Tự động hóa, con người sẽ ra sao

by admin

Vào năm 2010, Carr đã viết cuốn “Trí tuệ giả tạo”, một cuốn sách có ảnh hưởng và thích hợp với thời đại, viết về những gì Internet đang làm với não bộ của chúng ta. Ở đây trong cuốn Lồng Kính, ông mở rộng sự chú trọng của mình để xem xét xem tự động hóa đang làm gì với con người.

Nếu bạn muốn hiểu rõ về hậu quả của tự động hóa đối với con người, nói như Nicholas Carr, thì hãy tìm kiếm nó. Các hãng hàng không và những người chế tạo máy bay đi đầu trong công nghệ – đã dần dần thay thế những quyết định của phi công bằng một tập hợp các thuật toán trên máy tính.

Khi mà máy bay đã được điều khiển, ông tuyên bố, nó kéo theo tất cả mọi thứ. Máy tính giờ đây có thể phân tích các văn bản pháp lý và phát triển các chiếc lược tố tụng. Máy tính có thể thiết kế các công trình, thực hiện các giao dịch hợp tác buôn bán và chẩn đoán bệnh tật. Tiến trình này đang bắt đầu với các rô bốt Nhật Bản thay thế cho người lao động có tay nghề cao, và giờ được lan rộng ra tất cả các khía cạnh khác của đời sống công việc. Các công việc đã và đang chỉ dành riêng cho các chuyên gia có trình độ, được trả lương cao, và là những công việc có giá trị; công việc của cả bạn nữa, đơn giản sẽ trở thành các ngành nghề rơi vào tay những người máy logic và vô cảm.

Vào năm 2010, Carr đã viết cuốn “Trí tuệ giả tạo”, một cuốn sách có ảnh hưởng và thích hợp với thời đại, viết về những gì Internet đang làm với não bộ của chúng ta. Ở cuốn Lồng Kính, ông mở rộng sự chú trọng của mình để xem xét xem tự động hóa đang làm gì với con người. Ông nhấn mạnh rằng do máy tính đã tiếp quản buồng lái, nên lương của phi công cũng như mức độ hài lòng với công việc của họ bị giảm sút, và trong khi ngành thương mại hàng không trở nên an toàn hơn, nếu có bất trắc xảy ra, như nó vẫn có thể và sẽ xảy ra, thì những con người ngồi trước bàn điều khiển sẽ kém khả năng giải quyết hơn.

Ông trích dẫn ví dụ về vụ tai nạn của máy bay Airbus A330 tháng Năm năm 2009, máy bay Air France bay từ Rio tới Paris đã lao xuống đại dương khiến 228 thiệt mạng. Tự động lái hóa ra lại thất bại, và đối diện với việc tiếp quản nó, ngừoi phi công phải gánh chịu điều mà các nhà đầu từ gọi là “mất kiểm soát hoàn toàn về mặt ý thức đối với tình huống”. Nói tóm lại là họ đã mất khả năng lái máy bay.

Các phi công có thể ”thả tay lái” gần như suốt chuyến bay

Việc “phá hủy kĩ năng” xảy ra khi người phi công không lái máy bay nữa, cũng đang diễn ra trên diện rộng. Vài chương đầu của “Lồng Kính” cũng nhắc tới điều tương tự. Nếu bạn chưa từng biết tới các nghiên cứu về nghịch lý trong công việc của Mihaly Csikszentmihalyi – nghiên cứu nói rằng bất kể chúng ta tin vào điều gì chăng nữa, chúng ta thường hạnh phúc và thỏa mãn hơn cả khi làm việc; lo lắng khi không lao động – thì bạn chưa đọc đủ về tâm lý học phổ biến (bao gồm những khái niệm và lý thuyết về đời sống tinh thần và hành vi con người dựa trên tâm lý học và từ đó tìm ra niềm tin trong quần chúng và thông qua sự tiếp xúc với quần chúng). Nhưng dần dần thì Carr xây dựng nên một trường hợp tinh vi, kích thích và thú vị hơn so với vẻ ngoài ban đầu. Chúng ta đều biết rằng GPS đã tạo nên tính lười biếng trong việc đọc bản đồ của chúng ta. Và kể cả câu chuyện của Carr về việc người Inuit phớt lờ những công trình trí tuệ của hàng ngàn năm truyền lại để trì hoãn tầm nhìn của họ, cũng không có gì đáng ngạc nhiên cả. Nhưng Carr cân nhắc những gì gây ra mất mát trong hiểu biết của chúng ta về việc chúng ta đang ở đâu trong cái thế giới đã có trước cả chúng ta. Làm thế nào để tìm ra con đường của chúng ta trong thế giới thực sự là một phần cơ bản của tính người. Phương hướng có lẽ ẩn trong trí nhớ. Một trong những chức năng đầu tiên mà người bị bệnh Alzheimer (một bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi) mất đó là khả năng nắm bắt xem họ đang ở đâu. Carr trích dẫn từ một nhà tâm thần học đồng thời là chuyên gia về trí nhớ – Veronique Bohbot – người lo sợ rằng khi chúng ta càng ít sử dụng các kĩ năng định hướng, thì vùng hồi hải mã sẽ bắt đầu teo đi, dẫn đến mất trí nhớ từ rất sớm ở các thế hệ tương lai.

Carr cho rằng đó chỉ là một trong những rủi ro của việc trở thành “một phần của những chiếc điện thoại”: chúng ta đang tự mình thoát khỏi thân xác, loại bỏ mình khỏi thế giới, sống qua những cái màn hình và giao diện, mất kết nối với rất nhiều thứ góp phần giúp chúng ra trở thành con người. Kể cả việc công cụ tìm kiếm Google trước kia thường yêu cầu việc tư duy, nghĩa là bạn phải đặt câu hỏi. Nhưng bây giờ thì không như vậy, bạn chỉ đơn giản là gõ một hay hai từ khóa. Và kể cả việc này sớm muộn cũng có khi không cần thiết nữa – theo Ray Kurzweil: nhà tương lai học đang làm việc cho Google hiện nay. Ông tin rằng “phần lớn các câu hỏi tìm kiếm sẽ được trả lời mà không cần thực sự hỏi”.

Carr không phải là người người phản đối công nghệ. Ông chỉ cảnh giác về một thế giới mà máy móc bước lên bục trung tâm. Đó là nơi mà kể cả quan hệ người – người cũng bị kiểm soát bởi các thuật toán, ví dụ như “chia sẻ không ma sát” trên Facebook, nơi “tình bạn trở nên giống như mối gắn kết giữa người tiêu thụ và sản phẩm”. Dễ đến, dễ đi. Một niềm tin mang tính ý thức hệ rằng công nghệ về cơ bản là: “nhân từ, tự chữa trị, tự động” quyến rũ một cách đáng sợ; nó cho phép chúng ta lạc quan về tương lai và giảm nhẹ trách nhiệm của chính mình với nó – ông chỉ ra. Và nó phù hợp với “những nhà tài phiệt mới của chúng ta”, nó cho họ “một câu chuyện anh hùng mà ở đó họ là nhân vật chính”.

LồngKính

Carr chỉ ra rằng: “Nó thúc đẩy sự nhẹ dạ cả tin để tưởng tượng ra được thế giới hiện tại của những ông trùm công nghệ cùng với việc học tập dân chủ và sự mất kiên nhẫn với chính phủ để chấp nhận kiểu mô hình phân phối của cải trên diện rộng – điều cần thiết để hỗ trợ các cá nhân nhận diện những mưu cầu về thời gian giải trí của đám đông thất nghiệp”.

Và máy tính thì luôn được lập trình bởi con người. Bởi các tập đoàn. Tự động hóa mang theo cùng nó một tập hợp những cân nhắc về mặt triết học và đạo đức mà chúng ta vừa mới bắt đầu quan tâm. Ai sẽ tạo ra những thuật toán để điều khiển xe tự lái của Google? Liệu chúng có thể lập trình để cứu những đứa trẻ lao ra đường, thậm chí kể cả khi việc này gây nguy hiểm cho người lái? Hoặc cho các làn đường bên cạnh?

Sẽ có nghĩa lý gì khi chiến tranh, có vẻ có khả năng, được tự động hóa? Khi thương vong không còn là một lý do để không gây chiến? Carr không nhắc tới điều này, nhưng sẽ khó để hiểu được chương về những robot tự động có khả năng giết người – những công nghệ đã sẵn có – nếu không nghĩ về viễn cảnh trong “1984” của Orwell.

Carr đặt ra câu hỏi: “Công nghệ mới này sẽ phục vụ ai?”. Chúng ta ư? Hay các tập đoàn đang kiếm tiền tỉ từ nó? Hàng tỉ đôla mà không có dấu hiệu của việc giảm xuống. Câu hỏi không nên là” “Ai quan tâm?” mà nên là: “Chúng ta muốn rút lui bao xa khỏi thế giới đằng sau lằn ranh của tự động hóa?”.

Trạm đọc (Read Station) dịch
Theo Theguardian

You may also like

Leave a Comment