điều lại không thể tránh được mệnh lệnh, cho đến một ngày, cơ hội của hắn đã tới.
Sau khi một phần hồn phách của Hống hữu ý vô tình trôi dạt đến hoàng tuyền, Doanh Câu mới bắt đầu không chút do dự xuất thủ, muốn đánh chết hồn phách của Hống. Mặc dù hồn phách của Hống chỉ là một tàn hồn nhưng Hống cũng là một trong tứ đại cổ thần, cho dù chỉ là một tàn hồn nhưng thần lực cũng vượt xa Doanh Câu. Tàn hồn Hống không chút do dự bay vào trong cơ thể của Doanh Câu.
Doanh Câu mới đầu không ngừng phản kháng, thế nhưng dưới sự ưu hóa không ngừng của Hống, Doanh Câu tự nhiên chậm rãi tiếp nhận lời đề nghị của Hống: hồn phách hai người dung hợp, trở thành một “thần” cường đại hơn! Sau khi hồn phách dung hợp thành công, Doanh Câu trở thành một trong tứ đại cương thi thuỷ tổ!
Thực lực của bản thân Doanh Câu vốn đã cực kỳ mạnh mẽ, sau khi dung hợp hồn phách của Hống rồi, thân thể của hắn phát sinh biến hóa, thần lực trong cơ thể biến thành thi khí vô tận, đồng thời thi khí được làm dịu, biến thân thể Doanh Câu trở nên cứng rắn hơn, kiên cố hơn, trở thành thân kim cương bất tử. Doanh Câu sau khi biến thành cương thi thuỷ tổ cũng không cam lòng làm tiểu thần tiên bị Hoàng Đế giáng chức xuống hoàng tuyền, vì vậy đã điên cuồng trả thù Hoàng Đế, không ngừng làm hắc loạn nhân gian.
Hoàng Đế, với tư cách là một thủ lĩnh, cầm Hiên Viên Kiếm đại chiến với Doanh Câu. Doanh Câu tuy rằng lợi hại thế nhưng Hiên Viên Kiếm lại là một Sát Kiếm, sát khí trên thân kiếm chính là khắc tinh của thi khí. Bởi vậy, dưới sức mạnh của thần binh, Doanh Câu cuối cùng cũng bại trận.
Trận chiến này giằng co tròn 49 ngày, cuối cùng, Hoàng Đế dùng Hiên Viên Kiếm hủy diệt thân thể của Doanh Câu. Doanh Câu cũng xem như là cực kỳ hùng mạnh, hồn phách của hắn mang theo nguồn thi khí vô tận bỏ trốn mất dạng. Sau đó, chẳng ai biết Doanh Câu đi đâu.
Hai, cương thi thuỷ tổ – Hậu Khanh:
Hậu Khanh là thân đệ đệ của Hoàng Đế, ban đầu cũng là một viên Đại tướng bang trợ Hoàng Đế đánh Xi Vưu. Hậu Khanh dũng mãnh thiện chiến, thân thể cường tráng, rất được Hoàng Đế trọng dụng. Đáng tiếc, Xi Vưu có 81 huynh đệ cường hãn khác, mỗi người lại rất mạnh mẽ dũng mãnh, lại một lần nữa trong chiến tranh, Hậu Khanh bất hạnh chết trận.
Sự tình cũng không đơn giản như vậy. Sau khi Hậu Khanh phơi thây nơi hoang dã, hồn phách của hắn phiêu dạt bốn phía. Một thời gian dài sau, oán niệm của Hậu Khanh càng ngày càng nặng: Vì lúc sinh tiền Hậu Khanh liều mạng giết địch cho Hoàng Đế, thế nhưng sau khi chết lại không có ai đi nhặt xác cho hắ́n! Hồn phách của Hậu Khanh càng lúc càng oán hận Hoàng Đế hơn.
Trùng hợp chính là, một phần hồn phách của Hống lại vừa mới phiêu du đến đây, hồn phách mặc dù chỉ là một phần ba thế nhưng đó cũng là một trong tứ đại cổ thần, thần thông cũng vô cùng cường đại.
Hống đối với Nữ Oa tâm tồn oán hận, sau đó Khanh đối Hoàng Đế cũng tâm tồn hận ý. Hậu Khanh vì để trả thù Hoàng Đế nên đã nguyện ý đem ba hồn bảy phách của mình dâng hiến cho Hống. Để sống lại lần thứ hai, tàn hồn Hống đã thôn phệ hồn phách của Hậu Khanh, đồng thời lợi dụng thân thể sứt mẻ của Hậu Khanh để sống lại, hóa thành tứ đại cương thi thuỷ tổ – Hậu Khanh!
Hậu Khanh có thể nói là cương thi khác với những cương thi khác, hắn là người đầu tiên chết mà phục sinh biến thành cương thi! Hậu Khanh mặc dù là cương thi thuỷ tổ nhưng lại không phải là cương thi hút máu, mà là một loại cương thi bay. Thân thể Hậu Khanh không mạnh mẽ, sức mạnh của hắn và linh lực cũng không cường đại, thế nhưng năng lực của hắn lại hết sức đáng sợ —năng lực nguyền rủa cực kỳ cường hãn.
Để trả thù Hoàng Đế, Hậu Khanh ban đêm xông vào quân doanh, đại náo quân doanh một trận. Tuy rằng lực công kích của Hậu Khanh không mạnh thế nhưng không phải là thần tiên bình thường có thể chống đối được. Sau đó, Nữ Oa cản được hắn, hắn mới bỏ đi. Hậu Khanh cũng trở thành một cương thi đoản mệnh nhất trong tứ đại cương thi thuỷ tổ, cũng là một cương thi thần bí nhất.
Hậu Khanh trước khi chết dùng linh hồn của mình hạ một câu chú lên thi thể vừa mới chết đi: Tất cả người hàm oan mà chết đều có thể biến thành cương thi! Cũng chính là như vậy nên về sau người sau khi chết đi, thi thể liền có hiện tượng biến thành cương thi, cho nên mới phải xuất hiện tục hoả táng về sau.