VĂN HÓA VÀ DỊCH THUẬT – ‘BÒN NƠI KHỐ RÁCH, ĐÃI NƠI QUẦN HỒNG’ VÀ PHƯƠNG THỨC DỊCH THOÁT

by admin

Nguyễn phước vĩnh cố

Cách đây một năm, tình cờ Facebook giới thiệu một bài viết của anh Thai Vu, một phiên dịch viên kỳ cựu về lĩnh vực pháp lý-y học ở xứ Cờ hoa, về một thuật ngữ liên quan đến vấn đề văn hóa trong dịch thuật: ‘Robin Hood effect’. Cái danh từ riêng ‘Robin Hood’ trong ‘Robin Hood effect’ thì chắc ai cũng biết, và nó từ một danh từ riêng nay trở thành danh từ chung lại được đưa vào từ điển Oxford có nghĩa ‘ a person who takes or steals money from rich people and gives it to poor people’ nhưng cụm từ ‘Robin Hood effect’ này thì có lẽ xa lạ với hầu hết chúng ta và một thuật ngữ trái nghĩa của cụm từ này ‘reverse Robin Hood effect’ được anh Ha Vu Lua Pham tường giải và nêu ra một tương đương trong tiếng Việt ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’. Tại sao một bên là ‘reverse Robin Hood effect’ dịch theo nghĩa đen là ‘hiệu ứng Robin Hood ngược’ lại tương đương ở thành ngữ tiếng Việt là ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’. ‘Đây là một tương đương văn hóa trong dịch, vốn là một vấn đề khó nhất trong dịch mà chỉ có những người lão luyện mới có được ‘cảm thức’ này.

‘BÒN NƠI KHỐ RÁCH, ĐÃI NƠI QUẦN HỒNG’ LÀ GÌ?

Theo các trang mạng, ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’ là câu nói của người dân để chỉ ra một thực trạng đau lòng từ thời phong kiến xa xưa khi mà bọn tham quan ô lại ra sức vơ vét của cải người dân rồi đem tiền đó cung phụng vào việc ăn chơi sa đọa, dâm ô của mình. Nó cũng còn một nghĩa khác đó là chính sách vơ vét bằng thuế khóa đối với người nghèo trong khi lại thực hiện những ưu đãi cho tầng lớp giàu có, thế lực.

‘ROBIN HOOD EFFECT’ LÀ GÌ?

Theo Wikipedia, khái niệm ‘Robin Hood effect’ trong kinh tế, tức là thu nhập được phân phối lại sao cho sự bất bình đẳng kinh tế được thu hẹp khoảng cách. Hiệu ứng này được đặt theo tên của Robin Hood , được cho là đã ăn cắp của người giàu để chia cho người nghèo. (Robin Hood effect is an economic occurrence where income is redistributed so that economic inequality is reduced. The effect is named after Robin Hood, said to have stolen from the rich to give to the poor).

‘REVERSE ROBIN HOOD EFFECT’ LÀ GÌ?

Còn nếu chính sách / hành động có lợi cho người giàu trong khi bất lợi cho người nghèo gọi là ‘reverse Robin Hood effect’. A reverse Robin Hood effect occurs when the better-off gain at the expense of the less well-off. https://www.investopedia.com/terms/r/robin-hood-effect.asp

PHƯƠNG THỨC DỊCH THOÁT (ADAPTATION /ˌædæpˈteɪʃ(ə)n/ )

Đây là phương thức cuối cùng (trong 7 phương thức của Vinay và Darbelnet) được dùng khi một tình huống trong văn hóa gốc không tồn tại trong văn hóa dịch vì vậy phải có một sở chỉ tương đương với văn hóa gốc trong văn hóa dịch (This last procedure is used in cases where the situation to which the message refers does not exist at all in the TL and must thus be created by reference to a new situation, which is judged to be equivalent).

‘REVERSE ROBIN HOOD EFFECT’ VÀ PHƯƠNG THỨC DỊCH THOÁT

Về mặt văn hóa, ‘hình ảnh’ trong ‘reverse Robin Hood effect’ là quen thuộc ở văn hóa Anh – Mỹ nhưng một hình ảnh như vậy lại không tồn tại trong văn hóa Việt. Để dịch câu ‘There’s a ‘reverse Robin Hood effect’ as well, where wealthier folks are gaining more at the expense of the poorer folk ’ sang tiếng Việt thì người dịch phải tạo ra một tình huống mới mà có thể được xem là tương đương. Vì vậy, phương thức dịch thoát có thể được mô tả là một loại tương đương đặc biệt, tương đương tình huống. Ở tiếng Việt, khi nói về một ‘chính sách vơ vét bằng thuế khóa đối với người nghèo trong khi lại thực hiện những ưu đãi cho tầng lớp giàu có, thế lực’ thì thường được ví von ‘bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’ nên cách dịch phù hợp hơn trong trường hợp này sẽ là ‘reverse Robin Hood effect’.

Vậy, câu tiếng Anh sau: ‘There’s a ‘reverse Robin Hood effect’ , where wealthier folks are gaining more at the expense of the poorer folk’ có thể dịch tương đương với thành ngữ tiếng Việt ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’.

BÒN NƠI KHỐ RÁCH, ĐÃI NƠI QUẦN HỒNG VÀ LỐI DỊCH TƯỜNG GIẢI

Hoặc câu tiếng Việt ‘(bá tánh băn khoăn ) chuyện giải cứu Vietnam Airlines, (trong khi) anh chị em chạy Grab bị đánh thuế thì việc chuyển dịch có thể tường giải như sau: ‘The government took hard-earned money from Grab bikers and gave it to Vietnam Airlines’ và câu này ý gói gọn trong thành ngữ Việt ‘Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng’.

You may also like

Leave a Comment