Tự tin sáng tạo: Hãy sáng tạo như những đứa trẻ mẫu giáo!

by admin

Sáng tạo không do bẩm sinh. Nó phải được luyện tập mà thành.

Nhiều người sinh đã biết sáng tạo. Như những đứa trẻ, chúng ta cũng từng say sưa với những trò chơi tưởng tượng, thắc mắc những câu hỏi kì quặc, tô vẽ những mảng màu và gọi chúng là những con khủng long. Nhưng qua thời gian, với sự xã hội hóa và nền giáo dục chính quy, nhiều người trong chúng ta bắt đầu dập tắt đi những sự thôi thúc ấy. Chúng ta học tập để cảnh giác hơn bởi sự đánh giá, thận trọng hơn và cũng phân tích nhiều hơn. Thế giới dường như được chia thành “những người sáng tạo” và “những người không sáng tạo”, và gần đây, nhiều người có chủ ý hoặc không có chủ ý sẵn sàng chấp nhận việc phân loại này.

Nhưng chúng tôi biết rằng sự sáng tạo là điều cần thiết để thành công trong bất kì ngành nghề nào. Theo một cuộc khảo sát IBM gần đây với các giám đốc điều hành trên toàn thế giới, sáng tạo là đặc điểm được tìm kiếm nhiều nhất ở những người lãnh đạo ngày nay. Không một ai có thể từ chối rằng, tư duy sáng tạo đang cho phép  thấy sự trỗi dậy và liên tiếp thành công của vô số các công ty, từ những công ty khởi nghiệp như Facebook và Google tới những công ty tập đoàn đa quốc gia như  Procter & Gamble (P&G) và  General Electric (GE).

David Kelley trong buổi nói chuyện Ted “How to build your creative confidence”

Các sinh viên thường đến Đại học Stanford (Học viện được sáng lập bởi David Kelley – và chính thức được biết đến là Học viện Thiết kế Hasso Plattner) với mục đích phát triển khả năng sáng tạo của mình. Những khách hàng làm việc với công ty thiết kế IDEO của chúng tôi để được tư vấn thiết kế và đổi mới cũng với lý do tương tự. Nhưng trên con đường hoạt động, chúng tôi đã học được rằng công việc của chúng tôi không dạy cho sinh viên sự sáng tạoĐiều giúp họ khám phá chính là niềm đam mê sáng tạo từ bên trong con người họ – chính là khả năng tự nhiên được đưa tới gần với những ý tưởng mới mẻ và sự can đảm thử thách chính bản thân mình. Chúng tôi làm điều đó bởi nó đem đến cho sinh viên kế hoạch nhằm tìm ra bốn nỗi sợ hãi trong quá khứ những thứ đang kìm hãm chúng ta lại:

(1) sợ mớ hỗn độn không xác định

(2) sợ bị phán xét

(3) sợ những bước đi đầu tiên

(4) sợ đánh mất kiểm soát.

Bạn có thể cho rằng nói thì dễ, làm mới khó. Nhưng chúng tôi biết nó có thể khắc phục thậm chí cả những nỗi sợ hãi nằm sâu bên trong mỗi người. Hãy xem xét những công trình nghiên cứu của Albert Bandura, một nhà tâm lý học nổi tiếng trên thế giới và cũng là giáo sư giảng dạy tại Đại học Stanford. Trong hàng loạt những thí nghiệm ban đầu, ông đã giúp chế ngự được nỗi sợ loài rắn cả đời ở con người bởi hướng dẫn họ thông một loạt các tương tác ngày càng đòi hỏi. Đầu tiên, người tham gia sẽ bắt đầu quan sát một con rắn thông qua một cái gương hai chiều (Loại cho người đứng bên phía mặt bên tối thấy được phía bên sáng nhưng bên phía sáng lại không nhìn thấy được bên tối). Ngay khi người tham gia thí nghiệm cảm thấy thoải mái với điều đó, họ có thể tiến tới để quan sát con rắn qua một cánh cửa mở, để quan sát một người khác chạm vào con rắn, rồi tự mình chạm vào nó nhờ một đôi găng tay nặng làm bằng da, và sau một vài giờ đồng hồ, người tham gia có thể chạm vào nó bằng đôi bàn tay trần của chính mình. Ông Bandura gọi cái quá trình với thành công nhỏ của thí nghiệm này là “sự thành thạo chỉ dẫn.” Những người tham gia thí nghiệm trên đã không chỉ được khắc phục sự sợ hãi lệch lạc, điều mà họ đã giả định không thể chấm dứt được. Họ cũng có ít lo âu và nhiều thành công hơn trong những lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ, nắm bắt những điều mới mẻ và khả năng đánh bại những sợ hãi trong các hoạt động khác như cưỡi ngựa hay đứng nói trước đám đông. Họ đã cố gắng chăm chỉ hơn, bền bỉ kiên trì, và có nhiều kiên cường khi đối mặt với sự thất bại. Những người tham gia thí nghiệm đã tạo nên niềm tin mới dựa vào khả năng của chính mình để đạt được thứ mà họ lên kế hoạch thực hiện.

Chúng tôi đã sử dụng các phương pháp tiếp cận tương tự trong 30 năm qua nhằm giúp con người vượt qua những nỗi sợ hãi, những điều tạo nên trở ngại sự sáng tạo của chính họ. Hãy phá bỏ những thách thức thông qua từng bước đi nhỏ và rồi xây dựng sự tự tin bằng cách thành công lần lượt từng bước một.  

 

“Sự sáng tạo là điều mà bạn luyện tập, không đơn thuần là một tài năng bạn vốn có khi sinh ra”

 

Quá trình đó có thể có một chút không thoải mái ở lần đầu, nhưng – như nỗi sợ rắn ở thí nghiệm trên – nhưng sự khó chịu sẽ nhanh chóng mất đi và dần được thay thế bằng niềm tin và khả năng mới.

1. Sợ mớ hỗn độn không xác định

Tư duy sáng tạo trong kinh doanh bắt đầu với việc có sự đồng cảm với những khách hàng của bạn (kể cả họ là khách hàng bên trong hay ngoài) và bạn không thể biết điều đó nếu chỉ ngồi phía sau bàn làm việc. Dĩ nhiên, chúng ta biết rằng ngồi như vậy thật thoải mái trong văn phòng của bạn. Nhưng tất cả điều đó chỉ là sự trấn an quen thuộc, các thông tin đến từ những nguồn có thể đoán trước, những dữ liệu mâu thuẫn với nhau thì bị loại trừ và bỏ qua. Bên ngoài thế giới, điều đó thì hỗn độn hơn. Bạn phải giải quyết các tình huống bất ngờ, với sự hoang mang, và cả với những cá nhân phi lý nói những điều bạn không muốn nghe. Nhưng chính điều đó, bạn lại tìm ra được những sáng suốt – và nhiều điều sáng tạo đầy tính đột phá. Liều lĩnh tiến về phía trước trong việc theo đuổi sự học hỏi, ngay cả khi không có sự chắc chắn nào, có thể mở ra với bạn những thông tin mới và giúp bạn khám phá thêm các nhu cầu chưa rõ ràng. Nếu không, bạn chỉ đơn giản là tái khẳng định ý tưởng đang sẵn có hoặc chờ đợi những người khác – đó là những khách hàng của bạn, ông chủ của bạn, hoặc đối thủ cạnh tranh của bạn – rồi họ lại chỉ ra bạn biết bạn phải làm gì.

Tại Học viện Thiết kế Hasso Plattner, chúng tôi thường phân chia những học sinh của môn nhân chủng học – đi ra khỏi vùng an toàn của các em và tiến vào thế giới – cho đến khi, đột nhiên, họ bắt đầu thực hiện điều đó cho riêng họ. Ta xem xét một nhà khoa học máy tính, hai kĩ sư và một sinh viên học MBA (Master of Business Administration – Thạc sĩ quản trị kinh doanh), tất cả họ tham gia lớp Extreme Affordability được giảng dạy bởi giáo sư Jim Patell tại Trường Kinh doanh Stanford. Các sinh viên cuối cùng cũng nhận ra rằng họ không thể hoàn thành dự án của nhóm mình trong việc nghiên cứu và thiết kế lồng ấp chi phí thấp dành cho trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển – trong khi chính họ đang sống và học tập trong vùng an toàn, thuộc ngoại ô bang California. Chính vì vậy, các sinh viên đã thu hết sự can đảm của mình và đến thăm một vùng nông thôn ở Nepal. Họ trao đổi với các hộ gia đình và bác sĩ gia đình, và biết được rằng trẻ em ở đây thường gặp nguy cơ chết non với những trẻ sinh non tại vùng ngoại ô cách xa các bệnh viên. Người dân làng tại Nepal không còn muốn đến các lồng ấp rẻ hơn tại bệnh viện, họ cần một thứ thực sự an toàn để giữ những đứa trẻ sơ sinh ấm áp ngay khi chúng rời khỏi tay những bác sĩ, những người làm việc đó rất hiệu quả. Những vấn đề đó đã dẫn cả nhóm sinh viên bắt đầu chế tạo túi ngủ cỡ nhỏ chứa loại sáp lưu trữ nhiệt đặc biệt. Những túi ngủ này có tên là Embrace Infant Warmer đã tốn kém ít hơn đến 99% so với lồng ấp truyền thống và có thể duy trì nhiệt độ đến sáu giờ đồng hồ mà không cần nguồn điện bên ngoài. Việc đổi mới đầy tiềm năng này đã cứu sống hàng triệu trẻ em sinh thiếu cân và sinh non hằng năm, và sự sáng tạo đó đã đến bởi những thành viên trong nhóm chính là những sinh viên sẵn sàng dấn thân vào những địa bàn mới.

Một trường hợp khác đến từ hai sinh viên, Akshay Kothari và Ankit Gupta, họ cũng đã tham gia khóa học Launchpad của Học viện Thiết kế Hasso Plattner. Lớp học yêu cầu họ bắt đầu thành lập một công ty với bàn tay trắng bằng một phần tư thời gian của 10 tuần học. Cả hai người được mô tả là “những chuyên viên tin học” – với kĩ thuật sáng suốt, phân tích sâu sắc, và không chút e ngại. Nhưng họ chọn làm việc trong dự án của mình – một đầu đọc tin tức – lúc bấy giờ mới phát hành iPad – tại khuôn viên quán cà phê Palo Alto nơi họ bao quanh bởi những khách hàng tiềm năng. Bỏ qua sự lúng túng khi người lạ mặt tiếp cận, Akshay đã thu thập những phản hồi thông qua việc hỏi những khách hàng quen của quán cà phê với mẫu thí nghiệm ban đầu của mình. Còn Ankit mã hóa hàng trăm biến thể được kiểm nghiệm hằng ngày, thay đổi mọi thứ từ các mô hình tương tác khác nhau tới kích thước bằng một cái nút ấn. Trong một vài tuần lễ họ đã nhanh chóng làm đi lại lại theo cách của mình để tạo nên một sản phẩm thành công. “Chúng tôi xuất phát từ những người nói rằng, ‘Điều đó thật tào lao!’” Akshay chia sẻ, “tới ý kiến rằng ‘Có phải nó là ứng dụng cài đặt sẵn trên mỗi chiếc iPad’”. Và kết quả là đã có hàng loạt các tin tức đáng mừng, ứng dụng này đã nhận được lời khen ngợi từ Steve Job tại Hội nghị Nhà Phát triển trên toàn thế giới chỉ một vài tháng sau đó, được tải về bởi khoảng 15 triệu người dùng, và là một trong những 50 ứng dụng đầu tiên tại Apple App Store Hall of Fame.

Không chỉ các doanh nhân và các nhà phát triển sản phẩm, những người nên đi vào “mớ hỗn độn” mà các nhà quản lý cấp cao cũng cần phải lắng nghe trực tiếp từ bất kì ai chịu tác động bởi quyết định của họ. Chẳng hạn, đứng giữa một nhà quản lý bên ngoài website IDEO tổ chức cho Công ty thực phẩm ConAgra – một công ty thực phẩm đóng gói tại Mỹ, Giám đốc điều hành bỏ qua việc ngồi trong phòng hội nghị cao cấp của họ nhằm thăm dò chắc chắn khu phố Detroit, một khu phố mà bạn có thể đi cả hàng dặm mà không nhìn thấy nổi một cửa hàng tạp hóa nào.  Họ đích thân quan sát cách cư dân trong thành phố này đã phản ứng với các sản phẩm thực phẩm và trao đổi với một người nông dân thành thị, người nông này hy vọng sẽ biến nhiều vùng đất bỏ hoang thành những khu vườn cộng đồng. Ngày nay, theo Al Bolles – Phó Giám đốc điều hành ConAgra Foods rằng các nghiên cứu chất lượng và đổi mới sản phẩm và hành vi khách hàng theo cách đó đã phổ biến trong công ty. “Một vài năm trước, điều đó thật khó khăn để thúc đẩy đội ngũ điều hành đi ra khỏi văn phòng” – ông chia sẻ, “nhưng bây giờ chúng tôi khám phá ra và đi tới những khách hàng thân thiết chúng tôi được hiểu biết sâu sắc về những điều họ thực sự cần.”

2. Sợ bị phán xét

Nếu viết chữ nguệch ngoạc, ca hát, nhảy múa ở những học sinh mẫu giáo tượng trưng cho việc thể hiện sáng tạo mà không có chút rằng buộc, thì một thiếu niên lập dị lại đại diện cho điều ngược lại: một cá nhân biết quan tâm sâu sắc về những gì người khác nghĩ. Chỉ mất một vài năm để phát triển thành nỗi sợ của sự phán xét, nhưng nó gần như ở lại với chúng ta suốt quãng đời trưởng thành, thường kìm hãm sự nghiệp của chính chúng ta. Hầu hết con người đều chấp nhận rằng khi bản thân học hỏi, phát biểu ý kiến, tới trượt tuyết thì những người khác sẽ nhìn chúng ta vấp ngã và thất bại cho tới khi ta thực hiện nó thật nỗ lực. Nhưng, chúng tôi lại không thể mạo hiểm doanh nghiệp của mình – với thế giới cái tôi trong cùng một cách như thế. Kết quả là, chúng ta đã tự sửa chữa, giết chết đi tiềm năng sáng tạo bởi chúng ta e ngại ông chủ và đồng nghiệp sẽ nhìn chúng ta là những kẻ thất bại. Chúng ta cũng tự gắn mình vào các giải pháp an toàn hoặc những gợi ý. Chúng ta do dự, cho phép những cá nhân nhận lấy những rủi ro. Kết quả là bạn không thể sáng tạo nếu bạn thường xuyên kiểm soát bản thân mình.

Một nửa sự đấu tranh này là chống lại quyết định của bản thân bạn. Nếu bạn lắng nghe trực giác của mình và nung nấu những ý tưởng (cả tốt và xấu), bạn đã phần nào sẵn sàng vượt qua nỗi sợ hãi đó. Vậy nên hãy bước những bước đi đầu tiên, như những bệnh nhân của Bandura đã làm. Thay vì để những suy nghĩ vượt qua đầu bạn và biến mất, hãy nắm bắt chúng như hệ thống chúng lại trong một quyển sổ ý tưởng. Hãy tạo ra một cái bảng trắng và đánh dấu nó trong phòng tắm. Lên kế hoạch “bảng trắng” hằng ngày trong lịch của bạn, nơi nhiệm vụ duy nhất của bạn là suy nghĩ, đi bộ và mơ mộng. Khi bạn cố gắng tạo ra những ý tưởng, cố gắng đưa ra 100 ý tưởng thay vì chỉ 10 cái. Trì hoãn lại các phán xét của bạn và bạn sẽ ngạc nhiên trước các ý tưởng mà mình có cho đến khi kết thúc một tuần. 

 Ngoài ra, việc cố gắng sử dụng ngôn ngữ mới khi bạn đưa ra những phản hồi, và khuyến khích cộng tác viên của bạn làm như vậy. Tại Học viện Thiết kế Hasso Plattner, các phản hồi của chúng tôi thường bắt đầu với từ “Tôi thích…” và chuyển sang “Tôi muốn…” thay vì phán xét với những câu nói không khuyến khích như “Điều đó sẽ không thực hiện được.” Cởi mở với những điều tích cực và sau đó sử dụng người đầu tiên cho các tín hiệu đề xuất rằng “Điều đó chỉ là ý kiến của tôi và tôi muốn được giúp đỡ”, điều đó giúp người nghe dễ tiếp thu những ý tưởng của bạn.

Gần đây, chúng tôi có làm việc với Hãng Hàng Không New Zealand để tái tạo lại trải nghiệm của hành khách với các chuyến bay đường dài. Như một ngành công nghiệp với sự quy định khắt khe, các hãng hàng không có xu hướng bảo thủ. Để vượt qua những chuẩn mực văn hóa của sự nghi ngờ và thận trọng, chúng tôi bắt đầu với một hội thảo nhằm tạo ra những ý tưởng điên rồ. Với những ý tưởng từ sự động não của Giám đốc điều hành và mười người đầu tiên (và một số ý tưởng dường như không thực tế), bao gồm cả thắt dây an toàn giữ khách hàng có thể đứng lên và nhóm các ghế đối diện với các cái khác xung quanh một cái bàn, thâm chí cả võng và giường nằm trên máy bay. Mọi người đã làm được điều đó, bởi không một ai lo lắng bất kì ai sẽ bị phán xét. Sự sẵn sàng này để xem xét những ý tưởng hoang sơ và hoãn lại phán quyết cuối cùng đã dẫn Hãng Hàng Không New Zealand đến một bước đột phá sáng tạo: tạo nên loại ghế có thể biến thành giường hoặc sô pha với tên gọi Skycouch, những ghế có thể trải ra thành giường dài và rộng cho hạng thương gia. Đầu tiên, dường như chỗ ngồi như vậy không thể thực hiện khi không mở rộng cái gác chân (những ghế Hạng thương gia và ghế Hạng nhất ở các ca bin làm khiến mất nhiều không gian hơn), nhưng thiết kế mới đã làm được điều đó: Một phần đệm nặng được đưa lên như một cái gác chân để thay đổi sao cho một cặp vợ chồng có thể nằm cùng nhau. Các ghế Skycouch này trở thành một đặc trưng trên một số máy bay của Hãng Hàng Không Quốc Tế New Zealand, và công ty này đã đạt nhiều giải thưởng trong ngành như một kết quả của việc sáng tạo này.

3. Sợ bước đi đầu tiên

Ngay cả khi chúng ta muốn nắm giữ những ý tưởng sáng tạo, hãy hành động chúng bằng những thách thức riêng của mình. Nỗ lực sáng tạo là sự khó khăn nhất lúc ban đầu. Người viết phải đối mặt những trang trắng, những giảng viên trước thềm năm học mới, những doanh nhân trong những ngày đầu tiên của một dự án mới. Trong một ý nghĩa rộng hơn, chúng tôi cũng nói về nỗi sợ hãi của con đường gấp khúc hoặc phải phá bỏ tiến trình làm việc có thể dự đoán được của bạn. Để khắc phục sự trì trệ này, những ý tưởng tốt là chưa đủ. Bạn cần dừng lại những kế hoạch mới chỉ bắt đầu – cách tốt nhất để làm điều đó là hãy dừng lại sự tập trung nhiệm vụ tổng thể to lớn và tìm một mảnh nhỏ bạn có thể giải quyết ngay lập tức.

Tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy Anne Lamott đã thành thạo việc nắm bắt các ý tưởng trong câu chuyện từ thời thơ ấu của cô ấy. Anh trai cô được giao một báo cáo về những loài chim ở trường, nhưng anh ấy trì hoãn để rồi bắt đầu thực hiện nó cho đến khi đêm trước khi nó hết hạn. Đôi mắt anh ngấn lệ, choáng ngợp bởi nhiệm vụ trước mắt, và khi ấy bố cô đã đưa anh một lời khuyên bổ ích: “Từng con chim một, con trai à! Chỉ cần bắt đầu từng con một.” Còn trong bối cảnh kinh doanh, bạn có thể đẩy bản thân mình với bước đi đầu tiên với các câu hỏi như: Thí nghiệm chi phí thấp là gì? Cách nhanh nhất và rẻ nhất thực hiện hướng đến mục tiêu lớn hơn là gì?

Hoặc đưa chính bản thân bạn một hạn chót điên rồ, như John Keefe, cựu học viên Học viện Thiết kế Hasso Plattner, nay là một biên tập viên tại đài phát thanh WNYC, người đã thực hiện sự sáng tạo sau khi một đồng nghiệp phàn nàn rằng mẹ cô ấy đã phải chờ đợi mệt mỏi ở một trạm xe buýt thành phố mà không biết rằng khi nào chiếc xe tiếp theo sẽ đến. Nếu bạn làm việc cho New York City Transit (Cơ quan Giao thông tại Thành Phố New York) và ông chủ hỏi bạn giải quyết vấn đề đó, làm thế nào ngay khi bạn hứa hẹn tạo một hệ thống và vận hành nó? Sáu tuần? Mười tuần? John, người không làm việc cho cơ quan giao thông của thành phố, phát biểu rằng, “Hãy cho tôi đến cuối ngày.” Anh ấy mua số 800, và đã tìm ra cách để truy cập dữ liệu thời gian thực của xe buýt và liên kết nó với công nghệ chuyển văn bản thành giọng nói. Chỉ trong 24 giờ, anh ấy đã thiết lập một dịch vụ cho phép tài xế xe buýt có thể gọi, nhập số điểm xe buýt dừng lại, và nghe địa điểm mà xe buýt sắp tới gần. John cũng áp dụng nỗi sợ hãi tương tự vào công việc của anh ấy tại WNYC. Anh giải thích: “Cách hiệu quả nhất mà tôi tìm thấy để thực hành thiết kế sáng tạo là thực hiện nó, không phải chỉ là lời nói.” 

Một ví dụ khác của chiến lược “sự bắt đầu đơn giản” đến từ một dự án của công ty  IDEO nhằm phát triển một bảng điều khiển có tính năng mới cho một chiếc xe hơi Châu Âu sang trọng. Họ kiểm tra các ý tưởng của mình, người thiết kế đã quay video lại chiếc xe hiện tại và sau đó sử dụng hiệu ứng kĩ thuật số để bổ sung các tính năng được đề xuất vào chiếc xe hơi. Quá trình tạo mẫu nhanh chóng mất chưa đầy một tuần. Khi nhóm thiết kế đưa video cho khách hàng của chúng tôi, người trong nhóm thiết kế đã cười. “Thời gian qua chúng tôi đã làm điều đó,” anh ấy chia sẻ, “Chúng tôi đã tạo một chiếc xe rồi tiến hành thử nghiệm mất gần một năm và tốn hơn một tỉ đô la. Sau đó, chúng tôi nhìn vào video về chiếc xe này, rồi ngay lập tức bỏ qua chiếc xe mà đi thẳng tới video.”

Thần chú của tôi là

 

“Đừng chờ để sẵn sàng, hãy cứ bắt đầu”.

 

 Bước đi đầu tiên dường như ít nhiều gặp khó khăn nếu bạn thực hiện nó một chút và bạn áp lực lên chính bản thân rằng mình phải làm nó thành công ngay lập tức. Thay vì dừng lại và hãy cho phép sự lo âu của bạn xuất hiện, chỉ cần bạn bắt đầu bước dần về phía con rắn.

4. Sợ đánh mất kiểm soát

Sự tự tin không đơn giản chỉ là tin vào ý tưởng của bạn là tốt. Điều đó còn có nghĩa là khiêm tốn đề từ bỏ một ý tưởng không thể thực hiện và chấp nhận những ý tưởng hay từ những người khác. Từ bỏ vị trí hiện tại và trở thành một cộng tác viên, bạn cần hy sinh kiểm soát sản phẩm của bạn, nhóm của bạn và doanh nghiệp của bạn. Nhưng những thành quả sáng tạo hơn có thể bù đắp. Một lần nữa, bạn lại bắt đầu từ điều nhỏ. Nếu bạn đang đối mặt với một thách thức khó khăn, hãy cố gắng liên lạc gặp gỡ những người thú vị có cùng quan tâm tới chủ đề đó. Hoặc phá vỡ thói quen như việc có một cuộc gặp hằng tuần mà bạn phép những nhân viên cấp dưới lên chương trình họp và dẫn dắt nó. Hãy tìm kiếm các cơ hội để nhường lại sự quản lý và thúc đẩy các ý tưởng đầy triển vọng từ nhân viên của mình.

Đó chính xác là những gì mà Bonny Simi, giám đốc điều hành sân bay JetBlue Airways (một hãng hàng không chi phí thấp của Mỹ), đã làm sau một cơn bão tuyết làm trì trệ Cảng Hàng Không Quốc Tế JFK trong sáu tiếng đồng hồ vào năm 2007 và làm gián đoạn các dịch vụ của sân bay cho sáu ngày tiếp theo. Mọi người đều biết rằng vấn đề vận hành phải được ổn định lại, nhưng không ai biết chính xác việc cần phải làm ngay lúc đấy. Được tiếp thêm hứng khởi từ một khóa học ở Học viện, Bonny gợi ý rằng JetBlue nên suy nghĩ về các giải pháp từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống dưới. Đầu tiên, bà tập hợp lại 120 nhân viên nòng cốt chỉ trong một ngày bao gồm phi công, tiếp viên hàng không, nhân viên điều phối, nhân viên bốc xếp, người lên kế hoạch làm việc của phi hành đoàn, và các nhân viên khác. Sau đó, bà vạch ra những hành động khắc phục sự gián đoạn này bằng cách viết nó trên giấy ghi chú màu vàng và với những thách thức họ phải đối mặt bà được viết trên giấy ghi chú màu hồng. Đến cuối ngày, nhóm nhân viên này của Bonny đã đạt được những cái nhìn và hướng giải quyết mới. Các nhóm này sau đó đã dành vài tháng làm việc thông qua hơn một tá tờ giấy ghi chú màu hồng để giải quyết một cách sáng tạo mỗi vấn đề của họ. Bằng cách thừa nhận rằng câu trả lời nằm trong tập thể, Bonny làm được điều mà cô không bao giờ có thể thực hiện một mình. Và JetBlue đã khôi phục sự gián đoạn này nhanh hơn rất nhiều so với trước đây.

Kinh nghiệm của riêng chúng tôi với các nền tảng đổi mới OpenIDEO cũng là một trường hợp như vậy. Ra mắt OpenIDEO  thật điên rồ theo hai hướng: Đầu tiên, chúng tôi bắt đầu cuộc trò chuyện công khai rằng điều có thể nhanh chóng không kiểm soát được; thứ hai, chúng tôi thừa nhận rằng mình không có bất kì câu trả lời nào cho việc đó. Nhưng chúng tôi đã sẵn sàng, như thí nghiệm loại bỏ nỗi sợ rắn của Bandura, thực hiện bước nhảy vọt lớn hơn để chạm vào con rắn. Và chúng tôi đã sớm phát hiện ra những lợi ích từ nó. Ngày nay, cộng đồng OpenIDEO gồm 30,000 người đến từ 170 quốc gia. Họ có thể chưa từng gặp mặt nhau, những đã cùng nhau tạo nên sự khác biệt trên rất nhiều các sáng kiến – từ việc khôi phục các thành phố trong suy giảm kinh tế cho tới dịch vụ siêu âm thai cho các phụ nữ đang mang bầu tại đất nước Colombia. Chúng tôi đã học được rằng, không có vấn đề gì tại nơi mà nhóm của bạn đang ở hoặc nơi bạn làm việc, luôn luôn có những ý tưởng nhiều hơn bên ngoài hơn ở bên trong. Đối với các cá nhân đến từ các tầng lớp khác nhau như những người làm việc của Akshay, Ankit, John, và Bonny, sợ hãi sự hỗn độn không xác định, sợ hãi sự phán xét, sợ hãi trong bước đi đầu tiên, hoặc tự buông bỏ nó có thể chặn đứng con đường đổi mới. Nhưng thay vào đó, họ làm việc để vượt qua nỗi sợ của mình, tìm lại sự tự tin sáng tạo bên trong họ, và tạo nên sự khác biệt. Như nhà viết luận người Hungary ông György Konrád đã từng nói rằng: 

 

“Can đảm chỉ là sự tích lũy của những bước đi nhỏ.”

 

Vì vậy, đừng chỉ đứng chờ đợi tại vạch xuất phát. Hãy bước đến nỗi sợ hãi của chính bạn và bắt đầu xây dựng lòng tự tin sáng tạo từ hôm nay.

Theo Harvard Bussiness Review.

You may also like

Leave a Comment